• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Chuyện lạ

Vụ án 'hóa hổ' và vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam

Là người đầu tiên đỗ thủ khoa của nền khoa cử Việt Nam, ông Lê Văn Thịnh làm tới chức Thái sư, có nhiều công trạng nhưng vướng phải vụ án lập mưu giết vua Lý Nhân Tông ở hồ Dâm Đàm.

Theo sử liệu, ông Lê Văn Thịnh sinh ngày 11/2/1050 ở thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 25 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam. Dù lúc này chưa có danh hiệu Trạng nguyên, song trong các sử liệu ông được xem là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

Ban đầu ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội cấp sự rồi đến Thị lang Bộ Binh. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống. Khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng mà họ đã chiếm) cho Đại Việt (nay là Việt Nam). Sau đó, ông được phong đến chức Thái Sư.

 Đền Thái sư Lê Văn Thịnh ở tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Wikimapia.org

Là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, Thái sư Lê Văn Thịnh đã quân sư cho vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô... Những việc này được cho là đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong triều nên ông bị thù ghét.

Sau 10 năm cống hiến cho triều đình, ông bị vướng vào vụ án mưu phản giết vua ở hồ Dâm Đàm (nay là Hồ Tây, Hà Nội). Việc này, sách Đại Việt sử lược (viết vào thời nhà Trần) chép:

Bính Tý, Hội Phong năm thứ 5 (1096), mùa Xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phả, tha tội chết an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá.

Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mây mù có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt nói: “Việc nguy rồi”!

Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ , thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ là đại thần, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tiền của, lại cho đất Tây Hồ làm thực ấp,

Trước đấy gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan mưu chuyện thí nghịch. Sử thần Ngô Sỹ Liên nói: Kẻ làm tôi phạm tội giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật.

 Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh bên trong đền. Ảnh: Wikipedia

Đánh giá về vụ án này, giới sử học đều cho rằng "Hóa hổ giết vua" là chuyện hoang đường, Thái sư Lê Văn Thịnh bị oan và là nạn nhân của một âm mưu chính trị nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân vụ án oan có cội nguồn từ sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực Nho giáo - Đạo giáo - Phật giáo về quyền lợi kinh tế của tầng lớp quý tộc và giới Phật giáo thời Lý.

Hàng loạt nghi vấn được đưa ra để bảo vệ ông như: làm đến chức Thái sư, đứng đầu triều đình sao ông lại còn muốn giết vua? Tại sao mưu phản nhưng ông không bị xử tử mà chỉ bị đày? Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó không thấy triều Lý truy tìm "bè đảng" và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện ai là "bè đảng" của ông? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà chỉ làm một mình?

Vẫn chưa rõ năm mất của ông. Trong khuôn viên đền và chùa Lê Văn Thịnh hiện có bức tượng đá bí ẩn. Đó là bức tượng rồng (người dân địa phương gọi là tượng xà thần) trong tư thế kỳ lạ được phát hiện năm 1993 khi tu sửa đường vào chùa Bảo Tháp.

Làm bằng đá nguyên khối, bức tượng có hình dạng loài bò sát giống rắn, nhưng có chân, miệng đầy răng, trong tư thế "miệng cắn thân, chân xé mình". Bức tượng đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2013.

Tượng xà thần tự cắn đuôi mình đặt trong đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Wikipedia

Có nhiều ý kiến khác nhau về tượng xà thần. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, bức tượng kỳ lạ được tạc vào thời Hậu Lê (thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của ông Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ án hồ Dâm Đàm đã phần nào được soi xét). Vì vậy, pho tượng đặc biệt được hậu thế tạc để biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh - bị triều đình ghép tội "hóa hổ giết vua".

Tại hội thảo khoa học được tổ chức cuối năm 2015 (kỷ niệm 940 Thái sư Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi), các nhà nghiên cứu, khoa học một lần nữa nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh - vị thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên của Việt Nam thời Lý (1075) đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử hơn 900 năm ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc.

Ông vừa là vị quan khoa bảng thời Lý vừa là một nhà giáo mẫu mực, đức độ của nước Đại Việt. Lịch sử cũng ghi nhận ông là một nhà ngoại giao xuất chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất và là Thái sư có tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh.

Trung Sơn

Nguồn: VnExpress
Trở về đầu trang
   Thái sư Lê Văn Thịnh trạng nguyên đầu tiên vụ án Hồ Dâm Đàm hóa hổ
2.5   Tổng số:2 lượt

Các tin khác

  • Hành trình về nguồn giữa miền di sản Non nước Cao Bằng
  • Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2026
  • Du lịch biển góp “sức hút” cho điểm đến Lâm Đồng
  • Lý Sơn (Quảng Ngãi): Hai bộ xương cá Ông xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
  • Quảng Ninh trình diễn pháo hoa nghệ thuật từ ngày 4/7
  • Vietjet khai trương đường bay thẳng tới Thành Đô (Trung Quốc)
  • Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Đà Nẵng-Osaka, kết nối Đông Bắc Á
  • Nhiều ưu đãi cho du khách Việt Nam đi du lịch hè ở Hong Kong (Trung Quốc)
  • Khai thác thế mạnh du lịch đêm ở vùng cao
  • Quảng Ninh: Động lực cho du lịch phát triển bền vững
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    147
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    143
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    126
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    112
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch