Để cái “bắt tay” du lịch đi vào thực chất: Muốn đi xa hãy đi cùng nhau Để cái “bắt tay” du lịch đi vào thực chất: Muốn đi xa hãy đi cùng nhau “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, triết lý này ngày càng đúng trong bối cảnh phát triển du lịch của các địa phương trong tình hình mới. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa ký kết biên bản liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh vùng Tây bắc. Thúc đẩy liên kết đa chiều Thanh Hóa được xác định là một trong những “mắt xích” quan trọng kết nối giữa vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Tây Bắc với Trung bộ và Nam bộ. Với vị trí địa lý chiến lược, Thanh Hóa đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó có lĩnh vực du lịch. Ngày 5/8/2020 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế để Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Đứng trước cơ hội lớn, kể từ khi du lịch chính thức mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 (ngày 15/3/2022) đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động liên kết, quảng bá đến các tỉnh, thành phố phía Bắc như: Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình... Cùng với đó là một số trọng điểm du lịch phía Nam như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cần Thơ và các tỉnh vùng Đông Nam bộ... Đáng chú ý, “Con đường di sản miền Trung” nối Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Trung bộ đến nay đã đang mang lại nhiều kết quả tích cực. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đặc thù với nền văn hóa đặc sắc và vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch Việt Nam cũng như hành lang Đông - Tây với các nước trong khu vực. Thuận lợi hơn khi các tỉnh vùng Bắc Trung bộ có tới 2 sân bay quốc tế gồm: Cảng Hàng không (CHK) quốc tế Vinh (Nghệ An), CHK quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế); và 2 sân bay quốc nội gồm: CHK Thọ Xuân (Thanh Hóa), CHK Đồng Hới (Quảng Bình). Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để thúc đẩy kết nối giữa các địa phương, đồng thời tăng thêm sức hút đối với các thị trường khách trong nước và quốc tế. Bên lề Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 (tháng 4/2024), các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã phối hợp tổ chức sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm”. Đây là năm thứ ba liên tiếp, 4 tỉnh phối hợp trong công tác quảng bá, xúc tiến, góp phần định vị thương hiệu trên bản đồ du lịch quốc gia. Qua đó, thúc đẩy phát triển các chuỗi sản phẩm liên vùng, đặc trưng, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Đến nay, một số sản phẩm du lịch đã được các đơn vị lữ hành quan tâm, đưa vào chương trình khai thác, phục vụ khách như: “Con đường di sản miền Trung”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ”... Chỉ ra những định hướng nhằm thúc đẩy liên kết trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Vương Thị Hải Yến, cho biết: “Đối với du lịch Thanh Hóa, thị trường khách phía Bắc hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao. Do đó, việc kết nối với các trọng điểm du lịch trong cả nước sẽ là cơ hội để thúc đẩy trao đổi nguồn khách, thu hút đa dạng dòng khách đến Thanh Hóa, đặc biệt là dòng khách có khả năng chi trả cao. Trong thời gian tới, Sở VH,TT&DL sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch cũng như doanh nghiệp các địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả những nội dung đã ký kết hợp tác. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia kết nối, quảng bá, xúc tiến; định hướng cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch... góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương đi vào chiều sâu”. Để cùng nhau “đi xa” Để liên kết không chỉ dừng lại ở những cái bắt tay, mà phải đi vào thực chất, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, các địa phương trong hành trình liên kết nói chung đã và đang tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Mặt khác, cùng nhau đi đến thống nhất chung “Giảm giá - không giảm chất lượng” khi thực hiện các chương trình kích cầu du lịch. Chương trình tham vấn hoàn thiện sản phầm “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” năm 2024 thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa Lê Xuân Thảo thẳng thắn nhận định: “Trong giai đoạn hiện nay, việc liên kết cần phải đi vào thực chất, yêu cầu sự nỗ lực, “chân thành” từ tất cả các bên. Một số liên kết hiện nay mới chỉ dừng lại trên biên bản hợp tác, hoặc xa hơn là tổ chức một vài chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm. Trong khi đó, việc trao đổi, đánh giá chất lượng các sản phẩm liên kết xem đã phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển hay chưa để kịp thời điều chỉnh hoặc đưa vào khai thác mở rộng chưa được thực hiện hiệu quả. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội du lịch các địa phương cũng cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ nhau trong việc xây dựng sản phẩm liên vùng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đi đến các thống nhất chung trong quảng bá, xúc tiến, khai thác thị trường du lịch. Có như vậy, liên kết mới thực sự tạo bệ phóng cho du lịch mỗi địa phương phát triển”. Xác định liên kết, hợp tác là “chìa khóa” mở ra cơ hội khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch mỗi địa phương, tỉnh Thanh Hóa đang chủ động làm mới sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời tham vấn ý kiến của các địa phương trong hành trình liên kết nhằm hoàn thiện sản phẩm. Tháng 3/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố chương trình kích cầu du lịch, tham vấn hoàn thiện sản phẩm “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”, với sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước. Phát biểu tại sự kiện này, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Nguyễn Lê Phúc nhấn mạnh: “Nhờ chính sách nhất quán và quyết tâm chính trị của các cấp, ngành, du lịch Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, vươn lên trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Việc tổ chức tham vấn không chỉ giúp Thanh Hóa tiếp tục hoàn thiện sản phẩm du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm du lịch mới có chất lượng cao, mà đây còn là dịp để các tỉnh, thành hợp tác du lịch với Thanh Hóa cùng đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng sản phẩm, góp phần triển khai có hiệu quả chương trình kích cầu của toàn ngành du lịch"... Có thể nói, đứng trước yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới, để cùng nhau “đi xa” đòi hỏi sự vào cuộc có trách nhiệm của các địa phương, sự đồng hành, sát cánh của cộng đồng doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để ngành du lịch triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới. Bài và ảnh: Hoài Anh Nguồn: Báo Thanh Hóa “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, triết lý này ngày càng đúng trong bối cảnh phát triển du lịch của các địa phương trong tình hình mới. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa ký kết biên bản liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh vùng Tây bắc.Thúc đẩy liên kết đa chiềuThanh Hóa được xác định là một trong những “mắt xích” quan trọng kết nối giữa vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Tây Bắc với Trung bộ và Nam bộ. Với vị trí địa lý chiến lược, Thanh Hóa đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó có lĩnh vực du lịch.Ngày 5/8/2020 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế để Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.Đứng trước cơ hội lớn, kể từ khi du lịch chính thức mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 (ngày 15/3/2022) đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động liên kết, quảng bá đến các tỉnh, thành phố phía Bắc như: Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình... Cùng với đó là một số trọng điểm du lịch phía Nam như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cần Thơ và các tỉnh vùng Đông Nam bộ...Đáng chú ý, “Con đường di sản miền Trung” nối Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Trung bộ đến nay đã đang mang lại nhiều kết quả tích cực. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đặc thù với nền văn hóa đặc sắc và vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch Việt Nam cũng như hành lang Đông - Tây với các nước trong khu vực. Thuận lợi hơn khi các tỉnh vùng Bắc Trung bộ có tới 2 sân bay quốc tế gồm: Cảng Hàng không (CHK) quốc tế Vinh (Nghệ An), CHK quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế); và 2 sân bay quốc nội gồm: CHK Thọ Xuân (Thanh Hóa), CHK Đồng Hới (Quảng Bình). Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để thúc đẩy kết nối giữa các địa phương, đồng thời tăng thêm sức hút đối với các thị trường khách trong nước và quốc tế.Bên lề Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 (tháng 4/2024), các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã phối hợp tổ chức sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm”. Đây là năm thứ ba liên tiếp, 4 tỉnh phối hợp trong công tác quảng bá, xúc tiến, góp phần định vị thương hiệu trên bản đồ du lịch quốc gia. Qua đó, thúc đẩy phát triển các chuỗi sản phẩm liên vùng, đặc trưng, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Đến nay, một số sản phẩm du lịch đã được các đơn vị lữ hành quan tâm, đưa vào chương trình khai thác, phục vụ khách như: “Con đường di sản miền Trung”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ”...Chỉ ra những định hướng nhằm thúc đẩy liên kết trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Vương Thị Hải Yến, cho biết: “Đối với du lịch Thanh Hóa, thị trường khách phía Bắc hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao. Do đó, việc kết nối với các trọng điểm du lịch trong cả nước sẽ là cơ hội để thúc đẩy trao đổi nguồn khách, thu hút đa dạng dòng khách đến Thanh Hóa, đặc biệt là dòng khách có khả năng chi trả cao. Trong thời gian tới, Sở VH,TT&DL sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch cũng như doanh nghiệp các địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả những nội dung đã ký kết hợp tác. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia kết nối, quảng bá, xúc tiến; định hướng cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch... góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương đi vào chiều sâu”.Để cùng nhau “đi xa”Để liên kết không chỉ dừng lại ở những cái bắt tay, mà phải đi vào thực chất, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, các địa phương trong hành trình liên kết nói chung đã và đang tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Mặt khác, cùng nhau đi đến thống nhất chung “Giảm giá - không giảm chất lượng” khi thực hiện các chương trình kích cầu du lịch. Chương trình tham vấn hoàn thiện sản phầm “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” năm 2024 thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước.Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa Lê Xuân Thảo thẳng thắn nhận định: “Trong giai đoạn hiện nay, việc liên kết cần phải đi vào thực chất, yêu cầu sự nỗ lực, “chân thành” từ tất cả các bên. Một số liên kết hiện nay mới chỉ dừng lại trên biên bản hợp tác, hoặc xa hơn là tổ chức một vài chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm. Trong khi đó, việc trao đổi, đánh giá chất lượng các sản phẩm liên kết xem đã phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển hay chưa để kịp thời điều chỉnh hoặc đưa vào khai thác mở rộng chưa được thực hiện hiệu quả. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội du lịch các địa phương cũng cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ nhau trong việc xây dựng sản phẩm liên vùng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đi đến các thống nhất chung trong quảng bá, xúc tiến, khai thác thị trường du lịch. Có như vậy, liên kết mới thực sự tạo bệ phóng cho du lịch mỗi địa phương phát triển”.Xác định liên kết, hợp tác là “chìa khóa” mở ra cơ hội khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch mỗi địa phương, tỉnh Thanh Hóa đang chủ động làm mới sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời tham vấn ý kiến của các địa phương trong hành trình liên kết nhằm hoàn thiện sản phẩm. Tháng 3/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố chương trình kích cầu du lịch, tham vấn hoàn thiện sản phẩm “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”, với sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước. Phát biểu tại sự kiện này, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Nguyễn Lê Phúc nhấn mạnh: “Nhờ chính sách nhất quán và quyết tâm chính trị của các cấp, ngành, du lịch Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, vươn lên trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Việc tổ chức tham vấn không chỉ giúp Thanh Hóa tiếp tục hoàn thiện sản phẩm du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm du lịch mới có chất lượng cao, mà đây còn là dịp để các tỉnh, thành hợp tác du lịch với Thanh Hóa cùng đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng sản phẩm, góp phần triển khai có hiệu quả chương trình kích cầu của toàn ngành du lịch"...Có thể nói, đứng trước yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới, để cùng nhau “đi xa” đòi hỏi sự vào cuộc có trách nhiệm của các địa phương, sự đồng hành, sát cánh của cộng đồng doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để ngành du lịch triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.Bài và ảnh: Hoài AnhNguồn: Báo Thanh Hóa Trở về đầu trang UBND tỉnh Thanh Hóa Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa Địa phương Đường Hồ Chí Minh Phát triển du lịch Tp Hồ Chí Minh Du lịch Việt Nam Chương trình Thủ tướng chính phủ sản phẩm du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10