Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.ở Việt Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được xây dựng đền thờ ở rất nhiều nơi như: Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Quốc Sư, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành và đặc biệt là đền thờ Trần Hưng Đạo.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, theo số liệu điều tra mới
nhất thì di tích đền trong toàn tỉnh là 54 điểm và được phân bố ở 11 huyện,
thành phố như sau (xếp theo thứ tự số lượng từ cao đến thấp): Huyện Lạc Thủy có
28 đền; Huyện Lương Sơn có 8 đền; Thành phố Hòa Bình có 5 đền; Huyện Cao Phong
có 4 đền; Huyện Lạc Sơn có 4 đền; Huyện Yên Thủy có 3 đền; Huyện Mai Châu và Đà
Bắc mỗi huyện 1 đền; 3 huyên Kim Bôi, Tân Lạc, Kỳ Sơn đến nay chưa tìm thấy loại
hình di tích đền.
Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy sự
phân bố không đồng đều của loại hình di tích này tại các huyện. Huyện nhiều như
Lương Sơn, Lạc Thủy. Huyện ít như Cao Phong, Mai Châu, có huyện không có đền
nào như Kỳ Sơn, Tân Lạc.
Đây là những huyện vùng sâu, vùng xa vùng cao của tỉnh Hòa
Bình. Khoảng cách về địa lý xa xôi cách trở, điều kiện kém thuận lợi về kinh tế,
xã hội nên số lượng loại di tích đền hạn chế hẳn, thậm chí có huyện còn không
có ngôi đền nào.
Về kiến trúc, Đền ở Hòa Bình không có quy chuẩn nào cụ thể:
Kiến trúc nhà sàn (8 điểm); kiến trúc là nhà xây cấp 4 (2 điểm); rồi đền được
thờ trong mái đá (1 điểm). Nhưng nhiều nhất vẫn là những ngôi đền với kiến trúc
đơn giản chỉ là 1 gian nhà nhỏ được dựng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá.
Trong số 54 ngôi đền thì chỉ có một vài ngôi đền là có kiến
trúc tương đối quy mô như: Đền Thượng, Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn; 2 đền
Thác Bờ trên lòng hồ sông Đà; Đền Mẫu, Phú Lão, Lạc Thủy những ngôi đền này mới
được xây dựng, tu bổ lại trong thời gian gần đây.
Trong 54 điểm đền, không điểm nào còn kiến trúc nguyên bản
chỉ còn lại 1 điểm còn dấu ấn của di tích là Đền Lâm Hóa, xã Lâm Hóa, huyện Lạc
Sơn còn sót lại phần hậu cung và 1 phần nhà tiền tế ghi lại niên đại . Đền chỉ
còn lại nền đất trống cũng khá nhiều 11 điểm.
Về niên đại của các di tích Đền ở Hòa Bình, cho đến hiện nay
vẫn chưa tìm thấy tài liệu hay công trình nào nghiên cứu về loại hình đền ở Việt
Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng xuất hiện từ khi nào? Đối với loại
hình di tích đền việc xác định niên đại qua các tiêu chí rất khó vì chúng không
đồng nhất.
Về kiến trúc của các ngôi đền cũng không đồng nhất qua các
thời kỳ, có đền thì được dựng bằng nhà gỗ kiên cố trạm trổ đẹp, có đền thì xây
cấp 4, hoặc một gian nho nhỏ, có đền thì làm theo kiến trúc nhà sàn. Do đền là
kiến trúc để thờ thần hay một danh nhân nào đó nên nó có thể ra đời khá sớm
cùng với việc dựng nhà và tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước
Việt.
Mặc dù tiêu chí để xác định niên đại cho các ngôi đền cũng gần
giống như tiêu chí xác định niên đại cho những ngôi đình. Về sắc phong, rất ít
ngôi đền được phong sắc. Các hiện vật trong đền thì sơ sài, các tư liệu thành
văn khác thì không có (sắc phong chủ yếu chỉ sắc cho vị thần thành hoàng được
thờ trong đình). Có lẽ cũng giống như hiện trạng chung của các ngôi đền ở Việt,
rất khó xác định thời điểm xuất hiện loại hình này tại tỉnh Hòa Bình.
Thông tin từ các cụ cao tuổi của địa phương không thể là bằng
chứng xác thực cho niên đại các di tích đền vì tuổi của các cụ còn quá trẻ so với
tuổi của di tích. Đền Thác Bờ cho rằng được xây dựng vào thờ Lê sơ Thế kỷ XV
theo chúng tôi không đủ sức thuyết phục vì không có chứng lý gì.
Hiện vật cổ nhất tại di tích hiện nay là một chiếc chuông có
niên đại Thành Thái năm thứ 16 (1904), tuy nhiên xác định niên đại di tích cũng
không hoàn toàn thô cứng là chỉ dựa vào hiện vật còn lại tại di tích vì thời
gian vài trăm năm, nhiều lần dịch chuyển, hiện vật gốc xa xưa thì đơn sơ mộc mạc
cho nên rất có thể đền không giữ lại được gì như vậy có thể ước đoán về niên đại
Đền Thác Bờ manh nha hình thành từ thế kỷ XV, phát triển mạnh vào thời Nguyễn;
Đền Lâm Hóa, xã Lâm Hóa, huyện Lạc Sơn ghi trên thượng lương năm khởi dựng 1940
nhưng theo các cụ cao tuổi cho biết đó là niên đại của lần sửa đền không phải
niên đại khởi dựng nhưng cũng theo các cụ thì năm khởi dựng cách đó khoảng 50
hay 60 năm gì đó thì niên đại của Đền Lâm Hóa cũng vào khoảng đầu thế kỷ XX.
Một bằng chứng nữa, tại Đền Thượng thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc
Sơn có một quả chuông do nhiều người công đức có ghi Bảo đại năm thứ 14 (Bảo đại
thập tứ niên) (1938)… Những dẫn chứng nêu ra chứng tỏ những đền còn lại ở Hòa
Bình có niên đại sớm nhất vào thời Lê sơ, phát triển mạnh vào thời Nguyễn ở Việt
> (thế kỷ XIX - XX) và tồn tại cho đến tận bây giờ.
Đoàn rước bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và rước sắc từ sân Đền Niệm về Đền Niệm.
Về nhân vật thờ tại đền: Theo lý thuyết những người có công
lớn với làng, xã hoặc gắn bó với một địa danh nhất định nào đó sẽ được phong
Thánh và thờ ở Đền. Thường hay thờ thánh mẫu (tứ phủ), tứ bất tử (Tứ bất tử là
tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là: Tản
Viên Sơn Thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, và Liễu
Hạnh Công Chúa). Thánh Gióng, Thánh Trần Triều. các đền ở Hòa Bình ngoài thờ
thánh: Tản Viên Sơn Thánh, Quốc Mẫu Hoàng Bà, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn,
Bà Chúa Mường, Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương)… còn thờ thêm cả các vị thần địa
phương là những người có công khai làng lập ấp (tương tự như cách thờ ở đình),
có nơi thờ cả người chết đói, chết trôi như Đền Đồng Bầu, xã An Bình, huyện Lạc
Thủy thờ người chết trôi dạt vào.
Một đặc điểm nữa của đền ở Hòa Bình ngoài thờ chính là thờ
thánh thì trong kiến trúc của mình bài trí thêm vài ban thờ Phật (tiền thánh hậu
phật), nhiều nơi do tri thức về tín ngưỡng dân gian và tôn giáo còn chưa được đầy
đủ bài trí Phật, Thánh hỗn độn gây ra sự dung hòa nhưng tạp nham trong nơi thờ
tự: Đền Tân Thịnh, Lạc Thịnh, Yên Thủy; Đền Mẫu, Phường Thịnh Lang, Thành phố
Hòa Bình…Nhiều đền, cá nhân, hay tổ chức quản lý đền đã cho xây dựng thêm rất
nhiều các ban thờ khác thành hỗn độn các
thánh, thần, Phật làm cho nhân vật thờ chính bị mờ nhạt đi như: 2 Đền thác bờ
thuộc huyện Cao phong và Đà Bắc, Đền thượng, Thị trấn Vụ bản, huyện Lạc Sơn; Đền
Phủ Chung, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy…
Đền thờ là một thiết chế của tín ngưỡng dân gian, ở tỉnh Hòa
Bình di tích loại hình Đền thờ không nhiều, nhưng khách quan đánh giá thì trong
hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng loại hình Đền đã thu hút nhiều du khách đến
các điểm di tích Đền nổi bật như: 2 Đền thác Bờ trên lòng hồ sông Đà, đền Mẫu,
xã Phú Lão, huyện Lạc thủy, đền Thượng, Thị trấn vụ Bản, huyện Lạc sơn… hàng
năm đón hàng vạn lượt du khách.
Loại hình di tích Đền ở tỉnh Hòa Bình không những là một thiết
chế hoạt động văn hóa tín ngưỡng thông thường nó còn là một tài nguyên để phát
triển kinh tế của địa phương nếu hoạt động của nó được quản lý và khai thác có
hiệu quả.
Nguồn: Báo Hòa Bình