• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTín ngưỡng - Tâm linh
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Di tích đền Rồng - đền Nước, thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải

Đền Rồng – đền Nước là cụm di tích nằm trên địa bàn xã Hà Long (Hà Trung). Đền Rồng là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, còn được gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu hay Mẫu Đệ Nhị cai quản miền rừng núi, gắn bó với con người cùng cỏ cây, muông thú. Đền Nước là nơi thờ Mẫu Thoải hay còn được gọi là Mẫu Đệ Tam cai quản vùng sông nước.

Đền Rồng là tên gọi theo vị trí đền tọa lạc ngay sát chân núi Rồng. Tên gọi đền Nước là do đền nằm ngay phía trước hang đá – đầu nguồn của dòng suối Khe Năn quanh năm nước trong mát. Hiện nay, Nhân dân địa phương thường gọi di tích đền Rồng – đền Nước.

Đền Rồng trong di tích Đền Rồng và Đền Nước, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa xưa là giáp Nghĩa Động miền Tống Sơn. Từ xa xưa người Việt đã dựng nên ngôi đền, ban đầu thờ Chúa Thượng Ngàn, sau này trở thành nơi thờ Vân Hương Thánh Mẫu.

Tương truyền ở giáp Nghĩa Động xưa, khoảng đầu TK XV một nhóm người Mường Hòa Bình đã di cư vào Tống Sơn và dựng lên đền Rồng. Ban đầu là thờ Chúa và Mẫu Thượng Ngàn tại các hốc đá. Sau đó đền được thành lập tại vị trí Đền Rồng ngày nay.

Tương truyền vào những năm chống giặc Minh, thần đã nhiều lần báo mộng cho nghĩa quân Lam Sơn cùng chủ soái Lê Lợi thoát được hiểm nghèo ... Nhà Lê cũng ban 5 đạo sắc phong cho Đền Rồng ...

Sau lần Mẫu Sòng Sơn giáng trần, đền Rồng trở thành chính tự thờ Mẫu Liễu Hạnh

Cùng cụm đền Rồng vào phía trong núi là đền Nước. Như vậy ở đây xa xưa Rồng chỉ Mẫu Thượng Ngàn, mẫu chủ thiên hạ nhưng Rồng cần nước, cũng như Thần Long và Thủy Tinh công chúa. Đến năm Thiên Hựu 1557 đời vua Lê Anh Tông mẫu Liễu Hạnh giáng trần lần thứ nhất tại ... ( theo ghi ở đền. Còn ở Phủ Nấp ghi vào năm Thiệu Bình nguyên Niên (1434) được đặt tên là Phạm Thị Nga hay Phạm Tiên Nga) nghĩa là tục thờ mẫu Rồng và Nước có từ trước khi có thần tích Mẫu Liễu.

Trong khu đền còn có miếu Mẫu Cờn, miếu Cô Chín, ban Địa Mẫu, Sơn Trang, Mẫu Cửu. Cùng khu vực Bỉm Sơn là các đền nổi tiếng khác như đền Sòng, đền Chín Giếng.

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn ở đền Rồng là một đặc điểm tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Bà được nhiều người tôn thờ và có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng muốn được bình yên, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ của bà.

Ở đền Nước, huyền thoại và thần tích về Mẫu Thoải là vị thần trị vì vùng sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương. Mặc dù về Mẫu Thoải có nhiều thần tích khác nhau, nhưng quyền năng của Mẫu Thoải là cai quản sông, suối khắp mọi nơi. Cứ nơi nào có sông nước thì Mẫu Thoải có mặt.

Cho nên Nhân dân khi đi qua sông nước đều khấn cầu Mẫu Thoải, để Mẫu chở che và phù hộ độ trì cho công việc đi lại trên sông nước được an toàn, bình an vô sự.

Cũng như các đền, điện, phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, đền Rồng cũng có cung riêng thờ Đức Thánh Trần. Việc phối thờ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu và trở nên khá phổ biến hiện nay. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những anh hùng vì nước, vì dân.

Ngoài ra, mặc dù Thánh Mẫu là thần chủ của tín ngưỡng, nhưng trong hệ thống thờ tự, di tích còn có cung thờ Phật. Trong quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta và một bộ phận quan trọng của nó đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa. Giữa đạo Phật và đạo Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc. Điều dễ nhận biết là hầu hết các ngôi chùa hiện nay đều có điện thờ Mẫu và ngược lại, trong các phủ thờ Mẫu cũng có sự hiện diện của Phật.

Tham quan và tìm hiểu lịch sử cụm di tích đền Rồng – đền Nước mới thấy cuộc sống con người nơi đây với bao vất vả trong quá trình lao động, vật lộn với thiên tai, giặc giã để sinh tồn, phát triển, cho nên họ luôn cầu mong được các vị thần bảo hộ, chở che cho cuộc sống được bình an, hạnh phúc. Vì vậy, huyền tích về các vị thần đã hóa thân vào cuộc sống con người, bảo vệ sự bình yên, mang lại gió thuận, mưa hòa, mùa màng bội thu cho dân làng. Việc kính cẩn tôn thờ các vị thần đã ăn sâu vào trong tâm thức người dân nơi đây.

Linh thiêng đền Rồng - đền Nước

Chính vì đền Rồng – đền Nước thờ Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải có ảnh hưởng rộng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở vùng đất này, cho nên lễ hội đền Rồng – đền Nước được tổ chức với quy mô rộng rãi, thu hút khá đông Nhân dân trong làng, xã và khách thập phương về dự.

Lễ hội được tổ chức vào ngày 24-2 âm lịch hàng năm, với nghi thức rước kiệu linh đình từ đền Rồng sang đền Nước. Lễ hội được diễn ra với mong muốn mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh. Ngoài ra, ngày rằm và mùng một hằng tháng, Nhân dân đều đến đây tế lễ, cầu mong được bình yên trong gia đình.

Theo như các cụ cao niên trong vùng, đền Rồng – đền Nước vốn có từ rất lâu đời. Trước kia đền được dựng trong hang núi, Nhân dân sử dụng lòng hang bằng phẳng làm nơi thờ phụng. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân và khách thập phương, chính quyền địa phương và Nhân dân cùng các nhà hảo tâm đã đóng góp công đức dựng đền ngay dưới chân núi.

Đền Rồng có địa thế “tựa sơn, hướng thủy”. Phía trước là cây cầu lặng mình vắt qua dòng suối Khe Năn quanh năm trong mát. Sau lưng là núi Rồng – ngọn núi đá thuộc dãy núi Tam Điệp dựng đứng sừng sững. Đền được bố trí gồm các công trình: Nghi môn, sân, nhà Mẫu, đền Đức Ông, nhà thờ Phật, nhà kho. Phong cảnh xung quanh đền thực sự là sơn thủy hữu tình, chứa đựng một không gian thơ mộng, nhưng cũng đầy tính thiêng.

Sau khi chiêm bái đền Rồng, chúng ta men theo một lối nhỏ bên sườn núi khoảng hơn 500m là đến đền Nước. Đền Nước nằm bên cạnh một sườn núi sát với một con suối quanh năm trong vắt. Trong khuôn viên đền Nước gồm các hạng mục: Sân, đền chính, động sơn trang.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Đền Rồng – đền Nước nhờ được trùng tu, tôn tạo nhiều lần mới có diện mạo khang trang, bề thế như ngày hôm nay. Các hiện vật trong đền còn lưu giữ được như: khay mịch, chân tảng,... giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu thêm về nghệ thuật điêu khắc truyền thống của cha ông ta trong lịch sử cũng như truyền thống tín ngưỡng địa phương.

Điều đó càng thể hiện sức sống tinh thần của người dân nơi đây và sự trường tồn của sức sống văn hóa ở vùng đất này. Với lối kiến trúc truyền thống, nằm giữa cảnh quan ruộng đồng, núi rừng, làng mạc trù phú, di tích đền Rồng – đền Nước đã trở thành một điểm văn hóa, lịch sử, du lịch thu hút sự chú ý của Nhân dân trong vùng và du khách gần xa.

Đền Rồng – đền Nước là 1 trong 5 điểm di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh (Đình Gia Miêu, Lăng miếu Triệu Tường, đền Đức Ông, đền Rồng – đền Nước, hồ Bến Quân) đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1993. Hiện nay, chính quyền địa phương và ban quản lý di tích đang tích cực phát động Nhân dân và kêu gọi xã hội hóa nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích xứng tầm với một thắng tích kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này:

Hàm Long non nước một kỳ quan

Thánh Mẫu hiển linh phù độ quốc

Trần thế trời ban cảnh niết bàn

Đền thiêng nghiệm ứng độ dân an.

Bài và ảnh: Ngọc Anh

Nguồn: Báo Thanh Hóa

Trở về đầu trang
   Đền Rồng Đền Nước xã Hà Long huyện Hà Trung Thanh Hóa thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn Mẫu Thoải
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đền Voi Phục Thụy Khuê, thờ phụng Uy Linh Lang Đại vương
  • Điều chỉnh hồ sơ di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • Các Đạo sắc phong tại đình Yên Phú, Thanh Trì, Hà Nội
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV và rủi ro thương mại gia tăng

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch