• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Thanh Quang, Hoài Đức thờ phụng Ngũ vị Đức Đại vương

Đình Thanh Quang, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội thờ phụng thành hoàng làng Ngũ vị Đức Đại vương Đông thắng thần châu, Tây ngưu hạ châu, Nam thiên bộ châu, Bắc ca lâu châu và Trung cung châu.

Theo truyền thuyết dân gian và các tư liệu Hán văn hiện còn lưu giữ tại di tích thì Thành hoàng làng Thanh Quang có duệ hiệu là Ngũ vị đức đại vương. Theo Dịch học, Ngũ vị tương ứng với ngũ phương; Ngũ vị là sự linh ứng của năm vị thần trấn giữ ngũ phương: Đông thắng thần châu, Tây ngưu hạ châu, Nam thiên bộ châu, Bắc ca lâu châu và Trung cung châu.

Đình kết cấu theo kiểu chữ “đinh” gồm các hạng mục công trình Nghi môn, Đại bái, Hậu cung.

Nghi môn đình Thanh Quang được tiền nhân thiết kế theo kiểu truyền thống gồm chính môn, tả, hữu môn. Chính môn kết cấu hai cột trụ biểu lớn. Trên đỉnh cột trụ đắp tứ phượng cách điệu hoa dành, bên dưới là tứ long cùng quay về bốn hướng, tiếp đến bốn ô lồng đèn vuông trang trí tứ linh. Thân trụ soi gờ kẻ chỉ, đắp nổi các câu đối chữ Hán. Cổng pháo xây mô phỏng kiểu thức chồng diêm, 2 tầng 8 mái. Bao quanh di tích xây tường hoa khép kín.

Đại bái đình Thanh Quang được tiền nhân thiết kế khá đồ sộ, bảo tồn được khá nhiều yếu tố gốc. Nét cổ kính được thể hiện ngay từ bộ mái đình. Bộ mái đình xoè rộng với bốn mái đao cong thanh thoát, nhẹ nhàng. Hai đầu bờ nóc đắp hai con kìm Makara bằng vôi vữa tạo nên sự uyển chuyển cho bộ mái; diềm mái còn được trang trí các dải hoa văn hoa lá nối tiếp nhau.

Bên dưới bộ mái là hệ thống cửa bức bàn. So với hai gian bên thì kích thước cửa gian giữa rộng, cao hơn nhưng ngưỡng cửa thì lại thấp hơn, hai gian bên ngưỡng cửa khá cao phải xây các bậc đi lên. Từ thực tế đó, chúng ta có thể đoán định rằng thuở trước đình có kết cấu sàn đình ở hai gian bên.

Tòa Đại bái, tương ứng với ba gian hai chái là các bộ vì đỡ mái kết cấu trên bốn hàng chân cột có đường kính lớn được kê trên chân đá tảng, hoa văn cánh sen mang phong cách thời Lê. Trên các thân cột đều còn lỗ mộng mang dấu tích của đình sàn xưa.

Kiểu thức kết cấu các bộ vì ở toà Đại bái cũng mang phong cách khác nhau. Bộ vì phía trái gian giữa kết cấu theo kiểu “thượng vì chữ đinh, nách chồng rường cốn, bẩy hiển”. Bộ vì phía phải gian giữa kết cấu theo kiểu thức “vì chữ đinh kẻ suốt”. Bộ vì phía trái gian bên kết cấu theo kiểu “thượng giá chiêng chồng rường, nách chồng rường, hạ bẩy”. Bộ vì bên phải kết cấu kiểu thức “thượng giá chiêng chồng rường, hạ kẻ”. Bộ vì gian trái kết cấu theo kiểu thức “vì kèo trụ nọc, cốn chồng rường, kẻ”.

Đề tài trang trí trên đình làng Thanh Quang chủ yếu xoay quanh hình tượng rồng. Hai đầu dư bộ vì gian giữa, gian bên được nghệ nhân chạm đầu rồng: Miệng rồng ngậm ngọc, mắt lồi, tai thú, các đạo mác bay thẳng ra phía sau trông rất oai nghiêm. Trên các bức cốn chồng rường được chạm hình tượng rồng với kỹ thuật chạm lộng, bong kênh.

Hậu cung kết cấu dạng gác lửng có cửa bức bàn đóng kín ngăn cách với không gian bên ngoài. Trong Hậu cung bài trí các di vật quý như 1 bộ long ngai, 3 đôi câu đối, 2 hoành phi, 9 đạo sắc phong.

Đình đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Nguồn: Người Hà Nội

Trở về đầu trang
   Đình Thanh Quang xã An Thượng huyện Hoài Đức Hà Nội thờ phụng Ngũ vị Đức Đại vương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đình làng Liễu Khê, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia
  • Đình làng Xuân Hội, Tiên Du thờ phụng Quảng Phúc Đại pháp sư và hai vị thiên thần thời Lý
  • Đình Hương Vân, Tiên Du thờ phụng thần Cao Sơn, Minh Công đại vương và Diệu Nương
  • Đình Tô Khê, Gia Lâm thờ phụng nhị tướng của Phù Đổng Thiên vương
  • Đình Tử Dương, thờ phụng Đại vương Long Quốc, con của Lạc Long quân
  • Cuộc đời bí ẩn của 'công chúa tình báo' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
  • Đình làng Hoài Thị, Tiên Du thờ phụng công chúa Đống Long thời vua Lý Nhân Tông
  • Đền thờ Triệu Việt Vương - Thị trấn Yên Ninh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    137
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV và rủi ro thương mại gia tăng

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch