• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Ẩm thực

Bánh canh 10.000 đồng của cụ bà U90

THỪA THIÊN - HUẾ. Bán bánh canh giá 10.000 đồng một tô, quán ăn nhỏ của mệ Dư 82 tuổi, bên cạnh đình làng Nam Phổ luôn đông khách ra vào.
Với người dân làng Nam Phổ, dường như không còn ai xa lạ với hình ảnh bà Dư với mái tóc búi gọn sau gáy, tay thoăn thoắt múc bánh canh ra tô bán cho khách. Hơn 60 năm làm nghề, bà là một trong những người có thâm niên bán bánh canh - món hàng rong đặc sản của làng lâu đời nhất.
"Tôi là thế hệ thứ 4 trong gia đình bán bánh canh, bắt đầu bán từ lúc 16 tuổi, mặc áo dài gánh hàng rong trên từng con phố. Thời đó còn đi chân đất, không có dép giày mà mưa nắng gì cũng bán", bà cười và nói. Đến khi sức khoẻ không còn cho phép, cách đây khoảng 30 năm, bà thuê một mảnh sân ở gần nhà, cạnh đình làng để mở quán. Quán của bà có khoảng 7 - 8 chiếc bàn nhựa và những chiếc ghế thấp. Dù con cái muốn bà nghỉ ngơi nhưng bà muốn bán cho khỏi nhớ nghề.
 
 Dù lớn tuổi, bà vẫn rất khéo léo và nhanh tay làm bánh canh. Ảnh: Bảo Ngân
Mỗi ngày, bà Dư dậy từ 4h để trộn bột làm bánh canh. Thay vì nhồi và cắt sợi như các loại bánh canh khác, bà cho bột vào túi ni-lông sạch, cắt lỗ nhỏ rồi cho nước bột chảy thành sợi xuống nồi nước đang sôi. Đây là công đoạn khó nhất khi nấu bánh canh Nam Phổ, bột phải sệt vừa phải, khi chín có độ dai nhẹ.
Bà cho biết, hương vị đặc trưng của bánh canh Nam Phổ là nước dùng làm từ nước luộc vỏ tôm tươi, thêm nước mắm và ruốc để tạo mùi vị đặc trưng của xứ Huế. Khi nước sôi thì cho thêm bột gạo để tạo nên độ sệt, đổ nước dùng vào nồi sợi bánh canh vừa làm rồi khuấy đều tay.
 
 Bánh canh là món hàng rong đặc sản của làng Nam Phổ, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Không ai biết món ăn có từ bao giờ nhưng ở làng có nhiều gia đình đã gắn bó với nghề bán bánh canh 3-4 đời. Ảnh: Bảo Ngân.
Bánh canh ăn kèm thêm chả được làm từ tôm, thịt ba chỉ xay, hạt tiêu, hành tím, muối. Tất cả trộn đều, giã nhuyễn sau đó vo tròn thành viên nhỏ. Tôm làm chả là tôm gân ở vùng nước lợ, có thịt ngọt, chắc, không tanh. Nồi nhân bánh canh sánh đặc, được thêm chút dầu điều để tạo màu đỏ tươi và hành lá để tăng thêm mùi vị. Khi múc bánh canh ra tô, du khách chan thêm chút nước mắm ruốc với những lát ớt xanh (ớt cao sản) cay để món thêm tròn vị.
Mặc dù có nhiều hàng quán bán bánh canh Nam Phổ trong thành phố Huế, nhưng nhiều thực khách vẫn tìm xuống tận làng Nam Phổ để thưởng thức đặc sản chính gốc. Thuỷ Phan (25 tuổi), một du khách cho biết: "Đây là món ăn tuổi thơ của mình. Ngày trước mình hay thấy mẹ mua bánh canh gánh của các cô, các dì, sau này lớn mới có dịp về tận làng để thưởng thức chính gốc. Bánh canh ngon, vừa miệng, bột mềm không vữa. Tuy nhiên có một điểm có thể cải thiện là bà nên đeo bao tay để đảm bảo vệ sinh".
 
 Chén nước mắm cao sản đặc trưng của Huế. Ảnh: Bảo Ngân
Quán của bà Dư bắt đầu bán từ 13h đến khi hết hàng. Thông thường, bán đến 17h là nồi bánh canh đã cạn. Giá bán là 10.000 đồng một tô bình thường, tô nhỏ 5.000 đồng. Bên cạnh bánh canh, quán còn bán thêm bánh ram ít, bánh nậm, bánh lọc với giá 10.000 đồng một phần. Để đến quán, từ thành phố, du khách men theo con đường Phạm Văn Đồng (Quốc lộ 49 hay đường về biển Thuận An) rồi rẽ trái ở ngã ba, đi thẳng thấy đình làng Nam Phổ là đến nơi.
Bảo Ngân
Trở về đầu trang
   bánh canh Huế ẩm thực
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đưa mỳ Quảng lên bàn tiệc thế giới
  • Khai mạc Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
  • Trà Vinh: Trải nghiệm văn hoá ẩm thực tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ II
  • Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh của Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế
  • Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực ngành bếp theo chuẩn quốc tế
  • Tổ chức Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    108
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch