• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Nét đẹp truyền thống nghìn năm trong Lễ hội Hoa Lư 2024

Cùng với lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ dâng hương… tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024 là những nghi lễ truyền thống được nhân dân gìn giữ và duy trì.

 Lễ hội Hoa Lư năm 2024 được tổ chức với những nghi lễ truyền thống được nhân dân gìn giữ và duy trì hàng nghìn năm nay. Ảnh: Nguyễn Trường

Một trong những nghi lễ được thực hiện sớm nhất tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024 đó là lễ mở cửa đền tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ Vua Lê Đại Hành và dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ (tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư). Năm nay các nghi lễ diễn ra đúng dịp Kỷ niệm 1.100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế.

Lễ mở cửa đền diễn ra trước khi khai mạc Lễ hội Hoa Lư một ngày, bao gồm hoạt động dâng lễ phẩm và các nghi thức tế lễ; tế cáo thần linh, các vị Tiên Đế xin mở Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

 Lễ rước nước là một trong những nghi lễ chính của Lễ hội Hoa Lư. Ảnh: Nguyễn Trường

Tại lễ mở cửa đền, các vị cao niên, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình sẽ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã có công thống nhất non sông, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ, thịnh trị cho dân tộc.

Đồng thời, bày tỏ quyết tâm phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu mạnh, làm rạng danh quê hương Cố đô ngàn năm văn hiến.

Tiếp theo là lễ rước nước từ sông Hoàng Long về đền thờ Vua Đinh và được đưa vào nội cung để dâng lên bàn thờ Vua, bao sái tượng thờ và lau thần vị.

Đây là nghi thức đặc biệt ý nghĩa gợi nhớ đến tích Rồng vàng xuất hiện trên sông, đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông, cứu Vua thuở thiếu thời. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, nhớ ân nghĩa Rồng vàng, hằng năm Vua Đinh cho lập đàn tràng tế Thần Long và xin nước của dòng sông linh thiêng về tế ở Thái miếu, cầu quốc thái - dân an, mùa màng bội thu, no ấm. Sau khi Vua Đinh băng hà, tục lệ rước nước được duy trì về tế ở linh từ Hoàng Đế.

Lễ dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Lễ mộc dục được tiến hành ngay sau khi lễ rước nước đã hoàn tất. Lễ mộc dục còn gọi là lễ bao sái tượng và nhang án. Nghi lễ do lãnh đạo huyện Hoa Lư và xã Trường Yên thực hiện.

Tiếp đến là lễ tiến phẩm hay còn gọi là lễ hiến phẩm. Chính quyền và nhân dân địa phương dâng lễ phẩm lên đức Vua và thần linh để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các bậc Tiên đế, tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước, mở nền chính thống cho dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra còn có lễ rước kiệu với khoảng 10 kiệu của các đền, phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tham gia.

 Nghi lễ rước kiệu tại Lê hội Hoa Lư năm 2024. Ảnh: Nguyễn Trường

Cuối cùng là lễ tạ diễn ra tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành và Nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ. Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Lư cùng các vị cao niên của xã Trường Yên kính cẩn thắp hương cáo yết, tế tạ với các bậc tiên đế, tiền nhân.

Các nghi lễ truyền thống được duy trì thực hiện trong Lễ hội Hoa Lư mang đậm bản sắc của văn hóa dân tộc kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố lịch sử - văn hóa – tâm linh.

Qua đó tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Trường

Nguồn: Báo Lao Động

Trở về đầu trang
   Du lịch Ninh Bình lễ hội
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Đình Thanh Sơn, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát và Châu Lan Đại vương
  • Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của Đình đá Tiên Phong
  • Xá lợi Đức Phật trở về Ấn Độ sau hành trình tôn trí tại Việt Nam
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa
  • Hà Nam: Đình Quan Phố đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia
  • Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
  • Đờn ca tài tử và cải lương làm nên sức hút cho du lịch Tiền Giang
  • Xá lợi Đức Phật được tôn trí, an vị tại chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng)
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    174
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp...

    Chùa Dàn, có tên chữ là Trí Quả tự, còn gọi là Chùa Dàn Phương Quan hay Chùa Dàn Câu là...

    132
  • Hải Dương: Phường rối nước Thanh Hải được công...

    Nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải (Thanh Hà, Hải Dương) có lịch sử hơn 300 năm.

    129
  • Quảng Nam: Tây Giang hướng đến phát triển du lịch...

    Với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng tự nhiên, giá trị bản...

    123
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    103

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch