• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Phủ Bà, Yên Quang, thờ phụng Phương Anh Phu nhân, Phương Dung Công chúa và Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Phủ Bà tọa lạc tại Trại 5, Thôn Đông Duy, Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định thờ phụng Phương Anh Phu nhân, Phương Dung Công chúa, danh tướng của Nhị vua Hai Bà Trưng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Theo người dân truyền lại và những sắc phong, Phù Bà được xây dựng từ khoảng 300 về trước, vốn là một công trình lịch sử quy mô lớn. Đây là địa điểm thờ phụng theo Đạo Mẫu của người Việt, đã từng nổi tiếng linh thiêng và có rất đông người đến dâng hương, cúng lễ.

Trong kháng chiến chống Pháp, Phủ Bà đã bị phá hủy hoàn toàn, khi hòa bình lập lại, người dân địa phương đã xây dụng một gian đền cấp 4 để thờ phụng Tam vị Thánh Mẫu. Những năm gần đây, ngày càng đông khách du lịch tâm linh đến dâng hương tưởng nhớ Tam vị nhân thần đã một đời vì dân vì nước.

 
 
 
 
 

Theo huyền tích truyền lại trong dân gian, tại trang Phả Lại huyện Quế Dương phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc có người họ Lã tên là Tiến, vợ tên là Triệu Thị Phụng, làm nghề đánh cá kiếm ăn ở thượng lưu sông Nguyệt Đức từ làng An Phú cho đến làng Hương La.

Khi đến nơi này ông bà nghỉ lại gần ngôi miếu thờ và đều mộng thấy có thần nữ xuống giúp dân. Sau đó bà mang thai đến ngày thứ hai, tháng 2 năm Quý Mùi sinh một người con gái thiên tư đĩnh dị, tướng mạo khôi kỳ bèn đặt tên là Ả Lã. Năm 16 tuổi Ả Lã rất sáng ý, học lực ngày càng tinh thông, lại thêm có chí dũng khí phách độ lượng hơn người.

Hơn nữa các thức cầm kỳ thi hoạ không có thứ nào không tinh thông... Khi ấy nào ngờ trong một đêm cả cha và mẹ nàng đều qua đời. Nàng làm lễ mai táng xong cũng là khi Trưng Nữ chúa Mê Linh dấy quân phục thù dẹp giặc Tô Định.

Theo thần tích của Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, khi Nữ Chúa Trưng Trắc truyền lệnh kêu gọi tiến cử người hiền tài tinh thông văn võ tham gia quân ngũ giết giặc. Được tin này anh thư hào kiệt Ả Lã liền tuyển mộ binh mã được ngàn người, riêng ở bản trang có hơn 50 người xin theo làm gia thần.

Thế rồi quan quân làm lễ tế trời đất, lễ yết bách thần, sau đó đem quân xông ra trận, quân lính kéo đi cờ xí bay rợp đường, trống chiêng dậy đất vang động như sấm. Quân bản bộ của Bà tiến đến vùng Hiệp Ký huyện Chu Diên đạo Sơn Tây để hợp quân với Nhị Chúa Mê Linh Hai Bà Trưng và bàn kế tiến đánh quân địch.

Bà Ả Lã mặc áo màu sặc sỡ, rồi xin với Trưng Vương cho mình làm phép tàng hình đi vào trại giặc để dò xét tình hình quân giặc Tô Định ở các thành. Bà Ả Lã Nàng Đê thu được toàn bộ quân tình của giặc Hán về trình tấu cho Nhị Chúa Hai Bà Trưng.

Nhị Chúa bà Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị đem quân tiến về thành Lũy Lâu đánh với Tô Định, chỉ một trận là bắt được Tô Định, liền đem ra chém đầu ở Ngũ Lĩnh. Sau khi Tô Định chết, quân giặc tan tác, quân ta chiếm được 65 thành trì,

Chiến thắng giặc Hán, Chúa Trưng Trắc, Trưng Nhị lên ngôi, sắc phong ban thưởng cho tướng sĩ có công, nữ tướng Ả Lã Nàng Đê được phong là Phương Anh công chúa, ban cho sắc chỉ về lập ấp luyện quân trên vùng sông Đáy. Tại vùng đất này, danh tướng Ả Lã Nàng Đê dạy dân làm ăn, chăm lo cuộc sống người dân và luyện binh.

Ba năm sau Mã Viện đem quân tiến đánh, ả Lã Nàng Đê tham gia chiến đấu trận Lãng Bạc và Cấm Khê, nhưng do thế giặc quá mạnh, bị bao vây nữ tướng Ả Lã Nàng Đê đã trầm mình ở sông Hát.

Tưởng nhớ vị nữ tướng anh hùng với những công đức của Ả lã Nàng Đê với người dân, rất nhiều làng thôn trên lưu vực sông Hồng và sông Đáy tôn vinh bà là Đô hộ thành hoàng, thường kêu cầu là Đức Thánh Mẫu.

Nhị danh tướng và là vợ chồng Đào Kỳ – Phương Dung, 2 vị tướng kiệt xuất trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Anh thư Hào kiệt (Nguyễn) Phương Dung, dấy cờ khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương Sắc phong Đăng Châu công chúa. Lĩnh ấn Trấn Nam đại tướng quân. Thống lĩnh đại binh Giao Chỉ, Đào Kỳ, lĩnh ấn nguyên soái hai đạo binh thủy bộ, huyện doãn Đông Ngân.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay Liễu Hạnh công chúa  là một trong những vị Thánh quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Thánh Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên  hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Mẫu Liễu.

Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương” và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ-tát.

Bà chính là vị Thánh Mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà.

Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Phủ Bà còn lưu giữ được 10 đạo sắc phong cổ, lâu đời nhất đã tồn tại 283 năm gần nhất 99 năm, (Gồm 3 Sắc phong cho Công Chúa Phương Dung, 6 Sắc phong cho Phương Anh Phu Nhân, 1 Sắc phong Mẫu Liễu Hạnh 1925).

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang
   Phủ BàTrại 5 Thôn Đông Duy Yên Quang huyện Ý Yên tỉnh Nam Định thờ phụng Phương Anh Công chúa Phương Dung Công chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh
5   Tổng số:23 lượt

Các tin khác

  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • Lâm Đồng: Hội tụ “thiên đường xanh” du lịch
  • Cú hích lớn cho ngành du lịch Điện Biên
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Thông tin du lịch nổi bật tháng 4/2025: Việt Nam xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng điểm đến
  • Định vị thương hiệu từ những điểm đến xanh
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP Hà Nội
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Bình Dương: Triển khai phương án phát triển Hệ thống du lịch trong Quy hoạch tỉnh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch