• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Lễ hội, trò chơi dân gian

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ

Lễ hội được tổ chức từ ngày 23-27/4 âm lịch hằng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer.

 Nghi thức thỉnh Bà xuống núi về nơi an vị tại lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng.
Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Đây là lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ.

Lễ hội được tổ chức từ ngày 23-27/4 âm lịch hằng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer.

Các nghi lễ cúng theo nghi thức cổ truyền gồm: Lễ tắm bà, lễ thỉnh, lễ túc yết và xây chầu, lễ chánh tế và lễ hồi sắc.
Với sự lan tỏa về tín ngưỡng Bà Chúa Xứ và sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, năm 2001, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chọn là một trong những lễ hội tiêu biểu để tổ chức lễ hội du lịch quốc gia. Cũng từ đó, tạo ra sắc thái mới cho lễ hội như ngoài phần lễ cổ truyền còn có phần hội được tổ chức trọng thể với tuần lễ văn hóa thể thao kéo dài từ ngày 20-27/4 âm lịch.

Từ năm 2002, trong chương trình Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam có thêm nghi thức phục dựng lại cảnh rước tượng bà từ trên đỉnh núi Sam xuống miếu Bà Chúa Xứ theo truyền thuyết dân gian.

Ngày nay, tỉnh An Giang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Các nghi lễ truyền thống được tiến hành trong lễ hội theo phong tục, tập quán cổ truyền của địa phương, mang bản sắc văn hóa dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; đảm bảo tính trang nghiêm, thu hút sự tham gia của cộng đồng.

Chương trình Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam gồm: Lễ phục hiện rước tượng bà, lễ tắm bà, lễ thỉnh sắc, lễ túc yết và xây chầu, lễ chánh tế, lễ hồi sắc. Tùy tình hình thực tế tại địa phương hoặc những năm có sự kiện lớn gắn liền với lễ hội, địa phương tổ chức lễ khai hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào ngày 21/4 âm lịch.

Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, cho biết Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống hằng năm độc đáo của địa phương. Song song với phần lễ chính, tỉnh tổ chức các hoạt động phần hội đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân. An Giang chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa hình ảnh, ý nghĩa của lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong lễ hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Khánh Hiệp, công tác quản lý và tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đảm bảo các quy định của pháp luật, với mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội dần trở thành hoạt động văn hóa du lịch, tôn vinh di sản, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người An Giang đến nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Năm 2022, hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được Chính phủ đệ trình Tổ chức UNESCO xem xét ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2023, tại Diễn đàn giao lưu Kinh tế và Văn hóa Việt Nam-Ấn Độ, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và Hội đồng Thương mại và Công nghệ toàn cầu Ấn Độ đã vinh danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là “Hoạt động văn hóa tiêu biểu châu Á-Thái Bình Dương.”

Năm 2024, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội văn hóa đặc sắc, lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế với người Hoa, Khmer, Chăm.

 Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)

Lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống dân gian, không chỉ đối với người Kinh, Hoa, Chăm và Khmer… ở Nam Bộ mà còn ảnh hưởng, tác động tích cực đến đời sống tinh thần của một bộ phận cư dân khắp mọi miền đất nước. Tầm quan trọng của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thể hiện ở việc lễ hội này vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc vừa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho người dân địa phương trong suốt những năm qua; góp phần gắn kết với đời sống tinh thần của người dân, đồng thời giúp lưu giữ những giá trị lịch sử của cha ông trong hành trình khai mở vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại không chỉ là niềm tự hào của tỉnh mà còn của cả quốc gia. Sự kiện này mang ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định giá trị văn hóa Việt, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới.

Sắp tới, tỉnh An Giang sẽ tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa Phi Vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại nhân dịp khai hội năm 2025.

Tỉnh tiếp tục nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam và các tập quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống tốt đẹp gắn với di sản; khuyến khích nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ.

An Giang tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của di sản; bảo vệ tính nguyên bản của các nghi lễ tránh thương mại hóa hoặc biến tướng lễ hội./.

Thanh Sang

Nguồn: Vietnam+

 
Trở về đầu trang
   Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam người Hoa Chăm Khmer
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • Lâm Đồng: Hội tụ “thiên đường xanh” du lịch
  • Cú hích lớn cho ngành du lịch Điện Biên
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Thông tin du lịch nổi bật tháng 4/2025: Việt Nam xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng điểm đến
  • Định vị thương hiệu từ những điểm đến xanh
  • Bắc Ninh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
  • Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP Hà Nội
  • Thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025
  • Bình Dương: Triển khai phương án phát triển Hệ thống du lịch trong Quy hoạch tỉnh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    213
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    139
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    102

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch