• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Tiền Lệ, nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thời Hậu Lê

Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ XVII. Đình thờ phụng Thành hoàng là Nhu Hòa Vương và tướng Lý Phục Man thời vua Lý Nam Đế.

Đình Tiền Lệ căn cứ theo văn bia thì được khởi dụng vào khoảng thế kỷ 17. Đình thờ phụng Nhu Hòa Vương, là người địa phương, có công tổ chức nhân dân chống vỡ đê và lũ lụt, đình phối thờ Lý Phục Man, danh tướng dưới triều vua Lý Nam Đế.

Đình được tu sửa lớn vào thời Nguyễn nhưng vẫn giữ kiến trúc và các mảng chạm khắc trang trí từ khi khởi dựng. Sau chiến tranh, ngôi đình được dân làng tu sửa nhỏ năm 1994. Năm 2012, đình xuống cấp trầm trọng và kẻ trộm đã lấy đi toàn bộ các bức hoành phi, câu đối trong toà đại bái. Năm 2017, ngôi đình cổ này được đại trùng tu.

Đình quay hướng tây, lưng dựa vào triền đê Song Phương. Từ đường đê đi xuống qua dãy bậc thang rộng rãi đến sân đình, phía trước đình là cánh đồng ven sông. Chính điện của đình có bậc tam cấp, hai bên đặt đôi rồng đá chạm khắc với hoa văn sóng nước cách điệu được tạo tác từ đá khối lớn.

Toà đại bái gồm 5 gian, 2 dĩ. Ba gian chính điện lớn, hai gian kế bên nhỏ hơn. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu “chồng rường, đẩu kê”. Bốn mái đình không có mè mà chỉ có dui, đòn tay đặt trên đấu kê, mái lợp ngói mũi hài. Hậu cung hai gian kết nối với gian chính điện toà đại bái theo kiểu chữ Đinh.

Đình có 2 mái chính và 2 mái đầu hồi giao nhau ở âu tàu, đầu hồi tòa Hậu Cung đắp nề hổ phù ngậm chữ “Thọ”. Bờ nóc được gắn trang trí gạch hoa tranh và “Lưỡng long Quán Nhật”. Bờ guột phân cách giữa mái chính và mái phụ gắn tượng nghê.

Hai bờ nóc gắn hai con kìm ngậm hoa chanh, đầu hướng phía trước, chân đạp phía sau, đuôi cuốn hình tròn nhô cao. Cuối bờ dải là những con sô hướng lên bờ nóc đầu cúi xuống dưới. Trên cùng bờ dải và phần mái uốn đầu đao gắn một đôi chim phượng đất nung.

Tương tư như những ngôi đình thời Lê, đình Tiền Lệ là ngôi đình sàn, theo các dấu tích lỗ mộng còn trên thân cột và ván bưng. Gian chính điện có khảm lửng, hai bên là hai ban thờ thần linh và thần thổ địa.

Đình Tiền Lệ được trang trí bằng những mảng chạm khắc gỗ với nghệ thuật tinh xảo. Trên 2 bộ vì gian chính điện, đầu rồng được chạm khắc trang trí trên các đầu dư mang đậm dấu ấn thời Lê. Bộ vì gian bên được chạm khắc rồng, hoa văn cách điệu phần ghép mộng giữa câu đầu và kể suốt. Một số đấu kê dài được chạm khắc rồng. Các đầu bẩy kẻ hiên cũng được chạm khắc đầu rồng, rồng vờn mây, hoa lá cách điệu tinh xảo.

Con rồng, đầu rồng chạm khắc có đầu to, răng nanh dài, miệng ngậm ngọc, tai to nhưng hiền hòa, bờm và râu được chạm tung bay kiểu đao mác lửa. Chân rồng có 3 móng vuốt sắc nhọn.

Từ sân bước lên là ngưỡng cửa đại bái, ngước đầu lên là những đầu bảy đỡ mái hiên được chạm khắc rồng đang vờn mây, hoa lá cách điệu.

Ngoài những mảng trang trí trên gỗ và đá, trong đình còn bảo lưu được nhiều hiện vật quý như sắc phong và đồ thờ, đáng kể nhất là hai tấm bia đá cổ, một tấm có chạm hình chim phượng nhưng bị nứt.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 Đình Tiền Lệ trước khi trùng tu lớn năm 2017

 
 
 
 
 
 
 
 

  Đình Tiền Lệ sau khi trùng tu lớn năm 2017

Trải qua hơn 4 thế kỉ, ngôi đình Tiền Lệ sau khi được trùng tu, sử dụng những cấu kiện còn nguyên vẹn vẫn giữ được vẹn nguyên những giá trị của kiến trúc cổ thời Lê.

Ngày 12 tháng Ba âm lịch hàng năm, người dân địa phương tổ chức lễ hội đình Tiền Lệ, tôn vinh công đức các vị thành hoàng.

Ngày 02 tháng 6 năm 2011, ngôi đình Tiền Lệ đã được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đình Tiền Lệ không chỉ là di tích kiến trúc nghệ thuật mà có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch văn hóa quan trọng của Hà Nội.

Nguồn tư liệu: Báo Xây Dựng

Trở về đầu trang
   Đình Tiền Lệ thôn Tiền Lệ xã Tiền Yên huyện Hoài Đức Hà Nội thờ phụng Nhu Hòa Vương danh tướng Lý Phục Man Lý Nam Đế
1   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Đình Thanh Sơn, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát và Châu Lan Đại vương
  • Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của Đình đá Tiên Phong
  • Hà Nam: Đình Quan Phố đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia
  • Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp Điện Phật
  • Di tích đền phủ Ninh Xá ở Nam Định nơi lưu giữ 28 đạo sắc phong
  • Đình Nghĩa Chỉ, Tiên Du, thờ phụng Phùng Hưng và hai vị thủy thần
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    139
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tháng 6

    134
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    111
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    98
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt Nam đưa khách tới Singapore

    97

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch