• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaChợ Việt nam
  • UKEnglish

Chợ Việt Nam

Hoài tích xưa Chợ Mới Ông Già và Truyền thuyết về Cha con Thánh Chử Đồng Tử

Tương truyền, việc buôn bán, trao đổi hàng hóa gắn liền sự tích cha của Chử Đồng Tử là Chử Cù Vân bán cá tại chợ Mới Ông già (nay thuộc thôn Vân La, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội).

Câu chuyện nặng tình phụ tử

Ông Nguyễn Văn Đễ, 78 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Vân La đọc câu ca dao cổ “Mùng một chợ Mới ông già, mùng hai chợ Mễ, mùng ba chợ Bằng”. Ý ông muốn nói rằng, trong ba chợ lớn nhất thời xưa vùng này, thì chợ Mới ông già vẫn là chợ sầm uất nhất, đến nỗi ngay ngày mồng một đầu tháng đã phải đi ngay chợ Mới ông già để có thể sắm sửa đầy đủ đồ đạc, thức ăn.

Chúng tôi được ông Đễ dẫn tới thăm đình làng Vân La, lại được kể về sự tích hai cha con Chử Cù Vân sống ở đời Hùng Vương thứ 18. Quê gốc của hai cha con ở làng Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chẳng may nhà bị cháy, toàn bộ gia sản bị ngọn lửa thiêu rụi, chỉ còn lại một chiếc khố, hai cha con thay nhau mặc.

Chử Cù Vân bèn mang con đi tha hương, mò cua bắt cá bên bờ hữu ngạn sông Cái (sông Hồng ngày nay), đoạn chảy qua bãi đất tổng Xâm Hồ và bãi Tự Nhiên (nay là xã Hồng Vân). Bắt được nhiều tôm, cá ăn không hết, Chử Cù Vân mới mang lên bờ chỗ một gò đất cao và bán cho dân làng.

Ông Đễ đố tôi luận, nhưng sau vài lần “đoán mò” ông mới giải thích cho tôi thấu. Khi Chử Cù Vân ngồi nhiều ngày rồi quen chỗ nên thành chợ, dân làng gọi là “mới” vì trước đây họ chưa biết chợ là gì, còn Ông già có thể hiểu theo hai nghĩa đó là “có một ông già ngồi bán cá” hoặc “Chử Cù Vân ngồi bán cá và có các ông già ra ngồi cùng”, đó là những gì tôi được các cụ trong làng kể lại từ hồi còn bé tí, ông Đễ khề khà vuốt bộ râu dài mướt.

Thăng trầm phiên chợ

Tôi và ông Đễ thong dong chiếc xe đạp quanh chợ Mới ông già, tuy vậy, bây giờ là chợ “Mới” theo đúng nghĩa đen vì chợ Mới ông già chỗ Chử Cù Vân bán cá năm xưa ở ngoài đê. Vào thời nhà Lý, do lũ lụt nhiều nên phải đắp đê Cơ Xá, chợ Mới ông già phải di dời vào phía trong đê.

Ông Đễ hồi tưởng lại những ngày thơ bé cùng bạn bè ra chăn trâu, đá bóng, biết nơi đây là gắn liền với huyền tích chợ Mới ông già nên hết sức tự hào. Thậm chí, hồi ông còn nhỏ nơi gò đất này vẫn có người buôn bán. “Bánh đúc ông Đọt/Bánh ngọt cụ Đa/Bánh khoai ông Xán/Bánh rán cô Nga… những câu vè không bao giờ quên với lớp người như ông Đễ ở làng Vân La. Tuy vậy, nay gò đất cũng đã không còn.

Tương truyền, chợ Mới Ông già xưa kia giao thương khá mạnh, nơi đây là trung tâm buôn bán phía đông nam của kinh thành Thăng Long. Chợ họp quanh năm các mặt hàng phổ biến, chỉ có gia súc, con giống họp theo phiên chợ, một tháng sáu phiên vào các ngày mùng 3, mùng 8. Nằm ven sông Hồng nên hàng hóa đi theo đường thủy từ các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định… được chuyển lên rất nhiều mà lại chỉ mất nửa ngày gánh bộ là lên tới kinh thành Thăng Long.

Đánh thức di tích ngàn năm

Đối với nhiều người kinh doanh, buôn bán, họ coi chợ Mới Ông già như là chợ tổ - nơi bắt nguồn mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại ở Việt Nam và Chử Cù Vân được coi là ông tổ nghề.

Tuy nay chợ Mới Ông già cũ đã không còn gó đất, chớ Mới ông già mới không còn sầm uất chợ như trước nhưng vẫn mang dấu tích của hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, Bởi thế, chợ Mới Ông già xứng đáng trở thành một địa chỉ văn hóa giàu chất nhân văn, sâu sắc tình phụ tử cần được phục dựng bảo tồn.

Chợ Mới Ông già cổ tuy hiện chỉ là bãi đất trống những đã được chính quyền xã Hồng Vân quy hoạch để xây dựng đền thờ Chử Cù Vân và ghi nhớ dấu tích ngôi chợ đầu tiên của nước ta.

Quanh khu vực này còn có đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa ( Nhị vị phu nhân) khá nhiều: Như đền Dạ Trạch ( Đa Hòa ) bên kia sông Hồng thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên nơi Chử Đồng Tử và Nhị vị Phu nhân hóa về trời; đền thờ ở làng Chử Xá, Gia Lâm – quê nhà của hai cha con; đình Hạ - Thượng xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín nơi Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung công chúa.

 

Tháng 11 năm 2020 Chợ Mới Ông Già được kỷ lục Guinees Việt Nam công nhận là " Ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết Cha con Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương Việt Nam.

 

Ngay như Đình Vân La cũng thờ Chử Đồng Tử và Nhị vị Phu nhân nhưng chưa có nơi nào thờ riêng Chử Cù Vân và ghi dấu tích chợ Mới ông già. Vậy nên, dân làng Thôn Vân La rất mong muốn dùng tâm sức người sức của để xây dựng đền, để lưu giữ, nhắc nhở cho con cháu muôn đời sau.

Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Huyện Thường Tín

Trở về đầu trang
   Chợ Mới Ông Già Chử Cù Vân Chử Đồng Tử thờ phụng Thường Tín Hà Nội
1.571429   Tổng số:7 lượt

Các tin khác

  • Hình ảnh chợ nổi tiếng hút khách du lịch ở Đà Nẵng vừa được "thay áo mới"
  • Rộn ràng mùa tôm tít, loại đặc sản tuyệt hảo vùng biển Nha Trang
  • Những phiên chợ Tết có một không hai của người Việt
  • Người dân Hà Nội nô nức đi chợ hoa đêm trong những ngày giáp Tết
  • Đào, quất rộn ràng xuống phố đón Tết Quý Mão 2023
  • Chợ phiên Chiềng Đi huyện Vân Hồ, Sơn La
  • Lập kèo đu đưa ở chợ Hàn Đà Nẵng ăn chơi shopping thả ga giữa lòng phố biển
  • Lạc lối ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ thiên đường rực rỡ giữa lòng Sài Thành
  • Lạc lối ở thiên đường ẩm thực chợ Châu Đốc
  • Xúng xính áo quần rồi rủ nhau lên 4 chợ phiên Tây Bắc ngay thôi nào!
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Du lịch tâm linh là gì? 10 địa điểm du lịch tâm...

    Du lịch tâm linh là lựa chọn của rất nhiều du khách. Hình thức này không chỉ mang đến...

    1063
  • Khánh thành tu bổ di tích đình Trường Lâm

    Đình Trường Lâm thờ Linh Lang đại vương vừa được đầu tư tu bổ với tổng kinh phí khoảng...

    625
  • Món ốc "kỳ lạ" ở Việt Nam khiến thực khách mỏi...

    Con ốc bé đến mức khó cầm trên tay nhưng lại khiến biết bao người kiên nhẫn ngồi say sưa...

    499
  • Núi Bà Đen Tây Ninh sẽ tổ chức Lễ vía Quán Thế Âm...

    Trong hai ngày 19 & 20/2 âm lịch (tức mùng 10-11/3/2023), tại quần thể tâm linh núi Bà...

    436
  • Đình làng Nghĩa Chỉ, thờ phụng Bố Cái Đại vương...

    Đình Nghĩa Chỉ, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đình Nghĩa Chỉ thờ Uy Linh...

    423

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch