• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTín ngưỡng - Tâm linh
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Viên Dương Quán – Quán Chiền với sự tích Tể tướng Lữ Gia thời Triệu Đà

Viên Dương Quán là một Đạo Quán cổ nay đã biến thành chùa, quán xưa thuộc hệ thống "Đan Sơn Tứ Quán " vùng xứ Đoài, hiện tọa lạc tại phía đông thôn Chiền xã Đức Thượng huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội. Tên thường gọi của quán là Quán Chiền, tên chữ là Viên Dương Đạo Quán.

Tòa Tiền Đường xây lại năm 1934 

Ban thờ chính tòa Tiền Đường

Thần tích ghi lại:

Tể tướng Lữ Gia nhà Triệu đi qua vùng này thấy hai vị tiên đang đánh cờ bèn xuống ngựa vái chào, các tiên liền bay đi, nhân đó ông bèn cho lập đạo quán để cho đạo sĩ tu hành.

Sau này ở đây có đạo sĩ tên là Lý Trang tu hành ở đây, ngày ăn rau phỉ để sống, tối tụng kinh Ngọc Hoàng Bản hạnh. Khi cây rau phỉ biến thành cây Xương Bồ mọc trên đá thì đạo sĩ đắc đạo thành Tiên bay lên trời. Từ đó tên huyện này gọi là Đan Sơn.

Vậy là thời Lữ Gia đã có Tiên đánh cờ và huyện này thời xưa tên là Đan Sơn, và cả Linh Tiên Quán có giếng luyện đan của Lữ Gia nay là cả vùng Đan Phượng, Hoài Đức.

Năm Ất Dậu đời Mạc Mục Tông 1585, Hiển Cung Đại phu triều Mạc là Nguyễn Định cho hưng công Thượng Điện và Hậu Đường. Sự việc này còn khắc trong bia Hưng Trị năm thứ 2 năm 1589 hiện đặt tại quán.

Năm Gia Long thập lục niên (1817), đúc chuông lớn "Viên Dương Quán Chung ".

Năm 1934 niên hiệu Bảo Đại, trùng tu tòa Tiền Đường.

Chùa Viên Dương Quán được xếp hạng di tích cấp Tỉnh, Thành phố tại quyết định số 1230 /QD - UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011.

Tượng thờ Đạo Giáo

Hệ tượng này bày của yếu tại gian giữa tiền đường và phần trước thượng điện, nếu như các đạo quán cải thành chùa khác như Linh Tiên Quán, Lão Quân Quán, Lâm Dương Quán... tượng đạo giáo thường bày trong cùng thì ở đây tượng bày trước mặt, ngay dưới ban Phật.

Lớp trên gồm Tam Thanh: Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh bảo Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn (đáng chú ý tượng Đạo Đức Thiên Tôn ở đây tạc râu màu trắng giống như hóa thân Lão Quân chứ không râu đen như thường thấy.)

Lớp thứ 2 gồm có: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu.

 Lớp thứ 3 gồm có: Huyền Thiên Trấn Vũ, có điểm kỳ lạ là tượng Trấn vũ ở đây đặt giữa Phạm Thiên và Đế Thích, tòa Cửu Long lại đặt dưới một chút.

Tượng thờ Phật Giáo:

Hệ tượng này cũng đầy đủ như một ngôi chùa Bắc Bộ khác:

Tiền Đường gồm bên phải từ ngoài vào là ban Đức Chúa Ông gồm các tượng Chúa Ông, Già Lam, Chân Tể, cạnh đó là ban thờ Khuyến Thiện, bên trái là tượng Trừng ác, Thánh Hiền, Diện Nhiên, Đại sĩ.

 Thượng Điện gồm các tượng Phật Tam Thế, Chuẩn đề, động Quan Âm Hương Tích, động Quán Âm Thị Kính... Cửu Long, Phạm Thiên, Đế Thích.

Nhà Địa Tạng: Tượng Địa Tạng

 Lầu Quan Âm: Tượng Bạch Y Quan Âm.

Nhà Tổ: Tượng Tổ Sư...

 Nhóm tượng thờ phụng khác là nhóm Tượng Hậu, những người có công xây dựng chùa và nhóm Tượng Tam Tứ Phủ.

 Bia Viên Dương Quán khắc năm Hưng Trị thứ 2 năm 1589, đây là tấm bia cổ đời Mạc hiếm có ở Việt Nam.

Nguồn: Đền Miếu Việt

Trở về đầu trang
   Viên Dương Đạo Quán thôn Chiền xã Đức Thượng huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội tể tướng Lữ Gia
1   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đền Voi Phục Thụy Khuê, thờ phụng Uy Linh Lang Đại vương
  • Điều chỉnh hồ sơ di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    141
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    140
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    111
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    97
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về “vùng xanh chữa lành”

    93

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch