• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaNghệ thuật biểu diễn
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Kim Đái, nơi thờ phụng 3 vị thần tướng vua Hùng

Đình Kim Đái, nơi thờ phụng 3 vị danh tướng thời Hùng Vương: Viễn sơn Đại vương, Ất Sơn Đại vương, Cao Sơn Đại vương. Các thần tướng đã dạy dân trồng cấy, chăn nuôi, giữ gìn che chở cho dân có được cuộc sống yên bình.

Cùng với lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sáng ngày 6/4, , xã Kim Đức, Việt Trì cũng đã tổ chức lễ dâng hương tại các di tích trên địa bàn xã.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, đông đảo nhân dân đã có mặt từ sớm tại Đình Kim Đái để tham dự buổi lễ. Đình Kim Đái thờ phụng tam vị Đại Vương thời Hùng Vương là Viễn sơn đại vương;  Ất Sơn đại vương và Áp đạo Quan Đại Vương.

Đây là ba vị đã có công dạy dân trồng cấy, chăn nuôi, giữ gìn che chở cho dân có được cuộc sống yên bình. Gắn với đình Kim Đái là tục hát Xoan, hàng năm trong tiệc đình dân làng đều tổ chức hát Xoan để dâng lên vua Hùng và cầu cho nhân khang vật thịnh, cuộc sống no đủ.

 Các ngày tế lễ của đình làng Kim Đái trong năm:

Tết Nguyên đán: Mùng 1 Tết, cụ từ thắp nhang tại đình; mùng 2 tổ chức vui chơi tại đình có hát Xoan, cờ tướng, chọi gà …; mùng 3 lễ tạ.

Ngày mùng 7 tháng Giêng: lễ cầu Đinh, cầu bình an cho dân làng.

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, dân làng rước kiệu từ đình lên khu bãi bằng phẳng ở Bồ Hòn làm lễ tế vọng sang Đền Hùng, sau về tế tại đình, có tổ chức hát Xoan.

Ngày 25 tháng 5, ngày 25 tháng 10: Lễ xuống đồng (Hạ điền, tế Thần Nông).

Ngày 12 tháng 9: Ngày hội làng, tưởng nhớ tri ân tam vị địa vương có công lao to lớn với dân làng và mừng tam vị được tấn phong thánh, phong thần. ngày này tổ chức rước kiệu, tế lễ, rước từ đình về miếu trên đỉnh núi chùa Cả. Các trò chơi có kéo co, cờ tướng, chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê, … có hát Xoan, hát chèo.
Ngày 15 tháng Chạp: Lễ tất niên

 

 Trải qua thời gian dài biến thiên của lịch sử, nhiều lần giặc giã, đình Kim Đái bị phá hoại lần nào thì sau đó cũng được nhân dân dựng lại nơi nền đình cũ làm nơi thờ phụng. Năm 1949, dưới thời kháng chiến chống Pháp, đình bị đốt cháy. Năm 1955 - 1956, dân làng dựng lại ngôi đình để thờ phụng. Đình còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị như: cỗ ngai thờ, bát hương, đẳng thờ, chiêng đồng, bảng chúc, …

Năm 2014, nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong chương trình hành động đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:

Tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích đình làng Kim Đái. Thời gian thực hiện từ 2015 - 2017 với nội dung tu bổ, tôn tạo ngôi đình chính, nhà Tả vu, Hữu vu, lầu hóa vàng, nghi môn và các hạng mục phụ trợ: sân, tường rào, nhà vệ sinh trên tổng diện tích 2.150m2.

Đình được tôn tạo với kiến trúc cổ truyền thống kiểu chữ Đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung, mái lợp ngói mũi hài mầu đỏ, trên đắp bờ nóc và linh vật, các góc đuôi mái đắp phù điêu rồng đầu đao.

Tường xây gạch tuynen, nền lát gạch bát, tường trát vữa xi măng, lăn sơn, hệ thống khung cột được bả  tit và lăn sơn giả vân gỗ; cửa đi, cửa sổ dùng cửa gỗ lim. Hiện nay, các hạng mục: Đình chính, nhà Tả vu, Hữu vu, lầu hóa vàng, nghi môn, tường rào, nhà vệ sinh đã thi công xong phần thô, đang khẩn trương hoàn thiện.

Ngôi đình khi được tu bổ, tôn tạo hoàn thành sẽ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của dân làng, tiếp tục thờ phụng tam vị đại vương, là nơi thực hành các nghi lễ, tập tục của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và là nơi trình diễn, truyền dạy Hát Xoan Phú Thọ cho lớp trẻ tại cộng đồng.

 
 

Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng cùng các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương là hoạt động có ý nghĩa, mang truyền thống đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mỗi dịp như thế này sẽ giúp cháu con được đoàn tụ, thể hiện lòng thành kính thắp hương dâng lên tiên Tổ, cầu mong những điều tốt lành, một năm mưa thuận gió hòa và báo cáo những kết quả đã đạt được trong năm qua.

Đây cũng là tâm nguyện của nhân dân, không chỉ được thể hiện lòng kính trọng, tự hào mà còn góp phần lưu truyền, bảo tồn văn hóa đặc biệt này.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Việt Trì có 39 di tích thờ Vua Hùng, các con của Vua Hùng và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương. Riêng tại xã Kim Đức, có 4 điểm đã đồng loạt dâng hương vào sáng mùng 10/3 âm lịch.

Nghi thức dâng hương tại các địa phương cũng giống như tại nơi thờ chính ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Để buổi dâng hương được diễn ra trang trọng, đầy đủ, địa phương đã triển khai kế hoạch, tổ chức tập dượt về nghi lễ, lễ phục cho các cụ cao niên. Mỗi di tích đều có những đặc trưng riêng, thờ tự riêng nhưng đều đảm bảo sự tôn nghiêm, thành kính và có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại các di tích thờ cúng Hùng Vương đã thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, sự đoàn kết dân tộc và là một phần cốt lõi không thể thiếu trong Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại vùng đất cội nguồn của dân tộc.

 

Gắn với đình Kim Đái là tục hát Xoan, hàng năm trong tiệc đình dân làng đều tổ chức hát Xoan để dâng lên vua Hùng và cầu cho nhân khang vật thịnh, cuộc sống no đủ. Tục lệ, hát Xoan đầu năm xã Kim Đức được tổ chức đầu tiên tại Miếu Lãi Lèn, sau đó lần lượt sẽ được tổ chức tại đình Thét và Đình làng Kim Đái.

Phường Xoan Kim Đái hiện nay đã có 4 thế hệ hát Xoan, thế hệ thứ nhất còn 2 nghệ nhân tuổi trên 100 tuổi, thế hệ thứ hai có 6 đào tuổi 75 trở lên và lớp trung niên, thanh thiếu nhi gồm 21 người. Hiện nay làng Xoan tiếp tục vận động mọi người nhất là thế hệ trẻ tham gia để tiếp tục gìn giữ và phát huy hát Xoan của địa phương.

Nguồn; Báo Việt Trì

Ngọc Hà – Tiến Dũng

Ths Nguyễn Thy Ngà đăng

Trở về đầu trang
   Đình Kim Đái thờ phụng tướng lĩnh Hùng Vương hát xoan xã Kim Đức Phú Thọ
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Ra mắt Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh
  • Quảng Ngãi: Khai mạc Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt
  • Triển lãm nghệ thuật về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Bình Định: Âm nhạc đường phố - Nét chấm phá giữa lòng đô thị
  • Phú Thọ: Lễ hội rước voi truyền thống đình Đào Xá năm 2025
  • Bảo Lâm (Lâm Đồng) thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá góp phần phát triển du lịch
  • Khách quốc tế thích thú trải nghiệm du lịch làng cổ Hùng Lô (Phú Thọ)
  • Hòa Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Mường
  • Mãn nhãn với "Huyền sử diễn ca" kể chuyện về Thăng Long - Tứ trấn
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    139
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    134
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    111
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    97
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    97

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch