• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Người Du lịch

Malaysia khai thác du lịch tàu chậm khám phá vẻ đẹp "lãng mạn cổ xưa"

Dịch vụ đường sắt của Malaysia vẫn mang đậm chất lãng mạn cổ xưa, thực sự thu hút rất nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là những du khách Anh. Họ thực sự yêu thích điều đó.

Theo trang SCMP, trong cuộc sống hối hả, ông Amirul Ruslan - một người dân  Malaysia vẫn muốn tận hưởng cuộc sống trên tuyến đường tàu chậm (Jungle Train) - chuyến tàu ngủ qua đêm dài 526 km của Malaysia về phía bắc đến biên giới Thái Lan.

 Hành khách trên dịch vụ giường nằm qua đêm "Jungle Train ", dài 526 km về phía bắc qua trục Bán đảo Malaysia đến biên giới Thái Lan. Ảnh: Amirul Ruslan

Ông Amirul Ruslan giải thích những chuyến tàu chậm mang đến sự lãng mạn cổ xưa và kết nối đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Hay Amirul và những người bạn cũng tham gia chuyến tàu xuyên rừng rậm như một chuyến đi chia tay vào tuần trước.
"Có rất nhiều người trên chuyến tàu để nói chuyện: họ là tiếp viên, những người làm việc trên toa ăn uống hoặc những hành khách khác. Mọi người đều bị hấp dẫn bởi không khí giao lưu văn hóa mà họ có được trong suốt hành trình kéo dài 11 giờ", Amirul nói thêm.

Chuyến tàu xuyên rừng rậm (Jungle Train) ở Malaysia, dài 480 km, được người Anh xây dựng vào những năm 1910.
Tàu đi chậm xuất phát từ tuyến Bờ Tây đông đúc tại thị trấn giao lộ nhỏ Gemas, cách Kuala Lumpur 110km về phía đông nam. Với giá vé rẻ chỉ 34 ringgit (7,25 USD), xe sẽ di chuyển về phía bắc với tốc độ 80km/h, chạy dọc theo dãy núi Titiwangsa trước khi đến Tumpat, Kelantan, cách biên giới Malaysia và Thái Lan không xa.

Trước năm 2010, du khách và người dân Malaysia thường lựa chọn phương tiện đi tàu chậm trong hành trình dài. Sau đó, dịch vụ này trở thành một phương thức di chuyển không còn khả thi đối với những người bận rộn và có đủ khả năng mua ô tô.

Đặc biệt, sau khi dự án Đường cao tốc Bắc-Nam nối toàn bộ chiều dài Bán đảo Malaysia từ Singapore đến Thái Lan đi vào hoạt động, ô tô và xe buýt nhanh chóng trở thành phương tiện di chuyển mặc định của hầu hết các gia đình người dân Malaysia.

Ngành đường sắt Malaysia cũng chứng kiến sự hồi sinh khi chính phủ đầu tư vào các dự án điện khí hóa mạng lưới đường sắt - một phần trong đó có từ năm 1885 - nhằm ra đời các dịch vụ mới hơn, nhanh hơn.

Vào năm 2010, Dịch vụ Tàu điện (ETS) đã được ra mắt và sau khi nâng cấp đã được người dânđón nhận với hơn 4 triệu chuyến đi vào năm 2023 trên tuyến đường từ Gemas đến Padang Besar, ở biên giới Malaysia với Thái Lan.

Vào tháng 3/2024, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cũng cho biết 10 chuyến tàu 6 toa mới sẽ được bổ sung vào tuyến đường này, tăng gấp đôi tần suất từ 32 chuyến hàng ngày lên 64 chuyến và gần gấp đôi số hành trình chở khách.

Tuy nhiên, sự phát triển của phương tiện giao thông cũng tiềm ẩn nguy cơ mất đi các dịch vụ cũ.

"Lãng mạn cổ xưa"

 Hành khách trên dịch vụ giường nằm của tàu “Jungle Train”, khởi hành từ Gemas và đi về phía bắc với tốc độ 80km/h, chạy dọc theo dãy núi Titiwangsa trước khi đến thị trấn Tumpat, Kelantan. Ảnh: Amirul Ruslan

Được người Anh xây dựng vào những năm 1910, đây là tuyến đường sắt duy nhất nối giữa hai bờ biển của bán đảo. Tuyến đường uốn khúc dọc theo thung lũng được tạo thành bởi dãy Titiwangsa, đi chậm lại khi ngoằn ngoèo và rẽ qua những khu rừng rậm rạp, những ngọn đồi đá vôi, băng qua những cây cầu thép cũ, đồn điền dầu cọ và một số thị trấn nhỏ mọc lên như nấm quanh các ga xe lửa, một số trong đó có niên đại từ rất lâu đời.

Đáng chú ý, mặc dù Malaysia đã cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt cũ kỹ bằng các dự án điện khí hóa và đường đôi trên khắp đất nước nhưng sự hoài niệm về quá khứ và sự độc đáo của những chuyến tàu chậm vẫn thu hút người dân địa phương và du khách quốc tế.

Cụ thể, cặp đôi người Úc Jay và Jon, người điều hành kênh YouTube Bucket List Travelers, đã thu hút hơn 500.000 lượt xem cho video vào tháng 5/2023 về hành trình trải nghiệm tàu chậm xuyên rừng ở Malaysia.

Jon, người đã rơi nước mắt khi kể lại những câu chuyện cảm động về lòng hiếu khách mà anh gặp trên tàu chậm: "Hết lần này đến lần khác, người dân Malaysia đã làm chúng tôi ngạc nhiên".

Trong khi đó, Jay mô tả đây là chuyến hành trình bằng tàu hỏa tuyệt vời nhất của họ trên thế giới.

"Cho đến nay, đây là trải nghiệm rẻ nhất và có giá trị tốt nhất mà chúng tôi từng có", Jay nói trên kênh YouTube.

Bản thân  Amirul cũng nói rằng tôi thực sự yêu thích các chuyến tàu giường nằm và tàu chậm xuyên rừng. Đây là chuyến tàu giường nằm cuối cùng còn sót lại ở Malaysia. Có một sự lãng mạn đặc biệt dành cho những người trải nghiệm: bạn có thể đi lang thang đến toa ăn vào lúc nửa đêm, ngủ ở thành phố này và thức dậy vào lúc bình minh ở một thành phố khác.

Theo ông Amirul, dịch vụ đường sắt của Malaysia vẫn mang đậm chất lãng mạn cổ xưa, thực sự thu hút rất nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là những du khách Anh, họ thực sự yêu thích điều đó./.

Hồng Nhung

Báo điện tử Tổ Quốc - toquoc.vn - Đăng ngày 30/5/2024

Trở về đầu trang
   Malaysia đường sắt khai thác du lịch
1   Tổng số:50 lượt

Các tin khác

  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • Đà Nẵng ​​​​​​​đánh thức tiềm năng du lịch đường sông
  • Du lịch biển, đảo Khánh Hòa: Tinh tế, sang trọng ở tour du thuyền
  • Tạm dừng đón khách tại một số điểm di tích trong phố cổ Hà Nội để phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo
  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    139
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    134
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    111
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    98
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    97

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch