• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Hà Nội: Gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung và đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa đình Yên Phú

Sáng ngày 06/12/2024, Chùa Yên Phú (Văn phòng Thường trực Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN) đã kết hợp với UBND huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội tổ chức lễ gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung và đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hoá Đình Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì.

 Các đại biểu gắn biển tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung.

Tại buổi lễ, lãnh đạo phòng Nội vụ huyện Thanh Trì đã công bố Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đặt tên đường mang tên Sư bà Phương Dung và quyết định công nhận xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Đình Yên Phú, xã Liên Ninh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Trì cho biết, Sư bà Phương Dung sinh vào thời Đông Hán (đầu công nguyên) ở làng Lưu Hàm, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ - là vị Sư Ni đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, có công lao lớn đối với đạo pháp và dân tộc.

Sư bà Phương Dung sinh vào thời Đông Hán đầu Công Nguyên, ở làng Lưu Hàm, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ. Bà là người có sắc đẹp không ai sánh bằng. Tròn 16 tuổi, duyên lành chưa định, Phương Dung nguyện không lấy chồng, một lòng mộ theo đạo Phật.

Một ngày nọ, Phương Dung đến huyện Thanh Trì (xưa gọi là Thanh Đàm), Châu Thưởng Tín, thành Thăng Long (Tên xưa là phủ Phụng Thiên), khi đến đầu làng Yên Phú thì thấy một ngôi chùa, ngóng trông bốn bề khoáng đãng, phong cảnh hữu tình liền đặt tên Thanh Vân Cổ Tự và nguyện ở nơi đây và nguyện ở lại đây sớm khuya hương khói.

Trong thời gian đó, Sư bà tiếp độ được 2 người đệ tử Trung Vũ và Đài Liệu. Đến năm 40 sau Công Nguyên, Sư bà cùng hai đệ tử và các Tráng sĩ Yên Phú nghe theo tiếng gọi của Hai Bà Trưng, phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định, dành lại độc lập cho dân tộc.

Sau khi thắng trận, Hai Bà Trưng lên ngôi vua, ban tước lộc khao thưởng cho các Tướng sĩ đã có công. Nhị vua phong cho bà tước hiệu là Phương Dung Công chúa.

Khi dự tiệc chiến thắng khao thưởng từ triều đình trở về, đến xứ Đồng Lăng, làng Yên Phú thì trời đất chuyển động, vân đằng vũ lượn, điện sáng lôi vang cung rước Sư bà về cõi thiên giới, còn nhị vị đệ tử trở về thủy cung, nhằm ngày mùng 7 tháng 11 (âm lịch) năm 40 Sau Công Nguyên.

Buổi lễ quyết định đặt tên đường Phương Dung, một lần nữa đã thể hiện sự tri ân, ghi nhận nhằm nêu cao công hạnh và công lao đóng góp của Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc, cũng như trình bày những cơ sở, tiến trình đặt tên tuyến đường Phương Dung, đồng thời Công bố và trao quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng di tích lịch sử Văn hoá cấp Thành phố của đình Yên Phú.

Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thông tin TP Hà Nội trao Quyết định công nhận đình Yên Phú là Di tích lịch sử văn hóa cấp TP.

Tuyến đường mang tên Sư bà Phương Dung, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được xác định từ ngã 3 giao cắt điểm cuối đường Ngọc Hồi tại cầu Ngọc Hồi và Di tích chiến thắng Ngọc Hồi đến hết địa phận huyện Thanh Trì (cầu Quán Gánh) có chiều dài 2.750m, rộng 20m. Đây sẽ là tuyến đường góp phần quan trọng vào các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực; chuyên chở sự hội nhập để phát triển, góp phần tiếp nối xứng đáng công hạnh mà Sư bà đã tạo dựng và cống hiến.

Đối với đình Yên Phú thờ Sư bà Phương Dung và 2 đệ tử của bà là Trung Vũ và Đài Liệu, đình xưa kia còn gọi là nơi Quốc tế (cả nước tế lễ). Nơi đây từng có các vua triều Nguyễn về tế lễ, là nơi ghi dấu biết bao sự kiện thăng trầm của lịch sử và đời sống chính trị-xã hội, vừa là địa điểm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, gắn bó với bao thế hệ người dân.

Đình hiện nay còn lưu giữ 23 đạo sắc từ triều Hậu Lê đến triều Nguyễn. Ngày 18/9/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định Số 4866-QĐ/UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Phú xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ về các danh nhân, các anh hùng, về các địa danh và các sự kiện lịch sử...

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Phong - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: “Những chiến công và sự đóng góp của Sư bà Phương Dung là niềm vinh dự, tự hào đánh dấu bước phát triển về mọi mặt của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo huyện Thanh Trì nói riêng. Để tên tuổi, sự nghiệp, hoạt động của Sư bà Phương Dung được sống mãi cùng Đạo Phật và dân tộc, đồng thời cũng để làm tốt công tác giáo dục truyền thống văn hoá cách mạng của địa phương".

Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Phong đề nghị Phòng Văn hóa - Thông tin, phòng Giáo dục và đào tạo, UBND xã Liên Ninh có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động "về nguồn", giới thiệu nội dung giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng của di tích và ý nghĩa tên tuyến đường; tiếp tục duy trì, tôn tạo giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích làm cho di tích đình Yên Phú và tuyến đường Sư bà Phương Dung ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn./.

Nguồn: Người Hà Nội

Trở về đầu trang
   Đình Yên Phú xã Liên Ninh huyện Thanh Trì Hà Nội thờ phụng Phương Dung công chúa nhị vua Hai Bà Trưng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Tuyên Quang: Lễ hội giã cốm của người Tày ở Chiêm Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • TP. Hồ Chí Minh: Ra mắt mộc bản “Như Lai ứng hiện đồ” nhân dịp Đại lễ Vesak 2025
  • Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung nghinh đến Việt Nam
  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Bắc Giang: Lạng Giang quy hoạch mở rộng đền Bà Chúa Then
  • Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    135
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch