Ngày 18/1/2023, nhân dân thôn Vị Thượng, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam làm Lễ khánh thành Lăng Thánh Mẫu, từng được ba đời vua ban Sắc phong là Đoài Ngọc Phu Nhân Trung Đẳng Thần.
Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt xuất hiện từ lâu, là nét đẹp
văn hóa trong đời sống tâm linh của biết bao thế hệ. Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ
Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con
người.
Năm 2016, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày nay, tín ngưỡng này vẫn được
nhân dân các nơi trên cả nước lưu truyền và thờ phụng từ đời này qua đời khác.
Ngày 18/1/2023, nhân dân thôn Vị Thượng, xã Trung Lương, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam làm Lễ khánh thành Lăng Thánh Mẫu, từng được ba đời vua
ban Sắc phong. Năm thứ nhất niên hiệu Thành Thái (1889) sắc phong cho thôn Vị
Thượng, xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã phụng sự Đoài Ngọc Phu Nhân
Chi Thần, sắc phong thêm là Lan Uyển Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần, sắc phong
niên hiệu Duy Tân (1909), sắc phong năm thứ 9 niên hiệu Khải Định (1924).
Lễ khánh thành Lăng Thánh mẫu.
Hương linh của Ngài hiện được thờ phụng tại hậu cung Đình
làng và được thờ phụng tại Phủ thờ Đức Thánh mẫu trong khu tâm linh của thôn gồm
3 đền: Đền thờ Thành Hoàng làng, đền thờ Thánh Mẫu và đền thờ Đức Thánh Tiên.
Tương truyền rằng, Đức Thành Cô lúc sinh thời Người đã khác
thường, đó là hai cụ thân sinh ra Người Đỗ Hiệu Sinh tên chữ là Thế Bình, bà từ
mẫu là Nguyễn Thị Hiệu Từ Huệ. Ông bà ăn ở với nhau lâu chưa có con nên thường
ra Đền làng phụng sự Đức Thánh Tản Viên để cầu đảo.
Bỗng một đêm thấy Thần Nhân cho hai chữ Đoài Ngọc biểu hiện
mộng tưởng các cụ có thai, sinh ra con gái đầu lòng, lấy chữ Đoài Ngọc là tên
hiệu để ứng vào mộng tường mà Thần Nhân đã ban cho, sau thời gian cải Người tên
húy là Thị Hựu.
Kế sau các cụ sinh tiếp 4 trai, 2 gái và trong thời gian đó
chưa ai khôn lớn cụ ông đã mất để lại mẹ và các em nhỏ. Thánh Mẫu là chị gái lớn
nên đảm đương công việc gia đình chăm sóc dạy dỗ các em trưởng thành đỗ đạt phụng
sự cho Lê triều.
Trong đó, em trai lớn của Người là Thế Mỹ đỗ Nhị trường, em
thứ Thế Huân, Thế Huỳnh trúng hiệu sinh, Thế Huỳnh trúng tứ trường phúc, trúng
kỳ thụ các môn đỗ cử nhân khoa Giáp ngọ Lê triều nhà Hậu Lê Cảnh Hưng được cử
đi chi huyện Trấn An (Yên Bái) sau đó được thăng chức sung bổ vào tòa Nội Các Lễ
Bộ được sắc phong là Hồng Lô Tự Khanh (Hồng Lô Tự có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp
thể thức, nghi lễ đón tiếp sứ giả các nước và lễ xứng danh thi của Triều đình.
Ngài một lòng trinh khiết cho đến năm 33 tuổi khi các em
khôn lớn trưởng thành. Vào kỳ 11 ngày 28, Ngài gọi các em đến nói, thấy đau người
đau mình nằm ngồi không yên nên dặn dò: “Từ nay đến sau, các em nên rèn luyện
việc thiện, chị tuy mất nhưng vẫn phảng phất. Vậy sau khi chị chết, các em đem
hai chữ Đoài Ngọc Nương mà đọc lấy hiệu là Trinh Tĩnh, chỗ táng chị ở xứ Đoàng
Sòi trên thổ ruộng vuông thổ hình. Tất cả châm cài quần áo y phục chị đã mặc
khi niệm không được thay đổi, ngày đêm chớ có thương khóc để đau lòng mẹ, nếu
có tưởng nhớ chị thì lập bàn thờ riêng không được thờ chung với bàn thờ tổ
tiên.
Nếu gia đình khó khăn, trở ngại, cầu đảo đến chị sẽ qua khỏi.
Phải ăn ở hiền hậu, mọi việc đều phải vâng theo nhời ý của mẹ, không được trái
ý mẹ. Ngay đêm ấy, Ngài hóa, cả gia đình đều y lời di chúc, y lễ táng tế.
Sau khi hóa được một hai năm, ngài rất hiển linh, trước ở
trong họ, sau dần ra đến làng xóm có gặp việc khó khăn, trở ngại đến cầu nguyện
đều có linh ứng. Vì vậy, từ họ hàng đến dân làng đều thờ phụng.
Thánh Mẫu được triều đình sắc phong Trinh Uyển Trai Tĩnh Dực
Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần. Có nghĩa khi Người còn sống đã biết sau khi chết
linh thiêng là vì có đạo đức tốt, thì tuy chết cũng như sống vậy, đáng kính là
bậc nữ lưu ghi trong sử sách.
Sắc phong được ban năm Minh Mạng thứ 21, năm Canh Tý (1720)
tháng 11 ngày 28 là ngày kỵ. Tất cả dân làng, họ hàng già trẻ đều tham gia viết
bản thần tích về Thánh Mẫu để chứng sự thật, lưu lại về sau.
Ông Đỗ Mạnh Tiến - Bí thư thôn Vị Thượng phát biểu tại Lễ
khánh thành.
Theo ông Đỗ Mạnh Tiến, Bí thư thôn Vị Thượng: “Lăng mộ của
Ngài đã được con cháu xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, thể theo nguyện vọng của
con cháu dòng họ Đặng và toàn thể nhân dân thôn Vị Thượng và bà con người Vị
Thượng trên mọi miền Tổ quốc, ước muốn trùng tu nâng cấp phần mộ và lăng thờ của
Ngài cho tương xứng với lòng trung hiếu, công đức, trí tuệ và tầm ảnh hưởng của
Ngài, người dân có chỗ chiêm bái thành kính, ngưỡng mộ Ngài, cầu mong Ngài phù
hộ che chở cho mọi người dân làng hạnh thông, thuận buồm xuôi gió, vượt qua mọi
trắc trở, hạn ách, có nơi gửi gắm niềm tin tâm linh, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc,
cầu an.
Chi Ất họ Đặng đã cử ra Ban xây dựng do ông Đặng Hùng Cường
là con cháu của Ngài đứng đầu đã báo cáo xin phép chính quyền và nhân dân địa
phương bản thiết kế và quy mô xây dựng. Được sự cho phép của chính quyền các cấp
và nhân dân được trùng tu xây dựng mộ và lăng thờ Thánh mẫu.
Ban xây dựng đồng thời kêu gọi họ hàng, dân làng và bà con
người Vị Thượng trên mọi miền của Tổ quốc phát tâm công đức quyên góp kinh phí
để trùng tu xây dựng mộ và lăng thờ Đức Thánh mẫu. Diện tích xây dựng trên nền
lăng mộ cũ là 71m2, tại cánh đồng lăng Thánh của thôn,
Ban xây dựng đã tổ chức thuê thợ xây dựng theo đúng thiết kế
với quy mô to, đẹp, bề thế, trang trọng, hợp phong thủy, cảnh quan và phong tục
tập quán của địa phương theo đúng nguyện vọng của toàn dân. Đến nay, công trình
đã hoàn thành.
Sắc phong Vua ban.
Trong quá trình xây dựng, Ban xây dựng đã phân công, cắt cử
người trông coi ngày đêm và quá trình thi công đã đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đến
nay, Lăng mẫu đã hoàn thành, chúng ta được chiêm ngưỡng và chứng kiến, xin ghi
nhận và cảm ơn tấm lòng vì Thánh mẫu của toàn thể nhân dân trong thôn Vị Thượng
và bà con người Vị Thượng trên mọi miền Tổ quốc.”
Nguồn: Báo Hà Nam