• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đền Cổ Lũng, Tiên Du, thờ phụng Phạm Ban Tướng công và Lý Hồng Nương công chúa thời Lý

Đền Cổ Lũng (đền Đình Cả), xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được khởi dựng từ lâu đời, nằm kề bên dòng Tiêu Tương cổ. Đền thờ phụng Phạm Ban tướng công và Lý Hồng Nương công chúa thời vua Lý Thái Tông.

Trải thời gian, ngôi đền bị xuống cấp và đã nhiều lần được trùng tu tôn tạo. Năm 1962, đền bị phá dỡ phần ngói, bộ khung chuyển về sân hợp tác xã để làm kho thóc và trường học. Năm 1989 - 1990, nhân dân đã khôi phục, tôn tại lại đền. Năm 2004 - 2005, xây dựng tòa Tiền tế và Tam môn. Đền và chùa Cổ Lũng nằm liền kề nhau tạo thành quần thể di tích thâm nghiêm cổ kính.

Cổng đền Cổ Lũng

Tòa Tiền tế đền Cổ Lũng

Đền Cổ Lũng hiện còn các công trình: Tam môn, Tiền tế, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và nhà Tạo soạn. Tiền tế có quy mô 3 gian 2 mái, kiến trúc kiểu “bình đầu bít đốc cột trụ cánh phong”, phía trước và sau để thoáng.

Đền Hạ 3 gian, bộ vì bằng gỗm, kết cấu kiểu “chồng rường giá chiêng” tiền bẩy, hậu bẩy. Đền Trung 3 gian, bộ khung gỗ và có kết cấu tương tự tòa đền Hạ. Đền Thượng 3 gian, bộ khung gỗ lim, kết cấu vì nóc kiểu “kẻ chuyền, giá chiêng”. Hầu hết trên các cấu kiến trúc được soi gờ chi, bào trơn đóng bén bén không trang trí.

Mặt trước đền Hạ

Ban thờ tại gian giữa đền Trung

Hoành phi, chất liệu gỗ, thế kỷ XIX

Theo thần phả, đền Cổ Lũng thờ đức thánh Phạm Ban và Lý Hồng Nương công chúa. Phạm Ban là người địa phương, văn võ song toàn. Ông là người có công đại phá quân Chiêm Thành và giặc Chà Và (Xiêm La), được vua Lý Thái Tông cử đi trấn thủ vùng đất Thanh Hóa - Nghệ An.

Do có nhiều công lao, nhà vua phong chức tước và gả công chúa Hồng Nương cho ông. Hai vợ chồng ông về quê mở tiệc khao dân. Về sau cả 2 cùng mất tại đất Cổ Lũng. Vua Lý thương tiếc và làm lễ mai táng chu tất cho phép dân làng lập miếu đền thờ cúng, hàng năm đều phong sắc cho dân phụng thờ. Người dân địa phương đã xây dựng đền Cổ Lũng để thờ phụng và tưởng niệm Phạm Ban và công chúa Hồng Nương.

  Ngai thờ, bài vị đặt tại gian giữa tòa đền Thượng

 

Hội đền được tổ chức chung với hội làng Đình Cả vào ngày 13 tháng Giêng. Ngày sinh tướng công Phạm Ban (12 tháng Giêng). Ngày sinh Lý Hồng Nương (02 tháng 10). Ngày giỗ Thánh (03 tháng 9). Ngoài ra còn có các ngày tuần rằm tiết lệ hàng tháng nhân dân địa phương ra đền làm lễ. Hàng năm vào dịp lễ hội truyền thống chính quyền và nhân dân tổ chức trang nghiêm để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức với các vị Thánh, đồng thời thu hút đông đảo nhân dân địa phương hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần thắt chặt mối đoàn kết cộng đồng làng xã, làm giàu thêm truyền thống văn hoá của địa phương

Với những giá trị tiêu biểu trên, Đền Cổ Lũng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia,Quyết định số 74-VH/QĐ, ngày 02/02/1993.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du

Trở về đầu trang
   Đền Cổ Lũng đền Đình Cả xã Nội Duệ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Phạm Ban tướng công Lý Hồng Nương công chúa Lý Thái Tông
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • Lâm Đồng: Hội tụ “thiên đường xanh” du lịch
  • Cú hích lớn cho ngành du lịch Điện Biên
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Thông tin du lịch nổi bật tháng 4/2025: Việt Nam xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng điểm đến
  • Định vị thương hiệu từ những điểm đến xanh
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP Hà Nội
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Bình Dương: Triển khai phương án phát triển Hệ thống du lịch trong Quy hoạch tỉnh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch