• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Đại Áng – nơi thờ phụng Tam Thánh Tản Viên và Bố Cái Đại vương Phùng Hưng

Đình Đại Áng tên gốc là đình Đại Đản. Thờ phụng Tản Viên Tam thánh và phối thờ Bố Cái đại vương Phùng Hưng. Đình được xếp hạng di tích quốc gia năm 1991. Địa chỉ tại xóm Đại Đình, xã Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Cổng Lảng Đại Áng

Lược sử

Đình Đại Áng là ngôi đình của thôn Đại Đản, bên trong thờ 3 vị thần Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh và phối thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng[1]. Sự tích của các vị thần hoàng này đã được chép nhiều nên không nhắc lại nữa. Ngôi đình tọa lạc ở địa phận xóm Đại Đình, thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Xã Đại Áng nằm ở khoảng giữa dòng sông Nhuệ và quốc lộ QL1A; xưa kia thuộc trấn Sơn Nam Thượng; sau sáp nhập về thành phố Hà Nội, giao thông trở nên thuận tiện nhờ có tuyến xe bus chạy đến tận công viên Nghĩa Đô.

 Đình và chùa Đại Áng. Panorama ©2015 NCCong

Xã Đại Áng bao gồm 4 thôn: Đại Áng, Nguyệt Áng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thịnh. Thôn Đại Áng ngày nay có đông dân cư, được chia thành các xóm Đại Đình, Quyết Tâm và Chiến Thắng.

Từ bến đỗ cuối cùng của tuyến xe bus số 12, du khách xuôi đường nhựa về hướng nam khoảng 500m qua ngã ba thứ hai sẽ nhìn thấy một chiếc cổng làng ở bên tay phải; rẽ vào cổng đi tiếp theo đường bê tông chừng 500m nữa thì đến đình.

Cổng đình Đại Áng ©2015 NCCong

Kiến trúc

Vị trí của đình Đại Áng rất đẹp: mặt quay hướng tây-nam về một cái hồ hình chữ nhật, nước trong sạch sẽ, bên tả là nhà sắc, bên hữu là tam quan ngoại và giếng ngọc của ngôi chùa Thiên Phúc Tự. Ngày nay con đường làng được lát bê-tông khá rộng dẫn du khách đi qua trụ sở thôn tới nhà sắc, đình và chùa, nếu rẽ trái thì sẽ đến nhà văn hóa thôn là một tòa nhà khá to ở bên kia hồ.

Sân đình Đại Áng ©2015 NCCong

Năm 2001 đình được dân làng trùng tu khá khang trang. Từ ngoài vào trong gồm có các hạng mục: bình phong, nghi môn, tiền tế, thiêu hương, hậu cung. Tòa tiền tế rộng 5 gian 2 chái.

Bộ vì kèo được làm theo kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ và bẩy hiên”. Các đầu ở hai gian giữa chạm lộng và chạm thủng hình đầu rồng. Tòa đại đình là một phương đình kiểu “chồng diêm”, mái trên các bờ dải đắp nổi hình rồng. Hậu cung có kết cấu khá đặc biệt với gian ngoài cùng là vì kèo quá giang kiểu “vỏ cua”, đây là nơi linh thiêng để đặt long ngai và bài vị của các vị thần hoàng.

Hông đình Đại Áng ©2015 NCCong

Di sản

Đình Đại Áng và chùa Thiên Phúc Tự ngày 02-10-1991 đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là [cụm] Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia. Đình có bố cục khác với nhiều ngôi đình ở miền Bắc và lại mang ảnh hưởng của kiến trúc cố đô Huế (như vì vỏ cua) với những mảng chạm khắc đẹp và tinh tế. Trong đình còn lưu giữ được ba đôi câu đối khảm trai, một cuốn thư thiếp vàng, hai bộ bát bửu, hai long sàng, hai cửa võng, 4 cỗ kiệu và một long đình.

Trong đình Đại Áng ©2015 NCCong

Năm 1789 cánh quân Tây Sơn do Đô đốc Bảo chỉ huy đã trú tại khu vực đình Đại Áng trước khi tiến đánh các đồn giặc Thanh và góp phần giải phóng thành Thăng Long. Theo bác Dân, một cựu chiến binh của địa phương, thì hồi ấy nhân dịp Tết Kỷ Dậu bà con sở tại đã gói bánh chưng, bánh dày cho các nghĩa sĩ ăn và mang theo. Từ đó hai thứ bánh này trở thành lễ vật có mặt trong hội đình làng.

Phùng Hưng tên chữ Hán 馮 興 năm sinh không rõ, mất năm 791 hoặc 802. Ông là thủ lĩnh lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc.

Nguồn; Hà Nội 360o

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang
   Đình Đại Áng
2   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
  • Việt Nam và Trung Quốc vào chung kết Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025
  • Bình Định: Đa dạng tour hè
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    105
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch