• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Danh tướng Phạm Thị Uyển – Hoàng hậu triều Mai cầm quân đánh giặc Đường

Trong trận quyết chiến ở phủ thành Tống Bình, hoàng hậu Phạm Thị Uyển cũng dẫn đầu một cánh quân thủy giao chiến ác liệt với quân địch trên dòng Tô Lịch. Thua nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, hoàng hậu Phạm Thị Uyển nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn.

Theo thần tích được ghi trong tư liệu lịch sử của đình làng Hòa Mục, bà Phạm Thị Uyển là con gái đầu trong một gia đình ở quận Nam Xương. Cha là ông Phạm Huyên, hiệu là Minh Dực, mẹ là Phùng Thị Thảo hiệu Diệu Hoa.

Gia đình Phạm Công ăn ở phúc đức mà muộn đường con cái nên ông bà ngày đêm đến chùa cầu cúng. Một ngày kia ông bà được báo mộng có người nối dõi. Từ đấy, bà mang thai và đồng sinh một gái, hai trai.

Phạm Thị Uyển là chị cả, dưới còn Phạm Miện và Phạm Huy. Hai người em bà sau này đều là các danh tướng trong cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng.

Sách Việt giám thông khảo tổng luận thời hậu Lê miêu tả rằng: “Mai Hắc Đế nổi lên từ châu Hoan, căm giận ngược chính của Sở Khách, cất quân để đánh, phía Nam giữ đất Hải Lĩnh, phía Bắc chống lại nhà Đường, có thể gọi là bậc vua anh hùng hào kiệt”.

Tương truyền, vì mến phục tài năng của Mai Thúc Loan, Phùng Hạp Khanh đã gả cháu gái của mình là Phạm Thị Uyển cho ông, lúc đó bà vừa 18 tuổi.

Sau khi về nhà chồng, Phạm Thị Uyển cùng chồng chung vai gánh vác sự nghiệp. Vốn là người có chí khí, văn võ song toàn, am hiểu binh thư, sách lược đánh trận, bà thường bàn luận việc cơ mật với Mai Thúc Loan.

Khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa thắng lợi lên ngôi hoàng đế, Phạm Thị Uyển trở thành hoàng hậu. Quân Đường thua trận nhưng không chịu bỏ mộng xâm lăng. Bởi vậy, nhà Đường sai Dương Tư Húc mang 10 vạn quân sang đánh. Thế giặc mạnh làm cho đội quân gồm những nông dân khởi nghĩa phải lui dần rồi bị tan vỡ.

Trong trận quyết chiến ở phủ thành Tống Bình, hoàng hậu Phạm Thị Uyển cũng dẫn đầu một cánh quân thủy giao chiến ác liệt với quân địch trên dòng Tô Lịch. Bấy giờ sông Tô còn là một nhánh của sông Hồng và là mặt án ngữ phía tây của thành Đại La. Thế giặc mạnh, quân ta bị đuối dần. Thế cùng lực kiệt nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, hoàng hậu Phạm Thị Uyển đã nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn.

Thi thể hoàng hậu trôi dạt đến địa phận trang Nhân Mục (nay là làng Hòa Mục) thì được nhân dân lén vớt lên chôn cất, rồi lập đền thờ. Đó chính là đền Dục Anh ngày nay nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch ở đoạn gần cầu Trung Hòa.

 
 
 

 Đền Dục Anh bên sông Tô Lịch là nơi thờ nữ tướng - hoàng hậu Phạm Thị Uyển.

7 thế kỷ sau, vào thời nghĩa quân Lam Sơn tiến lên tổng công kích quân Minh, một lần Lê Lợi nghỉ đêm ở miếu Dục Anh được thần báo mộng sẽ âm phù cho quân khởi nghĩa diệt giặc.

Vậy là mối thù hơn 7 thế kỷ trước của bà đã có dịp trả khi bà phù giúp Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan giặc phương Bắc. Cũng nhờ đó, sau này khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã sắc phong cho bà là Khiêm Sung đại vương.

Ngày nay, Khiêm Sung đại vương được thờ ở đền Dục Anh, nơi thi thể bà trôi về sau khi tuẫn tiết và đình làng Hòa Mục. Hơn ngàn năm qua, nhân dân vẫn kính cẩn thờ tự người nữ anh hùng.

Trong tâm chí người dân, vị hoàng hậu dũng cảm đã là một vị thành hoàng che chở cho dân làng từ lâu.

Tiếp bước Bà Trưng, Bà Triệu, hoàng hậu Phạm Thị Uyển lại làm cho lịch sử phải nhìn nhận lại vai trò của người phụ nữ. Bà là một điển hình tiêu biểu cho bản sắc Việt Nam nói chung, bản sắc người phụ nữ nói riêng.

Nếu như sinh thời nhà văn Nguyễn Đình Thi từng nói: “dân tộc ta có tướng giỏi cầm quân và người phụ nữ là đáng để nói với thiên hạ” thì ở trong một hình tượng Hoàng hậu Phạm Thị Uyển dường như có sự tích hợp cả hai cái đó. Là hoàng hậu “mẫu nghi thiên hạ” nhưng bà cũng là một dũng tướng dám anh dũng hi sinh ngay giữa trận tiền để bảo vệ độc lập tự do của Tổ Quốc.

Nguồn: Báo QĐND

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang
   Đền Dục Anh Hoàng hậu Phạm Thị Uyển danh tướng triều Mai sông Tô Lịch Hà Nội
3.5   Tổng số:2 lượt

Các tin khác

  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
  • Tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) đến ngày 16/5
  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    152
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn

    Du lịch thể thao, là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc...

    105
  • Thúc đẩy du lịch gắn với bảo tồn động vật hoang...

    Những năm gần đây, các tour du lịch khám phá thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã đặc...

    105
  • Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: người Hà Nội tìm về...

    Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày liên tục. Thay cho những chuyến đi xa, nhiều...

    104
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị...

    Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 636 di tích/cụm di tích, trong đó, 8 di tích cấp...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch