• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Quán Sông, đình Vân Côn thờ phụng danh tướng Ả Lã Nàng Đê triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng

Quán Sông, làng Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là ngôi quán thờ Thành Hoàng làng cùng như ở đình là nữ danh tướng Ả Lã Nàng Đê thời Nhị vua Hai Bà Trưng. Tương truyền khi tuẫn tiết thi thể bà đã dừng ở đây, khi rước hội cũng rước ở đây.

Thần tích của nữ danh tướng Ả Lã Nàng Đê tương đồng với thần tích của Nhị vua Hai Bà Trưng. Quán thờ tên hiệu Thánh Bà Trấn Quốc Uy Linh Quốc Vương Thiên Tử, cũng có em trai là quốc công, cùng vua Trưng Trắc đánh giặc hy sinh và trôi về Vân Côn rồi Phú Hạng.

Vân Côn là một ngôi làng cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội với những nét đặc trưng rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, cơn bão đô thị hóa đã vùi lấp những nét cổ xưa ấy đi và thay vào đó là nhiều nhà tầng khang trang, đường làng đổ bê tông và nườm nượp xe máy. Nếu không có ngôi đình, gốc đa, ao cá và giếng nước giữa làng thì chắc hẳn mọi người sẽ không thể tin rằng ở đây còn lưu giữ được một truyền thống cổ xưa đến thế.

Dù kinh tế đã phát triển, nhiều giá trị truyền thống xưa bị mai một. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, hỏi bất cứ ai ở hai làng này, từ già đến trẻ về tục lệ kết nghĩa anh em, trai gái không được lấy nhau có từ lâu đời giữa làng Vân Côn và làng Phú Hạng thì ai cũng đều vanh vách kể lại được.

Tương truyền rằng, khi xưa trước khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra, từ tướng đến quân đều đến dòng sông Hát Môn mà thề rằng: “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”… Nhị vua Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) đã nhận được sự ủng hộ của toàn dân cùng sự giúp sức của các nữ tướng kiệt xuất như: Thánh Thiên, Lê Chân, Thiều Hoa, Ả Đã, Ả Túc, Ả Lã Nàng Đê, Bát Nàn…

Mọi người đều thề một lòng theo hai nữ tướng đến cùng. Để giữ trọn lời thề, khi cuộc khởi nghĩa thất bại, các tướng quân đã cùng Hai Bà Trưng trẫm mình xuống dòng Hát Môn.

Trong số những tướng của Hai Bà Trưng trẫm mình xuống sông thời đó, có nữ tướng Ả Lã Nàng Đê. Thi thể của bà đã trôi từ dòng Hát Môn xuống Hát Giang (tức sông Đáy ngày nay), đến đoạn Vân Côn thì ở lại đó. Thời ấy vì lo chạy giặc, mặt khác lo sợ bị liên lụy, người dân không ai dám bén mảng đến xác của bà. Về sau xác của bà trôi xuống đến thôn Phú Hạng, người dân nơi đây cũng lo lắng, sợ hãi không kém.

Nhưng, cảm phục trước tinh thần yêu nước của vị nữ tướng này, nhân dân hai làng đã bất chấp nguy hiểm vớt xác bà lên để an táng. Tuy nhiên, vì hai làng khác nhau, nên mỗi làng có một miếu thờ riêng, ở Vân Côn lấy tên là Quán Sông, còn Phú Hạng đặt tên Quán Ngọ. Và cũng từ đó, hai làng tôn bà là Mẫu rồi kết nghĩa anh em, sống hòa thuận với nhau cho đến tận bây giờ.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 Quán Sông, đền thờ phụng danh tướng Ả Lã Nàng Đê

Đến thời Lê, đình làng Vân Côn được xây dựng và nữ tướng Ả Lã Nàng Đê được đưa vào đình thờ cùng 3 vị thánh, còn Quán Sông vẫn còn, nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng.

 
 
 

Đình làng Vân Côn

Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, cả hai làng đều mở hội tưng bừng nhằm tưởng nhớ đến công ơn của nữ tướng Ả Lã Nàng Đê. Theo đó, ở Phú Hạng cứ vào ngày mồng 6, tháng Giêng, ở Vân Côn vào ngày 12/2 (âm lịch) lại tổ chức rước kiệu.

 
 
 
 
 
 

 Cho đến tận bây giờ, sau hàng trăm năm làng Vân Côn và làng Phú Hạng vẫn giữ nguyên lời thề: Trai gái hai làng tuyệt đối không được cưới nhau.

Cho đến tận bây giờ, sau hàng trăm năm làng Vân Côn (xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội) và làng Phú Hạng (xã Tân Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vẫn giữ nguyên lời thề: Trai gái hai làng tuyệt đối không được cưới nhau.

Nhiều khách lạ đến làng nghe chuyện tưởng đó là kết quả của một mối thâm thù truyền kiếp, đời đời ngăn sông cách chợ, hoặc chí ít nó cũng liên quan đến lời nguyền độc địa nào đó. Tuy nhiên, họ đều sai cả. Việc “kiềng” mặt, trai gái không lấy nhau của hai làng lại là một nét văn hóa dị biệt “có một không hai”. Và chính điều này đã làm cho hai làng trở thành một “đại gia đình”.

Lời thề làng cổ

Hỏi chuyện những cụ già nhất làng, cũng không ai có thể nhớ rõ tập tục này có từ bao giờ, lịch sử và nguồn gốc không còn văn bản nào ghi lại. Thế nhưng, người ta vẫn răm rắp làm theo phong tục ấy bằng một thái độ nghiêm cẩn và coi đó là một quy định thiêng liêng. Đây chính là tục kết chạ, nghĩa là kết nghĩa anh em giữa hai làng.

Không ngoa khi khẳng định làng Vân Côn và Phú Hạng là một đại gia đình lớn nhất Việt Nam. Vân Côn có 2.453 nhân khẩu và Phú Hạng có 2.732 nhân khẩu. Mọi khó khăn, ngọt bùi đều được hai làng chia sẻ cho nhau. Mọi người đều tôn trọng lẫn nhau, hai làng đều dành cho nhau những tình cảm tôn trọng, đến nỗi dù là người già thế nào, nhưng khi gặp bất cứ ai dù già hay trẻ, dù trai hay gái ở làng kia cũng đều tôn kính nhún mình lễ phép chào… anh cả.

Nhờ sự truyền dạy tỉ mỉ của đời trước cho đời sau, nên tình nghĩa giữa hai làng ngày càng bền chặt, từ các cụ già người còn, người mất, đến lớp trẻ dù ở nhà hay đi xa, mọi người vẫn đều có ý thức cùng gìn giữ truyền thống tốt đẹp có một không hai này…

Nguồn: VTC - Đền Miếu Việt

Trở về đầu trang
   Đền Sông Đình Vân Côn danh tướng Ả Lã Nàng Đê Nhị vua Hai Bà Trưng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đền Thánh Tam Giang, Kim Lũ, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát
  • Đền Long Đại, Đình Bảo Vệ Long Xuyên thờ phụng thánh Trương Hát triều đại Triệu Việt Vương
  • Đình chùa Cao Xá, xã Cao Xá, thờ phụng Tam Quan đại vương thời Hùng Vương và 26 bà mẹ có công đức với làng
  • Đình làng Tĩnh Luyện xã Đồng Tĩnh thờ phụng Quý Minh Đại vương, Quý Lan Nương công chúa, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam Đại vương
  • Đình Chàng Nam - Chùa Nam Thanh, thờ phụng thừa tướng Lữ Gia và quý phi Quế Hoa và Ngọc Dung Hoa nữ, cô của Lữ Gia thời hậu Triệu Đà
  • Đình Quan Nha, xã Yên Bắc thờ phụng nhị vị Thủy thần là Linh Lang, Hồi Chánh Cư Sĩ và thân mẫu Phạm Thị Thông triều đại Hùng Vương
  • Đền Bái Dương, xã Tuy Lộc thờ phụng Ngọc Dung Công chúa, Sơn Thánh Tản Viên, Mẫu Thượng Thiên
  • Đình Thanh Dương, thờ phụng vua Lê Đại Hành xuống cấp trầm trọng
  • Đình Thôn Giang, xã Viên Nội, thờ phụng vua Lý Nam Đế
  • Đình Bình Kiều, Hải An thờ phụng Đức Vương Ngô Quyền
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Phủ Bà, Yên Quang, thờ phụng Phương Anh Phu nhân, Phương Dung Công chúa và Thánh Mẫu Liễu Hạnh

    1351
  • Công trình Phủ Bà, công trình của cội nguồn văn hóa dân tộc “Uống nước Nhớ Nguồn”

    557
  • Cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài, thành phố Hải Dương, thờ phụng Tiên Dung Công chúa và Trương Mỹ đại vương

    472
  • Đừng để thế giới của con gói gọn trong chiếc màn hình phẳng, bố mẹ hãy đưa bé tới Nông trại vui vẻ khám phá mùa hè

    384
  • Đình Thanh Dương, thờ phụng vua Lê Đại Hành xuống cấp trầm trọng

    324

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch