• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Tạo khởi sắc cho du lịch vùng cao

Khởi công từ cuối năm 2016, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tại thôn Pả Vi Hạ, xã Mèo Vạc, tỉnh Tuyên Quang là nơi quy tụ nhiều hộ dân H’Mông cùng sinh sống, làm du lịch và gìn giữ bản sắc văn hóa.

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc H'Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Mèo Vạc, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh TN)

Hiện toàn làng có 19 hộ gia đình tham gia mô hình du lịch cộng đồng. Theo anh Nùng Thanh Sấn, chủ của homestay Meo Vac Ethnic, anh bắt đầu học cách sử dụng mạng xã hội, tự quay, dựng và đăng tải video giới thiệu về văn hóa H’Mông.

Sau các khóa tập huấn chuyển đổi số do địa phương tổ chức, anh chủ động tự học thêm qua YouTube, tìm hiểu cách viết nội dung, lựa chọn chủ đề để chia sẻ trên trang cá nhân. Anh Sấn cùng các hộ làm du lịch trong thôn chủ động quảng bá phong tục, văn hóa, sản phẩm du lịch đến khách thập phương.

Ông Chu Minh Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch khu vực Mèo Vạc; Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H'Mông cho biết: “Lượng khách biết đến làng thông qua các kênh trực tuyến ngày càng tăng trong những năm gần đây, riêng sáu tháng đầu năm 2025 đạt hơn 51.000 lượt, trong đó khách nước ngoài hơn 12.500 lượt; doanh thu ước tính đạt hơn 15 tỷ đồng. Chúng tôi đã phối hợp các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đồng bào, hướng dẫn kỹ năng sử dụng công nghệ, tương tác với du khách qua mạng xã hội để giới thiệu về sản phẩm du lịch vùng”.

Ông Hoàng Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mèo Vạc, cho biết: Chính quyền địa phương luôn đồng hành, khuyến khích người dân học cách sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, nét đẹp văn hóa của dân tộc và thôn bản.

Tương tự, xã Bản Liền (tỉnh Lào Cai) là một mô hình du lịch vùng cao đang hút khách nhờ chuyển đổi số. Anh Vàng A Bình là một trong những người tiên phong làm du lịch tại đây. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED), từ năm 2020, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng homestay Bình Bản Liền, thiết kế theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, có thể đón cùng lúc 15 khách.

Từ năm 2023, xã Bản Liền đã có sóng điện thoại và internet. Anh Vàng A Bình bắt đầu học cách sử dụng mạng xã hội, xây dựng trang cá nhân để đăng tải hình ảnh sống động về bản làng. Nhờ đó, hình ảnh du lịch Bản Liền đến gần hơn với du khách.

Từ mô hình của anh Bình, nhiều người dân trong xã cũng từng bước tiếp cận các nền tảng số, lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc và thu hút khách du lịch. Anh Nguyễn Hữu Trung, Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch Bắc Hà (Lào Cai), nhận định: “Tại các điểm như Bản Liền, ứng dụng công nghệ đã góp phần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức về kinh doanh du lịch của đồng bào vùng cao. Hình ảnh điểm đến trở nên hấp dẫn hơn, nhờ được truyền tải chân thực qua chính những câu chuyện, góc nhìn của người dân bản địa”.

Để hỗ trợ phát triển du lịch vùng cao, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đẩy mạnh quảng bá trên các kênh truyền thông số. Những trải nghiệm của du khách quốc tế khi khám phá cung đường, chợ phiên, lễ hội vùng cao được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, tạo sức lan tỏa lớn.

Theo Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, nhờ mạng xã hội, các hộ làm homestay có thể tự tạo fanpage, nhận đặt phòng, phản hồi khách mà không tốn nhiều chi phí, tạo sự gần gũi, thân thiện. Mạng xã hội cũng góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng, khi nhiều bạn trẻ dân tộc thiểu số đã tự tin livestream giới thiệu đặc sản, văn hóa bản địa.

Hiện nhiều cơ sở du lịch địa phương đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và hoạt động du lịch. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, tuân thủ pháp luật và chuẩn mực xã hội, cần có hướng dẫn, tập huấn kỹ năng truyền thông và sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm cho người dân.

Thúy Nga

Nguồn: Báo Nhân Dân

Trở về đầu trang
   văn hóa bản địa H’Mông Mèo Vạc
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Điểm danh 5 điểm đến đông khách du lịch nhất Việt Nam
  • Sắp có tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền bắc
  • Tuyên Quang: Bắc Mê Vẻ đẹp bên dòng Gâm
  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng (Quảng Ninh)
  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • Du lịch Tây Ninh - Hình thành cực phát triển mới từ sáp nhập
  • Việt - Nga tăng cường hợp tác du lịch, tạo thuận lợi cho du khách qua lại hai nước
  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • Phú Thọ: Đánh thức “trái tim” xứ Mường
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    150
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    149
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    139
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    114

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch