• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTín ngưỡng - Tâm linh
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Đạo quán Linh Tiên - Chùa Linh Tiên quán, dấu ấn của thừa tướng Lữ Gia thời Triệu Đà

Di tích Linh Tiên Quán thuộc thôn Cao Xá Thượng, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đạo quán Linh Tiên hay Chùa Linh Tiên quán, Chùa Linh Tiên: là công trình kiến trúc Đạo giáo được thành lập từ thời nhà Triệu nước Nam Việt. Tuy nhiên, kiến trúc tồn tại đến ngày nay là có từ thời Mạc.

Tên chữ “Linh Tiên Quán” tên gọi này được xuất hiện đầu tiên cùng với sự ra đời của di tích. Văn bản cổ nhất ghi tên gọi “Dinh Tiên Quán” là tấm bia thời Mạc “Tu tạo bi ký” hiện còn. Ngoài tên gọi trên, nhân dân địa phương còn gọi là “Chùa Linh Tiên”, tên gọi này ra đời vào cuối thời Lê đầu Nguyễn, khi vai trò của Đạo giáo ở nước ta nhạt dần, nhiều yếu tố phạt giáo có mặt trong kiến trúc đạo giáo.

Bia chữ lớn "Linh Tiên Quán " hiện ở gác chuông phía sau quán, trước đây bia đặt ở cổng quán, sau này vào đời Mạc quán được xoay ngược hướng nên bia lại ở phía sau nhà. Đây là tấm bia cổ, hiếm có ở Việt Nam thể loại này.

Đây là trung tâm tín ngưỡng hỗn dung của Đạo Phật và đạo Lão, ban đầu là am thất của nhà sư Phật giáo, sau chuyển thành đạo quán, rồi từ đạo quán lại chuyển thành chùa như hiện nay.

Đạo quán ở thôn Cao Xá, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội).

Lịch sử Linh Tiên Quán

Quán có từ rất lâu đời, có lẽ từ trước công nguyên. Tương truyền, lúc đầu đây là nơi tu hành của một nhà sư, thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu qua đấy thấy tiên ngồi đánh cờ rồi bay lên trời bèn sai dựng quán.

Đời Trần Minh Tông, con gái vua Trần là Thái Trưởng công chúa cầu tự linh nghiệm nên vua Trần cho trùng tu lớn, sau dân đắp tượng vua thờ ở tiền đường.

Đời Mạc đạo giáo thần tiên thịnh hành, các vương tộc Mạc về quán tu hành nhiều, thậm chí Quán được xoay hướng từ Tây nam sang Đông bắc như hiện nay cũng từ đời này, người để lại dấu ấn trùng tu lớn nhất là Đà Quốc Công Mạc Ngọc Liễn và Vợ.

Khi xoay lại hướng gác chuông vốn ở trước của chùa, nay lại thành ra sau lưng chùa nên chùa không giống kiểu "tiền gác chuông, hậu gác khánh " như các chùa quán thường thấy. Các giếng đào đan sa vốn trước sân cũ, sau khi quay hướng đã nằm ở dưới các bệ thờ như hiện nay.

Thời Lê sơ, quán đã từng là nơi khắc ván in ra nhiều sách kinh.

Di tích quán Linh Tiên toạ lạc trên một khu đất cao, rộng rãi trong khu vực cư trú của làng. Hiện nay các bộ phận kiến trúc được xây dựng theo hướng đông bắc, trước đây di tích nằm theo hướng đông nam, kiểu “tiền chuông, hậu khánh”. Ngoài khu kiến trúc chính cổ xưa (nhà chuông, nhà khánh, quán Tiên, quán dưới) di tích còn có thêm nhà tổ, nhà mẫu bao quanh.

Do sự ra đời của từng nếp nhà không đồng nhất nên kiến thức kết cấu, dáng vẻ kiến trúc của chúng có nhiều khác biệt tạo ra sự đa dạng cho toàn bộ công trình. Tính từ ngoài vào, kiến trúc hiện tại của quán Linh Tiên bao gồm: Tam quan, khu kiến trúc chính là quán trên, quán dưới (còn gọi là chùa trên, chùa dưới), gác chuông, nhà tổ và nhà mẫu, Các nếp nhà này được bố trí trên một trục thẳng để tạo bề sâu cho công trình.

Tam quan là một kiến trúc nhỏ gồm 3 gian, 2 dĩ. Nhà làm kiểu hai tầng tám mái với các đầu đao uốn cong. Chính giữa bờ nóc đắp nổi một bầu rượu có hai dải mây từ thân uốn xuống bờ nóc. Hai đầu hồi có hai đầu rồng lớn với các đầu đao uốn cong hình xoắn ốc trông vào bầu rượu. Trên các bờ dải đều đặt những con giống gắn sứ nhiều mầu nom rất đẹp. Trong nhà: trong nhà phần trên treo một khánh đồng lớn đúc dưới thời Nguyễn, tầng dưới để trống làm lối vào trong khu di tích.

Các bộ vì đỡ mái của tam quan được làm theo kiểu chồng giường trên 4 hàng chân. Đỡ hoành của các mái dưới là những xà nách ăn mộng sâu vào đầu cột cái và cột quân, trên mỗi xà đều đặt các con giường nhổ liên tiếp lên nhau đỡ các khoảng hoành. Từ cột con lại vươn ra những bẩy to, dày đỡ các tàu đao, lá mái. Trên bề mặt của bộ khung nhà đều được khắc tỉ mỷ, chau chuốt, các đồ án trang trí để làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Đề tài chủ yếu vẫn là các mô típ truyền thống như rồng lá, rồng, hoa lá, các dạng văn mây. Trên mỗi chi tiết kiến trúc cụ thể đều được thể hiện những hình mẫu và kỹ thuật tạo tác phù hợp nên đã mang lại hiệu quả tối ưu.

Qua tam quan là một đường gạch nhỏ chạy dọc khu vưỡn dẫn đến cửa phía trong, cửa này làm theo dạng 4 cột hiên để vào quán dưới, phía trước tam quan phụ có 2 nghê đá màu xám xanh của thời Lê Trung Hưng, phía sau là khoảng sân gạch hẹp của khu kiến trúc chính. Bộ phận kiến trúc chính của quán Linh Tiên có hình chữ công gồm quán trên, quán dưới và được nối liền với nhau bằng nhà Thiêu hương.

Quán dưới (còn gọi là chùa dưới hoặc tiền bái) là một ngôi nhà lớn gồm 3 gian 2 dĩ. Nhà lợp ngói ta dạng 4 mái có các đầu đao uốn cong. Chính giữa bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời lửa đúng trên mặt hổ phù, bờ dải làm kiểu bờ đinh, hai góc đắp hai đầu rồng giống hệt ở cửa Tam quan. Bên dưới, nền nhà được tôn cao 30cm so với mặt sân phía trước. Bao quanh ngôi nhà là hệ thống cửa gỗ bức bàn, mặt trước của hai gian bên chạm thủng “lưỡng long chầu nhật” từ thế kỷ 18.

Các bộ vì đỡ mái của quán dưỡi được làm theo kiểu “Thướng giá chiêng, hạ chồng giường”. Các con giường có một đầu ăn mộng sâu vào cột cái, đầu kia vươn ra đỡ các hoành. Trên các hàng cột quán đều có các bẩy ngắn vươn ra để tạo thành hàng hiên hẹp bao quanh di tích. Mỗi bộ vì gồm 4 hàng cột to, dài, dưới các cột có kê những chân tảng đá to, tròn.

Thiêu hương là hai gian nhà dọc làm kiểu “chồng giường, bẩy thiên” trên 4 hàng chân. Các con giường có kích thước lớn và được đặt thưa, qua những thớt kê hình đôn, giữa các giường đặt những ván gỗ dày bào nhẵn.

Quán trên là một ngôi nhà lớn gồm 3 gian, 2 dĩ. Nhà lợp ngói ra kiểu 4 mái, các đầu đao thô, dầy, hơi cong. Mỗi bộ vì đỡ mái gồm 4 hàng cột to, tròn, bên trên làm theo kiểu “thượng kèo cầu, hạ kẻ”. Đỡ hai mái hồi là những giường to đặt trên xà dọc chạy từ cột cái tới cột góc, các con giường được bào trơn, đầu đỡ hoành uốn cong hình mũi hái nom rất nhẹ nhàng, uyển chuyển. Nền nhà quán trên được tôn cao 40cm so với xung quanh, mặt nền để trần cho âm dương giao hoà theo tín ngưỡng cổ xưa. Bao quanh khu kiến trúc là hệ thống ván bưng chạy khắp các nếp nhà chữ công.

Trong kiến trúc chính, những bộ vì nhà được để trần, ít trang trí, thỉnh thoảng đôi chỗ trên các con giường, đầu bẩy mới được chạm nổi các hình hoa, lá, văn mây, dưới các xà ngang, xà đai treo nhiều cửa võng, y môn, hoành phi được chạm khắc tỉ mỷ, sơn son thếp vàng làm tăng thêm vẻ lộng lẫy cho di tích.

Sau Quán Thượng là một kiến trúc đẹp dạng phương đình, hai tầng 8 mái. Tầng trên treo quả chuông lớn đúc năm Cảnh Thịnh ngũ niên (1797), bên dưới để trống 4 mặt, trong đặt tấm bia “Tu tạo bi ký” ghi công đức của các công thần, công chúa nhà Mạc”

Phương đình được dựng trên 4 cột cái to, dài chạy suốt đến nóc mái, đỡ hai mái lớn phía trên là bộ vì chồng giường đặt khít lên nhau, hai mái nhỏ được đặt trên các bẩy ngắn vươn ra. Từ cột cái, các mái dưới cũng làm theo kiểu chồng giường, các con giường được chồng trên xà ngang ăn mộng sâu vào cột cái và qua đầu mũi ngói nhô cao rất hợp với kiểu dáng ngôi nhà.

Sát bên phải quán trên, qua sân gạch vuông nhỏ là dãy nhà tổ 5 gian xây gạch kiểu đầu hơi bít dốc. Các vì nhà được làm đơn giản kiểu vì kèo quá giang, bên trong gian giữa đặt bệ thờ tổ tông – Bồ Đề Đạt Ma. Cạnh quán dưới là ngôi nhà mẫu 3 gian nhỏ, hẹp để thờ Tam phủ, các cô, cậu, ông hoàng là những nhân vật được thờ rất phổ biến trong các điện mẫu ở nước ta.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Câu đối đỏ ở Linh Tiên quán và tượng Lão Tử vàng

呂相肇基僊觀儼

陳朝顯跡聖宮巍

Lã tướng triệu cơ tiên quán nghiễm

Trần triều hiển tích thánh cung nguy.

 

Di tích Quán Linh Tiên hiện nay mang nhiều yếu tố Phật giáo và có nhà sư trụ trì. Trong lịch sử, ngay từ khi khởi dựng và suốt thời gian dài tồn tại di tích vẫn là một trung tâm lớn của tổ chức Đạo giáo ở nước ta. Điều đó cho thấy Quán Linh Tiên là một di tích tôn giáo, dang kiến trúc “Quán” của Đạo giáo.

Đối với hiện tại, Quán Linh Tiên là một di tích quý trong việc tìm hiểu lịch sử, tư tưởng và tôn giáo truyền thống ở nước ta. Di tích cũng là phòng trưng bày lớn về nghệ thuật điêu khắc, nhất là về nghệ thuật tạo tượng tròn của hai tôn giáo lớn là Đạo phật và Đạo lão hồi thế kỷ 18-19.

Sưu tầm Ban Quản lý Di tích & Danh thắng – Sở VHTT Hà Nội

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Hoài Đức, Hà Nội

Trở về đầu trang
   Di tích Linh Tiên Quán thôn Cao Xá Thượng xã Đức Thượng huyện Hoài Đức Hà Nội chùa Linh Tiên Đạo Giáo tể tướng Lữ Gia Triệu Đàm
1   Tổng số:2 lượt

Các tin khác

  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đền Voi Phục Thụy Khuê, thờ phụng Uy Linh Lang Đại vương
  • Điều chỉnh hồ sơ di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    141
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    140
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    111
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    97
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về “vùng xanh chữa lành”

    93

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch