• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaPhong tục tập quán
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Đông Cựu có từ thời Hậu Lê, Thờ phụng Tam vị thành hoàng: Thành Hiển Đại vương, Đoan Minh Đại vương, Dực Bồng đại vương

Đình Đông Cựu, Yên Kiện, Chương Mỹ, Hà Nội được lập từ thời Hậu Lê, thờ phụng ba tướng quân Thành Hiển, Đoan Minh, Dực Bồng có công giúp vua Hùng. Bản ngọc phả lưu trong đình này là do quan Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và được chép lại năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1736).

Đình Đông Cựu.

Lược sử

Theo đó xưa kia ở trại An Dương, huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa có nhà họ Lê sinh ra một vỏ bọc chứa 3 anh em trai, ông bà đặt tên là Thành Hiển, Đoan Minh, Dực Bồng. Lên 16 tuổi họ đã tinh thông văn võ. Cha mẹ qua đời sớm, đến năm 24 tuổi họ lên kinh đô Phong Châu thi tuyển tướng. Vua Hùng phong họ chức Chỉ huy sứ, sau thăng lên Tả quân.

Khi ấy có giặc Ai Lao xâm phạm, ba vị được vua cho làm tiên phong và chiến thắng, được ban thực ấp ở huyện Ninh Sơn. Họ trở về lập dinh trại ở khu Động Quyên, xóm Khang Kiện và mở tiệc khao. Bỗng có đám mây vàng hoá thành dải lụa đỏ sà xuống, ba vị hoá ngày 10 tháng 6 âm lịch. Các triều đình đời sau đã ban tặng nhiều đạo sắc phong và cho thờ làm thành hoàng làng.

Năm 2004, đình Đông Cựu đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.

Kiến trúc

Đình được xây trên khu đất cao ráo đối diện một ao to ở giữa làng. Cổng đình làm theo kiểu nghi môn tứ trụ với 2 cửa phụ. Sau cổng là dãy nhà tả, hữu mạc 5 gian đối diện qua sân. Toà đại bái 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong lợp ngói ri, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt và các linh thú khác. Các bộ vì được làm theo kiểu “thượng giá chiêng chồng rường, hạ rường nách, kẻ”.

Ống mưống sâu 2 gian được nối bởi các kẻ chuyền đỡ hoành mái. Hậu cung là 3 gian nhà ngang, đầu hồi bít đốc. Các bộ vì được làm theo kiểu “thượng chồng rường con nhị, hạ kẻ chuyền xà nách”. Gian giữa lắp ván sàn, cấp cao nhất thờ thành hoàng, cấp dưới đặt bát hương, 3 bộ long ngai bài vị, 8 đạo sắc phong và 1 kiệu song loan thời Lê.

Nguồn: Hà Nội 360o

Trở về đầu trang
   Đình Đông Cựu Yên Kiện Chương Mỹ Hà Nội thờ phụng hành Hiển Đại vương Đoan Minh Đại vương Dực Bồng đại vương triều đại Hùng Duệ Vương
1   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp Điện Phật
  • Quảng Nam: Làng Pơr’ning làm du lịch xanh bền vững
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Lễ hội đền Đồng Cổ 2025: Nét đẹp văn hóa tâm linh xứ Thanh
  • Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Hà Nội: Đặc sắc Lễ hội bơi Đăm truyền thống
  • Khánh Hòa: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào để phát triển du lịch
  • Hà Nội: Quận Cầu Giấy khai mạc lễ hội truyền thống Đình Mai Dịch 2025
  • Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử - văn hóa

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tháng 6

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    105
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế bền vững

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch