• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTín ngưỡng - Tâm linh
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Chùa Bối Khê (Hà Nội) đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, với những giá trị quý về kiến trúc, lịch sử, văn hóa.... Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Ất Tỵ 2025), huyện Thanh Oai tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê.

 Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Oai đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bối Khê.

Dự buổi lễ có đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Chùa Bối Khê có tên chữ là Đại Bi tự tọa lạc tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội), là một công trình tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc tiêu biểu, được khởi dựng từ thời Trần trên bờ Đỗ Động giang.

Ngôi chùa gắn liền với Thiền sư Nguyễn Bình An, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Bối, người có công truyền bá Phật pháp và xây dựng đời sống tâm linh, văn hóa cho nhân dân.  

Bối Khê là một trong số những ngôi chùa cổ kính và giá trị nhất vùngđồng bằng Bắc Bộ, với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật. 

Ngôi chùa lưu giữ được nhiều dấu tích từ ngày khởi dựng. Chùa còn bảo lưu được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Ga-ru-đa tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật rất cao.

 Người dân huyện Thanh Oai biểu diễn múa rồng tại lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê.

Đặc biệt ở phần điện Thánh kết cấu theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái đao cong được đón đỡ bởi hệ thống đấu củng là một tác phẩm tuyệt tác của nghệ thuật tạo hình.

Chùa Bối Khê là nơi thờ tự theo dạng cách “Tiền Phật, hậu Thánh” (giống như chùa Thầy ở huyện Quốc Oai, Hà Nội; chùa Keo ở Thái Bình…), phía trước là nơi thờ Phật, phía sau là nơi thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Bình An.

 Biểu diễn trống hội tại lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê.

Thánh Bối Nguyễn Bình An là người làng Bối Khê, xuất gia đầu Phật từ nhỏ. Sau lên chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm Tự) tại thôn Tiên Lữ (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) tu trì và đắc đạo ở đó. Sau khi ông nhập khám, hai làng Bối Khê và Tiên Lữ (vùng Tứ Bích) kết chạ thành anh em tới ngày nay.

Hậu cung của điện Thánh là một trong hai công trình kiến trúc cổ khá hiếm hoi về hình thức kiến trúc đấu củng tại Việt Nam thế kỷ 17.

Chùa Bối Khê tồn tại đến ngày nay như một “bảo tàng sống” mang trong mình đủ phong cách kiến trúc, nghệ thuật của các triều đại phong kiến (từ thời Trần đến thời Nguyễn).

 Chùa Bối Khê là một trong số những ngôi chùa cổ kính và giá trị nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật.

Ngoài ra trong chùa còn lưu giữ được hệ thống các di vật khá đặc sắc có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn, minh chứng cho các thời kỳ phát triển nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật của Việt Nam .

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Bối Khê là một trong những địa điểm để du kích hoạt động chống giặc. Hầm địa đạo chùa Bối Khê được đồng chí Vũ Song, Bí thư Thành ủy Hà Đông (cũ) chỉ đạo đào tháng 1/1948, có ba ngách chính, thông tới điện Phật chùa Bối Khê. Hệ thống hầm quy mô, có tác dụng chuyển quân dưới lòng đất, là nơi phòng thủ vững chắc. Hiện nay, các hầm trong xã và các xã lân cận đều đã bị bịt chặt, duy chỉ có hầm trong chùa Bối Khê vẫn giữ được một cửa và địa đạo dài khoảng 7m.

Tại căn hầm lịch sử này, dân làng Bối Khê đã ba lần đập tan cuộc tấn công của thực dân Pháp, tiêu diệt tổng cộng 372 tên giặc.

Gắn với chùa Bối Khê còn có hệ thống các di tích nổi tiếng như nhà thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Trực, nhà thờ Lê Huy Trâm… góp phần làm cho di tích trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài huyện.

Chính hội chùa Bối Khê được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm.
Lễ hội chùa Bối Khê khá quy mô, theo đúng phong tục tập quán, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm nếp sống văn minh. Phần lễ bao gồm rước thánh, rước văn, rước vật. Phần hội bao gồm nhiều hoạt động văn hoá và trò chơi dân gian phong phú.
Lễ hội chùa Bối Khê không chỉ thu hút người con của làng xa quê mà còn thu hút khách thập phương về dự.

Chùa Bối Khê đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 17/1. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt đầu tiên của huyện Thanh Oai.

Huyện Thanh Oai hiện có 266 di tích, trong đó có 149 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng, với 71 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 78 di tích được xếp hạng cấp thành phố. Huyện có Lễ hội Bình Đà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cùng hệ thống các di tích mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, đặc sắc. Đó là những di sản vô giá mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, kết tinh trí tuệ, tinh thần và truyền thống của nhân dân qua các thời kỳ lịch sử.

Việt Hoàng

Nguồn: Báo Nhân Dân

Trở về đầu trang
   chuà Bổi Khê di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đền Voi Phục Thụy Khuê, thờ phụng Uy Linh Lang Đại vương
  • Điều chỉnh hồ sơ di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • Các Đạo sắc phong tại đình Yên Phú, Thanh Trì, Hà Nội
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV và rủi ro thương mại gia tăng

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch