Những ngôi chùa Việt Nam tại Bangkok Những ngôi chùa Việt Nam tại Bangkok Hiện khu vực trung tâm của Thủ đô Bangkok ghi nhận 7 ngôi chùa Việt Nam. Cụ thể, các ngôi chùa này bao gồm Chùa Phổ Phước (Wat Kusolsamakorn), Chùa Quảng Phước (Wat Anamnikayaram), Chùa Từ Tế (Wat Lokanukhro), Chùa Cảnh Phước (Wat Samananamboriharn), Chùa Khánh Vân (Wat Upairadchabamrung), Chùa Túy Ngạn (Wat Chaiyaphummikaram) và Chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom). Nói tới chùa và kiến trúc các ngôi chùa tại Đông Nam Á, mỗi một quốc gia trong khu vực lại có nét độc đáo riêng. Trong khi Campuchia là đất nước chùa Tháp, Lào lại là nơi sở hữu nhiều chùa That Luong. Tại Myanmar, kiến trúc Chùa Vàng là kiến trúc nổi bật nhất và tại Thái Lan, đặc sắc nhất chính là Chùa Phật ngọc. Nổi tiếng với các ngôi chùa và sự phổ biến của Phật giáo, thủ đô Bangkok của Thái Lan là một trung tâm tâm linh của quốc gia với nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Tuy nhiên, nét độc đáo của chùa tại Bangkok cũng nằm ở chính những ngôi chùa của Việt Nam tọa lạc tại đây. Hiện khu vực trung tâm của Thủ đô Bangkok ghi nhận 7 ngôi chùa Việt Nam. Cụ thể, các ngôi chùa này bao gồm Chùa Phổ Phước (Wat Kusolsamakorn), Chùa Quảng Phước (Wat Anamnikayaram), Chùa Từ Tế (Wat Lokanukhro), Chùa Cảnh Phước (Wat Samananamboriharn), Chùa Khánh Vân (Wat Upairadchabamrung), Chùa Túy Ngạn (Wat Chaiyaphummikaram) và Chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom). Theo nghiên cứu của một số học giả am hiểu về Phật giáo và lịch sử Đông Nam Á, vào khoảng năm 1776 tại Bangkok , người Việt xây dựng 2 ngôi chùa đầu tiên là Chùa Cam Lô (Wat Thipvariviharn) và chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom). Tuy nhiên, hiện không còn dấu tích của chùa Cam Lô. Đổi lại, chùa Hội Khánh còn giữ được đầy đủ bảng hiệu tiếng Việt ở ngoài cổng chùa cùng bảng ghi công đóng góp của bà con Việt Kiều tu tạo chùa năm 1956. Điểm đặc biệt và chưa được nhiều người biết đến là 2 trong số 7 ngôi chùa Việt ở Bangkok ẩn chứa những câu chuyện lịch sử về hai vị chân tu yêu nước, cống hiến cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Chùa Cảnh Phước (Wat Samananamboriharn), thường được gọi là “Chùa người Việt - cầu Trắng”, nằm rất gần khu chợ Bò Bê một thời nổi tiếng về buôn bán quần áo. Trong khuôn viên chùa có riêng miếu đặt pho tượng thếp vàng, kích thước bằng người thật và mặt trước đế tượng ghi to, rõ bằng tiếng Thái "Danh tính Hòa thượng Bảo Ân".Theo tài liệu công bố gần đây, Hòa thượng Bảo Ân tên thật là Nguyễn Văn Báo, sinh năm 1906 tại xã Vĩnh Thanh Vân, tổng Kiên Hảo, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Hòa thượng qua đời năm 1964 và thi hài được an táng tại chùa Cảnh Phước.Sinh thời, sau thời gian tu học trong nước, khoảng cuối năm 1925, Hòa thượng Bảo Ân sang Thái Lan hành đạo. Thời gian đầu, ông ở vùng Đông Bắc Thái Lan, khu vực có đông người Việt sinh sống. Tiếp đó, ông đến Bangkok, ngụ tại chùa Hội Khánh và sau này về trụ trì chùa Cảnh Phước nằm tại số 416, đường Luk-luang, phường Mahanak, quận Dusit, thủ đô Bangkok.Những tình tiết phản ánh sự đóng góp của Hòa thượng Bảo Ân vào phong trào đấu tranh cứu nước và chống thực dân Pháp tại Việt Nam được đề cập khá nhiều trong cuốn sách “Dương Quang Đông Xuyên Tây” của tác giả Nguyên Hùng và phát hành bởi NXB Công An Nhân dân năm 2005. Tại chùa Cảnh Phước có một bức tượng của Hòa thượng Bảo Ân. Theo ghi chú tại chùa Cảnh Phước, Hòa thượng Bảo Ân rất giỏi chữ Hán cổ và tiếng Thái. Cụ thể, ngoài các thủ bút rất đẹp còn lưu tại Chùa, ông còn viết giáo lý giảng dạy cho Phật tử tại gia người Thái bằng tiếng Thái. Liên quan tới hoạt động của Hòa Thượng Bảo Ân, còn có những câu chuyện lưu truyền về năng lực ngoại cảm khiến tín đồ và quan chức sở tại rất kính nể. Khuôn viên của Chùa hiện còn một tòa tháp tựa như hòn non bộ lớn, gắn rất nhiều tấm bia ghi rõ bằng tiếng Việt họ tên và ngày sinh, ngày mất của người đã khuất. Trong đó có cả bia ghi danh hành khách xấu số vụ tai nạn máy bay thuộc Vietnam Airlines tháng 9/1988. Chùa Từ Tế (Wat Lokanukhro) nằm ở khu Sampheng là một địa điểm tấp nập bán buôn giày dép, túi xách, đồ mỹ ký giữa thủ đô Bangkok. Trong cuốn “Hồ Chí Minh - vị Thánh sống” xuất bản tại Thái Lan tháng 7/2009, tác giả Sukprida Banomyong thuật lại rằng khi đến Bangkok bằng tàu biển (1928), ông Nguyễn Ái Quốc tới ngay chùa Từ Tế vì đã liên hệ với vị sư trụ trì là người Việt Nam. Trong cộng đồng bà con Việt kiều Thái Lan, vị sư ấy thường được nhắc tới rất đỗi gần gũi “sư cụ Ba”. Tên thật của ông là Phạm Ngọc Đạt, sinh năm 1882 tại xã Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sang Thái Lan lúc khoảng 22 tuổi. Năm 1914, ông quy tu tại chùa Khánh Thọ và được Hòa thượng Hạnh Nhơn (trụ trì Chùa) cho pháp danh Thượng Trương Thiệt Hạ Bình, tên chữ là Bình Lương. Năm 1937, hòa thượng Bình Lương được cử trong nom chùa Phổ Phúc Phong và từng được các vị Vua thứ 7 và thứ 9 của Thái Lan phong sắc vào các năm 1937, 1948. Năm 1952, hòa thượng Bình Lương đứng ra xin phép tu tạo chùa Từ Tế, vốn được xây dựng trước đó hơn 100 năm. Hình ảnh chùa Từ Tế tại Bangkok. Ảnh: ĐSQ Thái Lan tại Việt Nam Ngày nay, nếu có dịp đến thăm chùa Từ tế, men ra bức tường ngay sau lưng gian thờ chính, còn tấm bảng đá bằng ba ngôn ngữ Việt - Thái - Trung tóm tắt quá trình hành đạo của hòa thượng Bình Lương ở Thái Lan. Những bí mật về chùa Từ Tế và hoạt động của hòa thượng Bình Lương ở Thái Lan được bổ sung qua bản viết khổ A0 hiện treo trang trọng tại chùa Hoằng Ân, Quảng Bá, Quảng An, Tây Hồ - Hà Nội. Nội dung chính của văn bản nêu: Hòa thượng Bình Lương vốn tham gia phong trào yêu nước Phan Đình Phùng. Trụ trì chùa Từ Tế với lòng nhiệt tình yêu nước thiết tha và mong muốn nước nhà tự do, độc lập đã hết lòng ủng hộ cách mạng và đưa Chùa làm nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ cách mạng hoạt động bí mật tại Thái Lan. Ngay từ giai đoạn 1930-1935, hòa thượng Bình Lương đã dùng Chùa đón nhiều cán bộ tiền bối cách mạng. Từ năm 1940 trở đi, chùa Từ Tế là nơi cán bộ hội họp, trú chân trước khi về hoạt động trong nước hoặc sang Lào. Sau năm 1950, bất chấp chính quyền Thái Lan khi ấy áp dụng chế độ hà khắc đối với Việt kiều, Hòa thượng vẫn kiên quyết duy trì chùa Từ Tế để hỗ trợ cán bộ, chiến sỹ Việt Nam trên đường hoạt động cách mạng cũng như giúp đỡ nhiều thanh niên nương nhờ ăn học. Tới năm 1964, do tuổi cao sức yếu và thể theo nguyện vọng cá nhân thiết tha muốn gặp lại Bác Hồ và sống những ngày cuối đời trên mảnh đất quê hương, hòa thượng Bình Lương được bố trí về nước bằng một chuyến bay đặc biệt từ Bangkok, qua Vientiane tới Hà Nội. Hòa thượng Bình Lương viên tịch tháng 4/1966 tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Tang lễ sau đó được cử hành tại chùa Quán Sứ và Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đặt vòng hoa kính viếng. Di cốt của Hòa thượng Bình Lương an nghỉ khiêm nhường trong một ngôi tháp rêu phong thuộc chùa Hoằng Ân, bên Hồ Tây. Hằng Nga Nguồn: Mê Kông Asean Hiện khu vực trung tâm của Thủ đô Bangkok ghi nhận 7 ngôi chùa Việt Nam. Cụ thể, các ngôi chùa này bao gồm Chùa Phổ Phước (Wat Kusolsamakorn), Chùa Quảng Phước (Wat Anamnikayaram), Chùa Từ Tế (Wat Lokanukhro), Chùa Cảnh Phước (Wat Samananamboriharn), Chùa Khánh Vân (Wat Upairadchabamrung), Chùa Túy Ngạn (Wat Chaiyaphummikaram) và Chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom). Nói tới chùa và kiến trúc các ngôi chùa tại Đông Nam Á, mỗi một quốc gia trong khu vực lại có nét độc đáo riêng. Trong khi Campuchia là đất nước chùa Tháp, Lào lại là nơi sở hữu nhiều chùa That Luong. Tại Myanmar, kiến trúc Chùa Vàng là kiến trúc nổi bật nhất và tại Thái Lan, đặc sắc nhất chính là Chùa Phật ngọc. Nổi tiếng với các ngôi chùa và sự phổ biến của Phật giáo, thủ đô Bangkok của Thái Lan là một trung tâm tâm linh của quốc gia với nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Tuy nhiên, nét độc đáo của chùa tại Bangkok cũng nằm ở chính những ngôi chùa của Việt Nam tọa lạc tại đây. Hiện khu vực trung tâm của Thủ đô Bangkok ghi nhận 7 ngôi chùa Việt Nam. Cụ thể, các ngôi chùa này bao gồm Chùa Phổ Phước (Wat Kusolsamakorn), Chùa Quảng Phước (Wat Anamnikayaram), Chùa Từ Tế (Wat Lokanukhro), Chùa Cảnh Phước (Wat Samananamboriharn), Chùa Khánh Vân (Wat Upairadchabamrung), Chùa Túy Ngạn (Wat Chaiyaphummikaram) và Chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom). Theo nghiên cứu của một số học giả am hiểu về Phật giáo và lịch sử Đông Nam Á, vào khoảng năm 1776 tại Bangkok , người Việt xây dựng 2 ngôi chùa đầu tiên là Chùa Cam Lô (Wat Thipvariviharn) và chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom). Tuy nhiên, hiện không còn dấu tích của chùa Cam Lô. Đổi lại, chùa Hội Khánh còn giữ được đầy đủ bảng hiệu tiếng Việt ở ngoài cổng chùa cùng bảng ghi công đóng góp của bà con Việt Kiều tu tạo chùa năm 1956. Điểm đặc biệt và chưa được nhiều người biết đến là 2 trong số 7 ngôi chùa Việt ở Bangkok ẩn chứa những câu chuyện lịch sử về hai vị chân tu yêu nước, cống hiến cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Chùa Cảnh Phước (Wat Samananamboriharn), thường được gọi là “Chùa người Việt - cầu Trắng”, nằm rất gần khu chợ Bò Bê một thời nổi tiếng về buôn bán quần áo. Trong khuôn viên chùa có riêng miếu đặt pho tượng thếp vàng, kích thước bằng người thật và mặt trước đế tượng ghi to, rõ bằng tiếng Thái "Danh tính Hòa thượng Bảo Ân".Theo tài liệu công bố gần đây, Hòa thượng Bảo Ân tên thật là Nguyễn Văn Báo, sinh năm 1906 tại xã Vĩnh Thanh Vân, tổng Kiên Hảo, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Hòa thượng qua đời năm 1964 và thi hài được an táng tại chùa Cảnh Phước.Sinh thời, sau thời gian tu học trong nước, khoảng cuối năm 1925, Hòa thượng Bảo Ân sang Thái Lan hành đạo. Thời gian đầu, ông ở vùng Đông Bắc Thái Lan, khu vực có đông người Việt sinh sống. Tiếp đó, ông đến Bangkok, ngụ tại chùa Hội Khánh và sau này về trụ trì chùa Cảnh Phước nằm tại số 416, đường Luk-luang, phường Mahanak, quận Dusit, thủ đô Bangkok.Những tình tiết phản ánh sự đóng góp của Hòa thượng Bảo Ân vào phong trào đấu tranh cứu nước và chống thực dân Pháp tại Việt Nam được đề cập khá nhiều trong cuốn sách “Dương Quang Đông Xuyên Tây” của tác giả Nguyên Hùng và phát hành bởi NXB Công An Nhân dân năm 2005. Tại chùa Cảnh Phước có một bức tượng của Hòa thượng Bảo Ân.Theo ghi chú tại chùa Cảnh Phước, Hòa thượng Bảo Ân rất giỏi chữ Hán cổ và tiếng Thái. Cụ thể, ngoài các thủ bút rất đẹp còn lưu tại Chùa, ông còn viết giáo lý giảng dạy cho Phật tử tại gia người Thái bằng tiếng Thái. Liên quan tới hoạt động của Hòa Thượng Bảo Ân, còn có những câu chuyện lưu truyền về năng lực ngoại cảm khiến tín đồ và quan chức sở tại rất kính nể.Khuôn viên của Chùa hiện còn một tòa tháp tựa như hòn non bộ lớn, gắn rất nhiều tấm bia ghi rõ bằng tiếng Việt họ tên và ngày sinh, ngày mất của người đã khuất. Trong đó có cả bia ghi danh hành khách xấu số vụ tai nạn máy bay thuộc Vietnam Airlines tháng 9/1988. Chùa Từ Tế (Wat Lokanukhro) nằm ở khu Sampheng là một địa điểm tấp nập bán buôn giày dép, túi xách, đồ mỹ ký giữa thủ đô Bangkok. Trong cuốn “Hồ Chí Minh - vị Thánh sống” xuất bản tại Thái Lan tháng 7/2009, tác giả Sukprida Banomyong thuật lại rằng khi đến Bangkok bằng tàu biển (1928), ông Nguyễn Ái Quốc tới ngay chùa Từ Tế vì đã liên hệ với vị sư trụ trì là người Việt Nam. Trong cộng đồng bà con Việt kiều Thái Lan, vị sư ấy thường được nhắc tới rất đỗi gần gũi “sư cụ Ba”.Tên thật của ông là Phạm Ngọc Đạt, sinh năm 1882 tại xã Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sang Thái Lan lúc khoảng 22 tuổi. Năm 1914, ông quy tu tại chùa Khánh Thọ và được Hòa thượng Hạnh Nhơn (trụ trì Chùa) cho pháp danh Thượng Trương Thiệt Hạ Bình, tên chữ là Bình Lương.Năm 1937, hòa thượng Bình Lương được cử trong nom chùa Phổ Phúc Phong và từng được các vị Vua thứ 7 và thứ 9 của Thái Lan phong sắc vào các năm 1937, 1948. Năm 1952, hòa thượng Bình Lương đứng ra xin phép tu tạo chùa Từ Tế, vốn được xây dựng trước đó hơn 100 năm. Hình ảnh chùa Từ Tế tại Bangkok. Ảnh: ĐSQ Thái Lan tại Việt NamNgày nay, nếu có dịp đến thăm chùa Từ tế, men ra bức tường ngay sau lưng gian thờ chính, còn tấm bảng đá bằng ba ngôn ngữ Việt - Thái - Trung tóm tắt quá trình hành đạo của hòa thượng Bình Lương ở Thái Lan.Những bí mật về chùa Từ Tế và hoạt động của hòa thượng Bình Lương ở Thái Lan được bổ sung qua bản viết khổ A0 hiện treo trang trọng tại chùa Hoằng Ân, Quảng Bá, Quảng An, Tây Hồ - Hà Nội. Nội dung chính của văn bản nêu: Hòa thượng Bình Lương vốn tham gia phong trào yêu nước Phan Đình Phùng. Trụ trì chùa Từ Tế với lòng nhiệt tình yêu nước thiết tha và mong muốn nước nhà tự do, độc lập đã hết lòng ủng hộ cách mạng và đưa Chùa làm nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ cách mạng hoạt động bí mật tại Thái Lan.Ngay từ giai đoạn 1930-1935, hòa thượng Bình Lương đã dùng Chùa đón nhiều cán bộ tiền bối cách mạng. Từ năm 1940 trở đi, chùa Từ Tế là nơi cán bộ hội họp, trú chân trước khi về hoạt động trong nước hoặc sang Lào. Sau năm 1950, bất chấp chính quyền Thái Lan khi ấy áp dụng chế độ hà khắc đối với Việt kiều, Hòa thượng vẫn kiên quyết duy trì chùa Từ Tế để hỗ trợ cán bộ, chiến sỹ Việt Nam trên đường hoạt động cách mạng cũng như giúp đỡ nhiều thanh niên nương nhờ ăn học.Tới năm 1964, do tuổi cao sức yếu và thể theo nguyện vọng cá nhân thiết tha muốn gặp lại Bác Hồ và sống những ngày cuối đời trên mảnh đất quê hương, hòa thượng Bình Lương được bố trí về nước bằng một chuyến bay đặc biệt từ Bangkok, qua Vientiane tới Hà Nội. Hòa thượng Bình Lương viên tịch tháng 4/1966 tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Tang lễ sau đó được cử hành tại chùa Quán Sứ và Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đặt vòng hoa kính viếng. Di cốt của Hòa thượng Bình Lương an nghỉ khiêm nhường trong một ngôi tháp rêu phong thuộc chùa Hoằng Ân, bên Hồ Tây. Hằng NgaNguồn: Mê Kông Asean Trở về đầu trang Chùa Việt Bangkok Thái Lan 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10