• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Chuyện lạ

Độc đáo nghi thức cưới của dân tộc Dao Phần 1: Đám cưới người Dao nhóm Dao Quần Trắng.

Đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống và là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống của đồng bào Dao.Tuy nhiên Do có địa bàn cư trú khác nhau và sựu phân chia thành các nhánh dân tộc khác nhau, nên mỗi nhánh dân tộc dao (Người dao đỏ, hay người dao trắng)có nghi lễ khác nhau và sự khác biệt giữa đám cưới người Dao ở Tuyên Quang và người Dao ở Yên Bái. Hay với các nhánh dân tộc Dao ở miềm núi phía bắc.

Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc Việt Nam và là một trong những dân tộc thiểu số. Dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương, như: Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Đỏ... và có nhiều tên gọi khác: Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản v.v. Người Dao ở Cao Bằng có hai nhánh Dao đỏ và Dao tiền. Người Dao đỏ sống ở ven chân núi, nghề chủ yếu là làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Dao đỏ ở Cao Bằng là một trong những tộc người còn ít nhiều giữ được những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, đặc biệt là những nét độc đáo trong đám cưới.

Theo phong tục cưới của người Dao thì dù xa hay gần, khi sang đến nhà trai, đoàn nhà gái cũng phải nghỉ lại ở đâu đó rồi đến giờ hoàng đạo (thường là vào khoảng 5h – 6h chiều) thì cô dâu mới được lên nhà trai.

Lễ cưới (theo tiếng Dao gọi là "áy cón") truyền thống của người Dao quần trắng được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi lễ cưới được tổ chức thì cả nhà trai và nhà gái sẽ phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ và ông mờ, bà mờ…

Lễ ăn hỏi, để làm lễ ăn hỏi nhà trai phải mang đồ lễ gồm một đôi gà thiến, một con lợn 30 kg, 10 lít rượu, một đồng bạc trắng và 50.000 đồng tiền mặt sang nhà gái và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới.

Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp, tất cả đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Lúc này, chú rể phải làm thủ tục bái tổ tiên trước khi sang nhà cô dâu và kế ngay đó, bạn chú rể đứng hát xin tổ tiên phù hộ cho một đám cưới suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.

Theo phong tục của người Dao quần trắng thì chú rể khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa là sẽ che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường đi và khi đến nơi, đoàn nhà trai không được vào nhà gái ngay mà phải vào nghỉ tại nhà ông đi hỏi cho đến 5h chiều (theo người Dao thì đó là giờ đẹp) thì nhà trai mới bắt đầu đi từ nhà ông hỏi sang nhà gái.

Lễ vật cưới mang sang nhà gái gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy với ý nghĩa sau này 2 vợ chồng có đông con cháu và 1 ống nhỏ bên trong có 24 tờ lá rong được đổ gio bếp vào với ý nghĩa tượng trưng cho 2 vợ chồng trong 12 tháng sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc, mọi điều xấu sẽ luôn lùi xa.

Ngày cưới, Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp.

 
 

 

 
 Chú rể nôn nao muốn gặp cô dâu để đưa cô dâu về nhà
Tổng hợp từ Internet: Lương Quỳnh Hoa
Biên Tập : Nguyễn Thy Nga
 
Trở về đầu trang
   đón dâu người dao quần trắng đưa dâu nhà chồng lễ vật
2   Tổng số:2 lượt

Các tin khác

  • Hành trình về nguồn giữa miền di sản Non nước Cao Bằng
  • Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2026
  • Du lịch biển góp “sức hút” cho điểm đến Lâm Đồng
  • Lý Sơn (Quảng Ngãi): Hai bộ xương cá Ông xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
  • Quảng Ninh trình diễn pháo hoa nghệ thuật từ ngày 4/7
  • Vietjet khai trương đường bay thẳng tới Thành Đô (Trung Quốc)
  • Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Đà Nẵng-Osaka, kết nối Đông Bắc Á
  • Nhiều ưu đãi cho du khách Việt Nam đi du lịch hè ở Hong Kong (Trung Quốc)
  • Khai thác thế mạnh du lịch đêm ở vùng cao
  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    146
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    142
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    124
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    111
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    106

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch