• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaLễ hội & trò chơi dân gian
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Lễ hội truyền thống Đình Chung, xã Giáp Lai

Đình Chung được xây dựng tại xóm Đình Chung xã Giáp Lai, đình thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh và bà Đinh Thị Đen- thân sinh ra thánh Tản Viên, nằm trong tập hợp hệ thống đình chùa thờ thánh Tản Viên ở hai huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy.

Đình Chung được xây dựng từ bao giờ chưa có tài liệu xác định chính xác, hiện chỉ còn dấu tích của các loại vật liệu của lần tu sửa đình vào đầu thế kỷ XX như gạc nung, ngói có hoa văn triện gấm, chữ vạn, cột trụ, đá ong…Tại di tích còn lưu giữ được một số cổ vật gỗ có niên đại cuối thế kỷ XIX như hòm sắc, bát hương gỗ, bảng chúc…theo truyền ngôn, Đình Chung được làm bằng gỗ lợp lá cọ, là ngôi đình lớn nhất trong các ngôi đình của xã khi xưa.

Đình Chung hiện nay đã được xây lại trên một đồi cao có diện tích 10.100 m2 quay theo hướng Bắc. Mặt trước đình là Giếng, ao làng, phía sau có đồi cao, bên trái là đồi Cựa Gà, bên phải là đồi Ngựa Lồng. Phong thủy hợp cách, Sơn thủy hữu tình.

Kiến trúc Đình Chung theo kiểu chữ Nhất, gồm một tòa 5 gian hai trái, bốn mặt để thông thoáng không có tường bao. Mái đình lợp ngói mũi đỏ, bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt, nền lát gạch bát đỏ

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể có ý nghĩa sâu sắc, nhân dân xã Giáp Lai còn lưu giữ được những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc gắn với di tích Đình Chung.

Hàng năm có một kỳ lễ chính vào ngày 15 tháng 2 âm lịch. Lễ hội truyền thống đình Chung được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống với 2 phần: Phần lễ: tổ chức rước kiệu và tế lễ theo nghi thức truyền thống. Phần hội với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Giao lưu văn nghệ giữa các khu dân cư; các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của người Mường như ném còn, đẩy gậy, múa mỡi, bắn nỏ…, thể thao như bóng chuyền thu hút đông đảo người dân trong vùng đến tham gia.

 
 

Lễ hội truyền thống tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Từ đó khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Công trình xây dựng Đình Chung hiện đang vào thời kỳ hoàn thiện với sự đóng góp,công đức của các tổ chức, cá nhân cả bằng vật chất lẫn tinh thần, cùng nhân dân xã Giáp Lai xây dựng được ngôi đình khang trang, to đẹp.

Cầm Sơn

Nguồn: Trang Thông tin điện tử Huyện Thanh Sơn

Trở về đầu trang
   Đình Chung xã Giáp La Huyện Thanh Sơnthờ phụng Đức Tản Viên Sơn Thánh Thánh Mẫu Đinh Thị Đen
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Dân làng Thị Cấm thi kéo lửa thổi cơm ngày đầu Xuân
  • Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình sẽ khai mạc vào 20h ngày 13 tháng Giêng
  • Khai hội chùa Hương mở đầu Năm du lịch Hà Tĩnh 2023
  • Hội vật cầu làng Thúy Lĩnh: Sống lại tinh thần thượng võ
  • Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Quý Mão 2023
  • Lễ hội kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
  • Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền Hai Bà Trưng
  • Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2023 có gì khác?
  • Các làng nghề của Huế rực rỡ mỗi khi Tết đến xuân về
  • Hội Phù Gióng Chi Nam tôn vinh và phụng thờ Tướng quân Châu Ðô Thống cùng Thánh Gióng đánh giặc Ân
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Đào, quất rộn ràng xuống phố đón Tết Quý Mão 2023

    Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các tuyến phố Hà Nội tràn...

    526
  • Đình Đông Cựu có từ thời Hậu Lê, Thờ phụng...

    Đình Đông Cựu, Yên Kiện, Chương Mỹ, Hà Nội được lập từ thời Hậu Lê, thờ phụng ba...

    383
  • Hùng Vương tứ hiếu: Chử Đồng Tử

    Dưới thời Hùng Vương có một tấm gương hiếu thảo sáng như ánh trăng rằm: một chàng trai...

    310
  • Hùng Vương tứ hiếu: Hùng Hi Vương Thánh Tổ

    Hiếu là đức hạnh hàng đầu của con người. Từ thời các vua Hùng dựng nước, người Việt đã có...

    254
  • Hùng Vương tứ hiếu: Tản Viên Sơn Thánh

    Gương hiếu thứ hai thời Hùng Vương là Tản Viên Sơn Thánh. Thánh Tản được biết nhiều qua...

    222

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch