• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTín ngưỡng - Tâm linh
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Đền Mẫu Sảng Chải, thị trấn Mường Khương được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Đền Mẫu Sảng Chải thuộc tổ dân phố Sảng Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai là di tích lịch sử văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Mường Khương từ lâu đời. Đền Mẫu Sảng Chải không chỉ có vị trí đắc địa trong phong thủy mà còn có giá trị lịch sử khi gắn liền với địa danh núi Pháo Đài và quan trọng hơn cả là cột mốc văn hóa tâm linh đánh dấu chủ quyền biên giới của Nhân dân Mường Khương trong suốt chiều dài lịch sử, đây cũng là niềm tự hào của dân tộc Vi

 Hình ảnh Ban thờ Bụt Tiên tại Đền Mẫu Sảng Chải

Đền Mẫu Sảng Chải thờ Mẫu Thượng ngàn và thờ Bụt Tiên. Sơ khởi, Đền là miếu nhỏ do ông Nùng Chảo Xín, người dân ở Sảng Chải lên núi làm nương phát hiện ra và gọi là nơi thờ Tí Thín (tiếng Nùng), dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Bụt Tiên. Sau này, vào khoảng năm 1979, bà Vũ Thị Hợi, thủ nhang hiện tại của đền và người dân đã đưa Mẫu Thượng ngàn ở Sảng Chải về đây phối thờ để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chiêm bái của nhân dân địa phương. Với nhiều đặc điểm tương đồng giữa Ti Thín và Mẫu Thượng ngàn trong việc hiển linh phù độ cho nhân dân, linh ứng trong việc xin lộc đường con cái, trồng trọt chăn nuôi nên người dân gọi là Đền Mẫu Sảng Chải để tỏ lòng biết ơn đến các vị tiên thánh đã luôn bảo vệ che chở cho người dân nơi miền biên ải vượt qua khó khăn gian khổ, có được cuộc sống bình yên và làm ăn thuận lợi.

Đền Mẫu Sảng Chải toạ lạc trên sườn núi Pháo Đài, với vị trí đắc địa "long phục, hổ chầu", lưng dựa núi mặt hướng về thung lũng lòng chảo, khi phóng vút tầm mắt về phía trước sẽ thấy núi Cô Tiên cao ngất giữa nền trời mây trắng bồng bềnh đang bao quát được toàn bộ thung lũng thị trấn Mường Khương.

 Lãnh đạo huyện Mường Khương đến thăm Đền Mẫu Sảng Chải

Vị trí của Đền Mẫu Sảng Chải không chỉ có giá trị về mặt phong thủy mà còn có giá trị về mặt lịch sử gắn liền với địa danh núi Pháo Đài. Trên địa bàn huyện Mường Khương, từ cuối năm 1951 đến đầu năm 1952, bọn Phỉ Châu Quáng Lồ vẫn lén lút hoạt động ở khu vực Pha Long, sau một thời gian củng cố ngày 24/5/1952 bọn Phỉ ở Pha Long bắt đầu nổi dậy và phát triển lực lượng rất nhanh.

Ngày 02/6/1952 chúng chiếm được Pha Long. Ngày 02/5/1952 tấn công huyện lỵ Mường Khương và đánh lên pháo đài cũ của Nhật. Lúc này, ta đang giữ chốt trên núi Pháo Đài, có tiểu đội du kích của xã Mương Khương và một tiểu đội bộ đội do đồng chí Bền làm Đại đội trưởng.

Ông Triệu Hồng Tắc, nguyên là xã đội trưởng Mường Khương thời kỳ chống Pháp, là người chỉ huy và tham gia trực tiếp trận đánh ở núi Pháo Đài trong giai đoạn tiễu Phỉ, cho biết: Tôi cùng lực lượng dân quân địa phương và quân chủ lực cắm chốt trên núi Pháo Đài để giữ chốt, lực lượng Phỉ liên tục tấn công để hòng chiếm lại. Trong một lần đang ngồi bàn kế hoạch tác chiến thì Phỉ tổ chức tấn công liên tục trong 7 ngày 7 đêm.

Trong suốt thời gian bẩy ngày từ 02/6/1952 đến 09/6/1952, bọn Phỉ tổ chức hơn chục lần tấn công lên chốt núi Pháo Đài nhưng đều bị ta đánh lui gây cho chúng nhiều thiệt hại. Đến ngày thứ tám ta tổ chức phản công bọn Phỉ tháo chạy.

Cuộc phát động quần chúng đấu tranh tiễu Phỉ ở Pha Long - Mường Khương năm 1952 đã góp phần phá tan âm mưu gây Phỉ của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở biên giới Lao Hà, có ý nghĩa lâu dài và được lòng dân, giác ngộ cách mạng cho đông đảo lực lượng Phỉ và quần chúng nhân dân góp phần to lớn cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước.

 Mô hình quang cảnh Đền Mẫu Sảng Chải sau khi được tu bổ xây dựng lại trong tương lai

Trải qua bao chiến tranh gian khổ nhưng phong cảnh nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hữu tình, hùng vĩ và trong lành. Đền Mẫu Sảng Chải không chỉ là điểm đến du sơn ngoạn thủy mà còn trở thành địa chỉ cầu an tiếp lộc linh thiêng của du khách mỗi khi đến với di tích. Trong tương lai, khi được tu bổ xây dựng lại cho phù hợp với kiến trúc chung của các ngôi Đền Việt Nam, gắn với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình vốn có sẽ tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa yếu tố kiến trúc và cảnh quan môi trường tạo thành một nơi yên tĩnh, thanh tịnh cho du khách về thành tâm cửa Mẫu và thưởng ngoạn phong cảnh.

Hiện tại, Đền Mẫu Sảng Chải có một số ngày Lễ chính như: Ngày Lễ 19/9 âm lịch; Tục cúng cầu con; Phong tục Lễ Đền đêm giao thừa.

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, tâm linh của Đền, vừa qua, Đền Mẫu Sảng Chải thuộc tổ dân phố Sảng Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã được công nhận xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh, tại Quyết định số 1426/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai.

Việc xếp hạng di tích Đền Mẫu Sảng Chải là di tích cấp tỉnh là hết sức cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như đáp ứng được nhu cầu tâm linh, các tín ngưỡng dân gian truyền thống của người dân nơi đây và du khách thập phương.

UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Mường Khương xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, tu bổ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Mẫu Sảng Chải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Nguyễn Hằng

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai

Trở về đầu trang
   Đền Mẫu Sảng Chải thị trấn Mường Khương tỉnh Lào Cai thờ phụng Mẫu Thượng ngàn Bụt Tiên
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Lan tỏa giá trị toàn cầu của Khu di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Yên Tử
  • Cung nghinh xá lợi Đức Phật an vị vào Cung Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh)
  • Cụm di tích đình Hội, chùa Thanh Linh xã Tuy Lộc- di tích lịch sử văn hóa tỉnh Phú Thọ
  • Hàng nghìn người dân tới chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Bái Đính
  • Cung tiễn xá lợi Đức Phật từ chùa Tam Chúc (Hà Nam) về tôn trí tại chùa Bái Đính (Ninh Bình)
  • Khánh Hòa: Giữ gìn vẻ đẹp cho các di tích
  • Tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) đến ngày 16/5
  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

    111
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch "Biển xanh - Rừng đại ngàn"

    108
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới

    107
  • Phú Quốc sẽ có cảng hàng không quốc tế hiện đại trước thềm APEC 2027

    101
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

    84

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch