• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Thông tin cần biếtThông tin khác
  • UKEnglish

Thông tin khác

Muôn kiểu uống cà phê thời đại dịch

HÀ NỘICác điểm công cộng, ghế đá công viên, vỉa hè… được nhiều người lựa chọn trong thời giãn cách xã hội.
Đặng Hồng Quân (46 tuổi, Hà Đông) là nhân viên một cơ quan nhà nước tại quận Hoàn Kiếm. Anh cho biết trưa nào cũng uống đi cà phê, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, sở thích này bị hạn chế đáng kể. Chọn bậc thềm vắng bất kỳ, anh ngồi một mình và sẵn sàng bỏ khẩu trang hít khí trời. "Tôi không thích đeo khẩu trang nhưng nghĩ việc tuân thủ là hợp lý. Nếu bắt buộc phải ra nơi đông người, mình vẫn cần tuân thủ", anh nói.
Tương tự, anh Đức Nhật, kinh doanh tự do tại Hoàn Kiếm, thường gọi cà phê mang đi. Từ thời điểm giãn cách xã hội, một người uống cà phê hai lần một ngày như anh không biết ngồi đâu, nhất là khi hẹn gặp đối tác, bạn bè. Anh giải quyết bằng cách chọn những nơi công cộng và thấy không quá phiền vì "ngồi ngoài trời mát mẻ, thoáng đãng, có không khí hơn".
 
 Anh Đức Nhật (áo đen) hẹn bạn ở hàng ghế đá cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ảnh: Ngọc Diệp
Trải qua đợt giãn cách xã hội thứ 2, người dân đã dần quen với những bất lợi khi ra khỏi nhà. Sống tại Hưng Yên, Phạm Như Thu Hường, 24 tuổi, cân nhắc nhiều hơn khi đi chơi Hà Nội, thay vì một tuần một lần như trước. Từ sau Tết, mối quan tâm lớn nhất của Hường là Hà Nội còn quán cà phê nào mở cửa. Cô đắn đo không biết nên đi hay ở nhà, vì vừa muốn thăm người yêu, vừa sợ thiếu an toàn và mất công di chuyển. Lần thăm Hà Nội gần nhất ngày 24/2, Hường đã gọi điện hỏi han bạn bè, đặt bàn trước 3 ngày để chắc chắn có địa điểm ngồi.
Do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết các quán cà phê tại Hà Nội tạm dừng đóng cửa. Nhu cầu đặt ship, mua mang về tăng chóng mặt. Giờ cao điểm của các quán cà phê hiện nay đo đếm bằng hai yếu tố chính: lực lượng shipper đứng trực nhận giao đồ và số lượng đồ uống sắp sẵn chờ giao đi.
Hoàng Tuấn Sơn, chủ một quán cà phê trên phố Chân Cầm, cho biết những ngày này anh chỉ nhận ship. Từ 7h sáng, các gói đồ uống đơn giản được anh chuẩn bị trước, trang trí thêm mặt cốc gửi khách quen.
 
 "Tình hình dịch bệnh, khách giảm nhiều nên không ai dám đánh liều đón khách, chỉ bán qua mạng để duy trì", anh nói. Nhiều quán cà phê cũng giữ chung tâm lý này, kéo cửa một nửa, trưng biển bán mang về hoặc nhận tiền bằng giỏ. Một số quán mở cửa tại phố Nhà Thờ, chủ quán kê bàn đôi, nhận khách dưới 3 người, giữ khoảng cách theo đúng yêu cầu.
Tuy nhiên, tâm lý "ngồi nhà không thích bằng ngồi quán" khiến nhiều người vẫn ra đường. Dọc phố Duy Tân, ngã tư Hàng Bông lúc 12h ngày 23/2, các vỉa hè, lề quán cà phê chật kín người ngồi dù "cửa đóng then cài". Đa phần là nhóm nhỏ 3 người. Người dân chủ yếu mua nước giải khát từ quán và tìm chỗ tán gẫu, ngắm đường phố.
 
 Xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Giảng Võ, hồ Hoàng Cầu, các ghế đá cũng trong tình trạng kín chỗ. Khoảng cách giữa các ghế xa nhau, vì thế nhiều người lựa chọn.
Chật vật duy trì hoạt động, một quán cà phê ba mặt tiền tại quận Hoàn Kiếm sụt giảm gần 70% doanh thu theo ngày. Nhân viên duy nhất đang làm việc tại đây cho biết, trước Tết quán luôn đông khách và cần 3 người phục vụ trong một ca.
 
 Tuân thủ yêu cầu từ các cơ quan chức năng, quán chỉ bán đồ cho khách mua mang đi, song vẫn có người ngồi lại vỉa hè. Đa số khách ngồi ngoài đều tháo khẩu trang, nhưng chủ động giữ khoảng cách với người khác. Khi có xe tuần tra đi qua nhắc nhở, những người này đều lấy khẩu trang ra đeo, một số liền đứng dậy ra về, không có trường hợp nào bị xử phạt. Một vị khách cho biết, lực lượng tuần tra đi lại khá thường xuyên nên ít người nán lại lâu.
 
 Một tài xế xe công nghệ ngồi đợi đơn hàng để có thể giao ngay. Ảnh: Minh Tùng
Trái với những quán cà phê, nhiều hộ dân vẫn bán trà đá hàng ngày tại các ngõ hẻm của khu vực phố cổ. Hầu hết chủ quán chuẩn bị đồ trong nhà, đặt vài ghế nhỏ phía ngoài và có khách thì mang nước ra.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Tuyền, tổ trưởng Tổ cảnh sát trật tự Công an phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm), cho biết tình trạng bán chui này phường nào cũng có nhưng không đáng kể, chủ yếu vì mưu sinh. Nhiệm vụ quản lý trật tự, nhắc nhở các hộ dân của phường diễn ra thuận lợi vì trải qua những ngày giãn cách, người dân đều tự giác ý thức, bán cho khách quen, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang...
Trước đó, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu đóng cửa quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16/2. Việc đóng cửa quán ăn đường phố, quán cà phê, trà đá là biện pháp mạnh tiếp theo của Hà Nội sau khi phát hiện bệnh nhân người Nhật. Trước đó từ 1/2, Hà Nội đã đóng cửa quán bar, vũ trường, karaoke, dừng các lễ hội.
Ngọc Diệp - Minh Tùng
Trở về đầu trang
   cà phê covid đại dịch
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Giữ gìn và phát triển đa dạng sinh học ở Suối Rao Ecolodge
  • Quảng bá du lịch qua sản phẩm lưu niệm
  • Giải pháp nào để thu hút thị trường khách quốc tế trở lại Việt Nam?
  • Những nghề phụ “ăn nên làm ra” trong mùa du lịch biển ở Hà Tĩnh
  • Sắc màu Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
  • Các điểm đến nổi tiếng ngày ấy - bây giờ
  • Leo hải đăng, cắm trại ở Mũi Dinh
  • Vẻ đẹp trên biển Thái Bình
  • Lầm tưởng về những điểm du lịch nổi tiếng thế giới
  • Những địa danh Huế hút khách hơn nhờ lên phim
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    207
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    138
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    133
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    108
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch