TP.HCM có nhiều cơ hội phát triển ngành du thuyền thủy nội địa TP.HCM có nhiều cơ hội phát triển ngành du thuyền thủy nội địa TP.HCM có điều kiện lý tưởng về địa lý để khai thác thế mạnh của ngành công nghiệp tàu thuyền và du lịch sông nước. Tuy vậy, trái ngược với tiềm năng rất lớn, thực tế ngành này vẫn còn quá mới mẻ với TP.HCM... Du lịch đường sông, điểm nhấn tạo sự khác biệt của ngành du lịch TP.HCM. Các chuyên gia, nhà quản lý địa phương đã đồng tình khi đưa ra nhận định như trên, về cơ hội và tiềm năng của TP.HCM nhằm phát triển ngành du thuyền và kinh tế ven sông, tại buổi tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”, do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức ngày 12/12 vừa qua. Theo ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, TP.HCM đã có ý tưởng nghiên cứu đường ven sông Sài Gòn với chiều dài 80 km nhằm kết nối vùng Đông Nam Bộ. Các sở, ngành tại Thành phố đang nghiên cứu sơ bộ đoạn sông Sài Gòn từ cầu Thủ Thiêm tới cầu Bình Triệu, dài khoảng 4 km. Để làm đường ven sông, ông An cho biết cần phải bảo đảm 5 mục tiêu chính sau đây: Tạo trục giao thông mới dọc hành lang bắc nam của thành phố; kết nối giao thông khu vực quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi với trung tâm thành phố; chia sẻ áp lực giao thông với các trục quốc lộ 22 - Trường Chinh – Cách mạng tháng 8; trục tỉnh lộ 9 – Hà Huy Giáp - Nguyễn Oanh; trục tỉnh lộ 15 - Quang Trung – Nguyễn Kiệm. Sông Sài Gòn có vị trí chiến lược trọng yếu trong mạng lưới giao thông TP.HCM, kết nối trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Hệ thống sông ngòi dày đặc hình thành từ xa xưa cho phép thành phố phát triển mạnh giao thông đường thủy, xây dựng bến bãi giao thương hàng hóa thuận lợi. Ngày nay, sông Sài Gòn còn mang lại nhiều giá trị, tiềm năng để khai thác thương mại, dịch vụ logistics, du lịch và các dịch vụ khác,… Về phát triển kinh tế ven sông, hiện nay dọc theo các bờ sông Sài Gòn có nhiều điểm là di tích lịch sử, di sản văn hóa, như: Bến Nhà Rồng, cột cờ Thủ Ngữ (sông Sài Gòn), bến Bình Đông, khu nhà cổ Chợ Lớn (kênh Tàu Hủ)… Một số công trình hiện đại sau này còn trở thành biểu tượng mới của TP.HCM như cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2), công viên Bến Bạch Đằng, tòa tháp Landmark 81 tầng, tòa tháp Bitexco 68 tầng,… TP.HCM mới đây đã triển khai Đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM năm 2023 – 2024”, với mục tiêu khai thác một cách thông minh, hiệu quả giá trị sông Sài Gòn về thương mại, dịch vụ, vận tải, du lịch,... đồng thời nhằm bảo tồn vững chắc giá trị lịch sử, nét đẹp tự nhiên của dòng sông. Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Hiện nay, Sở Du lịch Thành phố đã xác định phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy bao gồm đường ngắn, đường trung và đường xa... Để làm được cần có sự phối hợp của các sở ngành khác, như Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc nhằm phát triển đồng bộ hạ tầng bến, cảng từ khâu bến bãi, cầu tàu, bến neo đậu. Qua đó nhằm thu hút nguồn đầu tư từ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch. Tàu du lịch nhà hàng siêu sang đang hoạt động tại Bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM. Sở Du lịch TP.HCM đã xây dựng 3 nhóm sản phẩm du lịch chủ lực, từ nay đến năm 2023. Nhóm 1: Du lịch đường thủy, du lịch giải trí, hoạt động về đêm, du lịch sự kiện - lễ hội; nhóm 2 là nhóm sản phẩm chính tham quan di tích, văn hóa, du lịch MICE, ẩm thực, mua sắm; nhóm 3: Các sản phẩm bổ trợ, sinh thái, y tế, cộng đồng. Sắp tới, ngành du lịch thành phố sẽ đưa thêm 3 tours/tuyến mới vào khai thác, gồm các tuyến: Tuyến ngắn (dưới 10 km) Bạch Đằng đi Thanh Đa kết hợp ẩm thực về đêm; tuyến tầm trung khai thác tuyến đi Cần Giờ, Vàm Sát, Đầm Dơi, khu Thiềng Liềng, các doanh nghiệp đang khai thác du lịch sinh thái, cộng đồng rất phát triển; tuyến Bạch Đằng đi Củ Chi gắn với Bến Đình, địa đạo Củ Chi. Các tuyến tầm xa kết nối đến Long An, Tiền Giang, Bến Tre, qua nước bạn Campuchia có 5 doanh nghiệp đang khai thác. Được biết, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đang phối hợp các bên liên quan nghiên cứu đầu tư hoàn thiện đường ven sông Sài Gòn dài gần 4 km, từ cầu Ba Son đến Bình Triệu. Trong đó, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn dài 1,9 km, quy mô đầu tư mặt cắt ngang 35 m, tổng mức đầu tư 1.781 tỷ đồng. Riêng đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Bình Triệu dài gần 2 km, quy mô mặt cắt ngang từ 20 - 35m dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 2.271 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng hơn 1.425 tỷ đồng. Hiện Sở này đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân TP.HCM đề nghị chủ đầu tư các dự án dọc đường ven sông Sài Gòn khẩn trương hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, bàn giao hạ tầng cho cơ quan nhà nước quản lý theo quy định. Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng thông tin thêm, hiện nay thành phố đang chờ các địa phương báo cáo để Sở cập nhật vào quy hoạch 411 bến thủy nội địa giai đoạn 2020 – 2030. Vì vậy, các nhà đầu tư bến du thuyền có thể liên hệ với chính quyền các quận, huyện, TP. Thủ Đức đề đề xuất vị trí xây dựng, nhất là các vị trí đã có sẵn. Hoài Niệm Nguồn: VnEconomy TP.HCM có điều kiện lý tưởng về địa lý để khai thác thế mạnh của ngành công nghiệp tàu thuyền và du lịch sông nước. Tuy vậy, trái ngược với tiềm năng rất lớn, thực tế ngành này vẫn còn quá mới mẻ với TP.HCM... Du lịch đường sông, điểm nhấn tạo sự khác biệt của ngành du lịch TP.HCM. Các chuyên gia, nhà quản lý địa phương đã đồng tình khi đưa ra nhận định như trên, về cơ hội và tiềm năng của TP.HCM nhằm phát triển ngành du thuyền và kinh tế ven sông, tại buổi tọa đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn”, do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức ngày 12/12 vừa qua. Theo ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, TP.HCM đã có ý tưởng nghiên cứu đường ven sông Sài Gòn với chiều dài 80 km nhằm kết nối vùng Đông Nam Bộ. Các sở, ngành tại Thành phố đang nghiên cứu sơ bộ đoạn sông Sài Gòn từ cầu Thủ Thiêm tới cầu Bình Triệu, dài khoảng 4 km. Để làm đường ven sông, ông An cho biết cần phải bảo đảm 5 mục tiêu chính sau đây: Tạo trục giao thông mới dọc hành lang bắc nam của thành phố; kết nối giao thông khu vực quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi với trung tâm thành phố; chia sẻ áp lực giao thông với các trục quốc lộ 22 - Trường Chinh – Cách mạng tháng 8; trục tỉnh lộ 9 – Hà Huy Giáp - Nguyễn Oanh; trục tỉnh lộ 15 - Quang Trung – Nguyễn Kiệm. Sông Sài Gòn có vị trí chiến lược trọng yếu trong mạng lưới giao thông TP.HCM, kết nối trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Hệ thống sông ngòi dày đặc hình thành từ xa xưa cho phép thành phố phát triển mạnh giao thông đường thủy, xây dựng bến bãi giao thương hàng hóa thuận lợi. Ngày nay, sông Sài Gòn còn mang lại nhiều giá trị, tiềm năng để khai thác thương mại, dịch vụ logistics, du lịch và các dịch vụ khác,… Về phát triển kinh tế ven sông, hiện nay dọc theo các bờ sông Sài Gòn có nhiều điểm là di tích lịch sử, di sản văn hóa, như: Bến Nhà Rồng, cột cờ Thủ Ngữ (sông Sài Gòn), bến Bình Đông, khu nhà cổ Chợ Lớn (kênh Tàu Hủ)… Một số công trình hiện đại sau này còn trở thành biểu tượng mới của TP.HCM như cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2), công viên Bến Bạch Đằng, tòa tháp Landmark 81 tầng, tòa tháp Bitexco 68 tầng,… TP.HCM mới đây đã triển khai Đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM năm 2023 – 2024”, với mục tiêu khai thác một cách thông minh, hiệu quả giá trị sông Sài Gòn về thương mại, dịch vụ, vận tải, du lịch,... đồng thời nhằm bảo tồn vững chắc giá trị lịch sử, nét đẹp tự nhiên của dòng sông. Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Hiện nay, Sở Du lịch Thành phố đã xác định phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy bao gồm đường ngắn, đường trung và đường xa... Để làm được cần có sự phối hợp của các sở ngành khác, như Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc nhằm phát triển đồng bộ hạ tầng bến, cảng từ khâu bến bãi, cầu tàu, bến neo đậu. Qua đó nhằm thu hút nguồn đầu tư từ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch. Tàu du lịch nhà hàng siêu sang đang hoạt động tại Bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM. Sở Du lịch TP.HCM đã xây dựng 3 nhóm sản phẩm du lịch chủ lực, từ nay đến năm 2023. Nhóm 1: Du lịch đường thủy, du lịch giải trí, hoạt động về đêm, du lịch sự kiện - lễ hội; nhóm 2 là nhóm sản phẩm chính tham quan di tích, văn hóa, du lịch MICE, ẩm thực, mua sắm; nhóm 3: Các sản phẩm bổ trợ, sinh thái, y tế, cộng đồng. Sắp tới, ngành du lịch thành phố sẽ đưa thêm 3 tours/tuyến mới vào khai thác, gồm các tuyến: Tuyến ngắn (dưới 10 km) Bạch Đằng đi Thanh Đa kết hợp ẩm thực về đêm; tuyến tầm trung khai thác tuyến đi Cần Giờ, Vàm Sát, Đầm Dơi, khu Thiềng Liềng, các doanh nghiệp đang khai thác du lịch sinh thái, cộng đồng rất phát triển; tuyến Bạch Đằng đi Củ Chi gắn với Bến Đình, địa đạo Củ Chi. Các tuyến tầm xa kết nối đến Long An, Tiền Giang, Bến Tre, qua nước bạn Campuchia có 5 doanh nghiệp đang khai thác. Được biết, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đang phối hợp các bên liên quan nghiên cứu đầu tư hoàn thiện đường ven sông Sài Gòn dài gần 4 km, từ cầu Ba Son đến Bình Triệu. Trong đó, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn dài 1,9 km, quy mô đầu tư mặt cắt ngang 35 m, tổng mức đầu tư 1.781 tỷ đồng. Riêng đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Bình Triệu dài gần 2 km, quy mô mặt cắt ngang từ 20 - 35m dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 2.271 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng hơn 1.425 tỷ đồng. Hiện Sở này đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân TP.HCM đề nghị chủ đầu tư các dự án dọc đường ven sông Sài Gòn khẩn trương hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, bàn giao hạ tầng cho cơ quan nhà nước quản lý theo quy định. Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng thông tin thêm, hiện nay thành phố đang chờ các địa phương báo cáo để Sở cập nhật vào quy hoạch 411 bến thủy nội địa giai đoạn 2020 – 2030. Vì vậy, các nhà đầu tư bến du thuyền có thể liên hệ với chính quyền các quận, huyện, TP. Thủ Đức đề đề xuất vị trí xây dựng, nhất là các vị trí đã có sẵn.Hoài Niệm Nguồn: VnEconomy Trở về đầu trang Du lịch TPHCM Du lịch trên sông Sài Gòn đường ven sông Sài Gòn Kinh tế TPHCM 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10