• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Phong tục tập quán

Đình làng Nguyên Xá và phong tục họp làng ăn cơm trứng

Đình làng Nguyên Xá ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Đình Nguyên Xá tọa lạc tại thôn Nguyên Xá, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Lịch sử làng Nguyên Xá Nguyên Xá là làng lớn nhất trong bốn làng (Nguyên Xá, Ngoạ Long, Đình Quán, Văn Trì) hợp thành xã Phúc Diễn, trước Cách mạng Tháng Tám. Làng có 300 suất đinh trong tổng số gần 800 suất đinh của xã. Vì thế, làng được suy tôn là “trưởng xã”. Do đó trước đây, cổng làng Nguyên Xá có đề ba chữ Hán “Nguyên giả trưởng” nhưng tới ngày nay không còn.

 Cổng cổ làng Nguyên Xá

Ngày nay, làng Nguyên Xá thuộc phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đình làng Nguyên Xá ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội Nguyên Xá có một số dòng họ lớn như Nguyễn Trọng (chiếm hai phần ba dân số trong làng), Nguyễn Đức, Nguyễn Đăng, Vương. Xưa kia làng có 268 mẫu ruộng, song bị các làng khác xâm canh đến một phần ba. Dân làng có nghề làm bánh kẹo, gia công cho các chủ hiệu ở phố Hàng Ngang, Hàng Đường.

Đình làng Nguyên Xá Nguyên Xá xưa có ngôi đình lớn và đẹp nhất vùng. Đình gồm hai nếp theo kiểu cung điện nhà vua, có “hoàng cùn” và “sập ngự”. Đình do hai hiệp thợ, một hiệp chạm vẽ nổi, một hiệp chạn khắc chìm.

 
 
 
 

 Đình làng Nguyên Xá

Đình làng Nguyên Xá ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điều đáng lưu ý, đình không phải là nơi thờ thần, mà chỉ là nơi gặp mặt của dân làng, mỗi năm hai lần “Xuân – Thu nhị kỳ”.

Toàn thể nam giới trong làng, từ các cụ già xuống trẻ nhỏ biết đi đều được dự bàn việc làng, bàn việc xong ăn bữa “cơm trứng” với nhau. Mỗi mâm có bốn người, một nồi cơm tẻ, hai quả trứng, đĩa nộm uống rượu với nhau. Mỗi năm có một người của mâm phải sắm bữa cơm trứng này.

Đây là tục đẹp, thể hiện sự đoàn kết, cộng cảm của dân làng. Ngoài ra tại làng Nguyên Xá có một di tích quan trọng là ngôi miếu thờ thần Đồng Cổ (trống đồng). Như ta đã biết, miếu Đồng Cổ thờ trống đồng – một biểu tượng của văn minh Đông Sơn của người Việt cổ có ở phường Hồ Khẩu (nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ), Hàng năm vào ngày mồng 4 tháng Tư, quan quân triều đình về đây tế và làm lễ ăn thề sự trung hiếu.

Còn miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá gắn với truyền thuyết: một lần Vua Lý từ Thăng Long đi kinh lý ra phía Tây, đến làng Nguyễn Xá, voi của vua bỗng dưng vị ngã, ngà cắm xuống đất. Vua sai các quan vào miếu làm lễ cầu, mới biết miếu thờ thần Đồng Cổ rất thiêng, bèn lệnh từ năm sau, ngay sau khi tế và làm lễ ăn thề ở miếu Đồng Cổ (phường Hồ Khẩu), vua và triều thần lên miếu Nguyên Xá làm lễ.

Như vậy, miếu Nguyên Xá có tầm quan trọng quốc gia. Miếu nằm trên khu đất cao, có nhiều cây cổ thụ, phía trước có hồ bán nguyệt, bộ phận chính của miếu gồm dãy nhà năm gian, nối với hai giải vũ, phương đình và hậu cung.

Trong miếu còn lưu bản thần phả về thần Đồng Cổ, 8 đạo sắc của các triều vua ban cho thần (trước đây có đến 62 đạo). Phía bên phải miếu hiện còn tấm bia dựng năm Vĩnh Trị thứ hai (1677), nội dung nói về bà Vương Thị Nhượng – người làng, là vợ của quan Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm Y vệ, đã bỏ tiền giúp làng trùng tu đình, miếu và hiến 5 mẫu ruộng cho làng.

Làng Nguyên Xá còn chùa Thanh Lâm nằm ở ngoài đồng. Chùa có kiến trúc chữ “Đinh”, điêu khắc và các pho tượng mang đậm phong cách thời Lê. Trong chùa còn một quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ bảy (1799). Bài Minh trên chuông do Tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống (1787) soạn ca ngợi cảnh đẹp của chùa và của làng Nguyên Xá.

Nguồn: Văn hóa Tâm linh

Trở về đầu trang
   Đình làng Nguyên Xá thôn Nguyên Xá phường Minh Khai quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội di tích lịch sử văn hóa
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Nét đẹp làng hoa giấy Thanh Tiên xứ Huế
  • Văn hóa cồng chiêng giữa đại ngàn Tây Nguyên
  • Những lễ hội đầu năm trên khắp 3 miền
  • Món ngon ''bỏ xó'' - đặc sản bình dân
  • Đình làng Giếng Tanh, thờ phụng nhị thánh Triều đại Hùng Vương bảo hộ dân làng
  • Chuyện ở ngôi làng Trinh Tiết độc nhất vô nhị
  • Đình làng Trinh Nữ xã Yên Hòa thờ phụng thánh Cao Sơn Đại vương, quan Tổng Binh, Tây Cung Công Chúa, Tứ vị Hồng Nương
  • Đình Phù Lưu Thượng, thờ phụng vua Lý Nam Đế, vua Đinh Tiên Hoàng và Không Bảng đại vương triều Đinh
  • TP.HCM có một món hủ tiếu khiến khách Tây phải ca ngợi "may mắn mới được thưởng thức"
  • Bảo tàng biệt động Sài Gòn – Chuyện về những chiến sĩ biệt động huyền thoại
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Món “cháo mắc nhung” làm say lòng thực khách khi...

    Du lịch Tây Bắc hãy thưởng thức món cháo mắc nhung độc đáo, được chế biến từ một loại quả...

    768
  • Câu chuyện nâng tầm phở Việt tại Nga

    Hàng trăm quán ăn Việt Nam đang bán phở ở thủ đô Moscow của LB Nga, khi món ăn này ngày...

    619
  • Du lịch tâm linh là gì? 10 địa điểm du lịch tâm...

    Du lịch tâm linh là lựa chọn của rất nhiều du khách. Hình thức này không chỉ mang đến...

    593
  • Top 11 món ăn ngon Côn Đảo, bạn nhất định phải...

    Những món ăn ngon Côn Đảo luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực đặc biệt...

    583
  • Đảo Gò Găng – Điểm khám phá làng bè thú vị ở Vũng...

    Đảo Gò Găng thuộc xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3...

    583

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch