• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaKiến trúc, mỹ thuật
  • UKEnglish

Kiến trúc, mỹ thuật

"Lạc vào" ngôi đình 300 tuổi, khoảng lặng trầm mặc ở Sài Gòn!

(Dân trí) - Trải qua hơn 300 năm, ngôi đình Thông Tây Hội vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.
Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Trước đây, công trình chỉ được xây dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.
Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây, là tên 1 làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng sáp nhập với làng An Hội thì đổi tên thành Thông Tây Hội và được giữ đến nay.
Đình tòa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Đình bao gồm các không gian chính như võ ca, chánh điện, nhà hội sở...
Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.
Phần mái đình được lợp ngói âm dương xếp san sát nhau theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc". Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc phổ biến ở các đình làng.
Phía trước chánh điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh. Võ ca là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ dịp lễ hội. Chánh điện là khu vực làm lễ của đình, có chiều ngang 12 m, dài 16,5 m và cao 5 m. Kết cấu của chính điện theo bình diện hình chữ nhật, chính giữa điện dựng 4 cột lớn theo dạng tứ trụ.
Trong chánh điện có 48 cột, chia thành 8 dãy, chân cột khắc hình trụ thắt ở giữa. Toàn bộ hệ thống cột và kèo là gỗ sao. Đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ của người Việt. Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là con của vua Lý Thái Tổ được thờ ở đây.
 
 Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn.
 
 Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.
 
 Phần mái đình được lợp ngói âm dương xếp san sát nhau theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc".
 
 Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc phổ biến ở các đình làng.
 
 Phía trước chánh điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Nguyễn Quang
Trở về đầu trang
   Đình Thông Tây Hội ngôi đình 300 tuổi kiến trúc
3   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đình, nghè Mai Động, thờ phụng Đô úy Tam Trinh triều Nhị vua Hai Bà Trưng
  • Đình Tây Đằng – Bảo tàng nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 16
  • Quảng Nam: Làng Pơr’ning làm du lịch xanh bền vững
  • Khánh Hòa: Giữ gìn vẻ đẹp cho các di tích
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    205
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    130
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    107
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch