'Biệt đội' băng rừng phá bẫy, giải cứu muông thú ở rừng nguyên sinh Quảng Nam 'Biệt đội' băng rừng phá bẫy, giải cứu muông thú ở rừng nguyên sinh Quảng Nam Bị rắn lục cắn, trượt ngã xuống suối, chấn thương nặng... cũng không làm chùn chân những "hiệp sĩ" lặng lẽ băng rừng phá bẫy, giải cứu cho muông thú ở núi rừng Tây Giang (Quảng Nam). Tây Giang là huyện có diện tích rừng nguyên sinh rất lớn. Nơi đây sở hữu quần thể các loài động vật hoang dã phong phú. Thế nhưng, những con thú nhỏ bé ấy cũng trở thành miếng mồi béo bở của nhóm người xấu. Hàng ngàn chiếc bẫy giăng mắc khắp đại ngàn, luôn chờ chực cướp đi sinh mạng thú rừng. Trước thực trạng đó, tháng 9/2022, Đội Tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy (CPT) đầu tiên được thành lập tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang, với 5 thành viên. Hoạt động có sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Mỗi tháng, họ tuần tra xuyên rừng khoảng 20 ngày/đêm, để tìm kiếm, tháo gỡ bẫy và giải cứu thú. Nếu phát hiện phá rừng, đội sẽ báo cho kiểm lâm. Đến nay, số đội CPT đã tăng lên gấp năm, với 25 thành viên. Trong đó, 24 người là đồng bào Cơ Tu, sống tại địa phương. Nhờ có “đội đặc nhiệm” này, hơn 8.000 bẫy các loại tại rừng Tây Giang đã được tháo dỡ, nhiều động vật được giải cứu. Bỏ việc gần nhà, vào rừng phá bẫy thú Vừa trở về từ rừng 3 ngày trước, hôm nay Hứa Nguyễn Minh Tuấn (SN 1999) lại cùng 4 “chiến hữu” tiếp tục chuyến tuần tra 10 ngày. Tuấn là đội trưởng và cũng là thành viên người Kinh duy nhất. Vì lỡ yêu rừng xanh mà 2 năm nay, chàng trai trẻ từ bỏ công việc gần nhà ở thị xã Điện Bàn, lên đây dấn thân nơi rừng xanh, với thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Các thành viên trong đội trên đường đi tháo gỡ bẫy Để chuẩn bị cho chuỗi ngày “ăn rừng, ngủ bụi”, mỗi người phải gùi trên lưng gần 20kg tư trang, gồm: võng, màn, xoong nồi, gạo, mì tôm, cá khô, thuốc men… 5h sáng, khi màn sương sớm còn đặc quánh trên tán cây cổ thụ, chúng tôi theo chân các “hiệp sĩ nông dân” len lỏi qua những ngọn đồi dốc đứng. Rừng già âm u “đón khách” bằng lớp lá khô dày mục, ẩm ướt cùng những dây leo rậm rạp, tua tủa gai. Vắt, muỗi rừng, ruồi vàng, bọ cạp, rắn độc… là những mối nguy hiểm thường trực dưới mỗi bước chân của chúng tôi. Để chuẩn bị cho chuỗi ngày “ăn rừng, ngủ bụi”, mỗi người phải gùi trên lưng gần 20kg tư trang Là người dày dạn kinh nghiệm, Bhling Duy (SN 1998) đi trước, cầm rựa chặt bụi rậm để mở lối mòn nhỏ, vừa đủ cho đồng đội chui qua. Đội trưởng Tuấn đi cuối cùng, dùng GPS định vị tọa độ và ghi chép lại lịch trình. Càng vào sâu trong rừng, “cạm bẫy” càng chi chít. Chúng được ngụy trang tinh vi dưới lớp lá mục, tán cây, bụi rậm. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gặp nạn. Các loại bẫy thường gặp ở đây gồm bẫy kẹp, bẫy dây rút, bẫy lưới, bẫy “hàm quỷ”… Tuấn kể, khi mắc bẫy, con thú đều trong tình trạng sợ hãi, kêu rên thảm thiết. Do vậy, quá trình tháo bẫy phải nhanh chóng, cẩn thận không làm nó tổn thương thêm. “Mỗi khi nhìn con vật được thả về lại tự nhiên, chúng tôi đều cảm thấy hân hoan hạnh phúc. Đau lòng nhất là những lần tìm thấy bẫy nhưng thú rừng đã chết, có con do mắc bẫy lâu ngày chỉ còn lại bộ xương”, Tuấn chia sẻ. Nguy hiểm chực chờ Với lợi thế là dân bản địa, các thành viên đều thông thạo địa hình rừng núi. Thế nhưng, trên đường tuần tra vẫn xảy ra không ít tai nạn ngoài ý muốn. Các thành viên leo vách đá, băng qua những tán rừng nguyên sinh Phút nghỉ ngơi dọc đường đi “Năm ngoái tôi không may bị rắn lục cắn vào chân. May nhờ trang bị sẵn thuốc giải độc và được anh em sơ cứu kịp thời nên mới thoát chết”, Zơrâm Ngoàn (SN 1994) nhớ lại. Đầu năm nay, Ating Thuận (SN 1995) trượt ngã xuống suối, chân bị thương nặng. Đồng đội phải thay phiên cõng anh ra khỏi rừng, đưa đến bệnh viện cấp cứu. 10 ngày theo chân những hiệp sĩ “sinh tồn” giữa rừng. Ban ngày, chúng tôi trèo đèo, lội suối. Đêm đến, mắc võng ngủ dưới tán cây. Có hôm, lặn lội qua nhiều ngọn núi “chóp trời” mà vẫn không gặp được nguồn nước, cả đội phải dùng bao nilon hứng từng giọt sương, chia nhau uống. Động vật mắc bẫy được nhóm giải cứu Nhờ có “đội đặc nhiệm” mà hơn 8.000 bẫy các loại tại rừng Tây Giang đã được tháo dỡ, nhiều động vật được giải cứu Khổ nhất là khi mưa rừng bất ngờ trút xuống, nước tràn về, mọi người phải nắm tay nhau đề phòng lũ quét. Đến lúc tìm được chỗ dựng trại thì đã nửa đêm, đói lả và thấm lạnh nước mưa, ai nấy mỏi nhừ... Vất vả, nguy hiểm chực chờ là vậy, nhưng cả đội chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nghề. Ating Thuận bộc bạch, người Cơ Tu rất kiêng việc bị phá bẫy, giải thoát thú. Những ngày đầu làm công việc này, anh bị dân làng ghét bỏ. Thậm chí, trong thôn có người chết, họ còn đổ lỗi do “biệt đội phá bẫy” thả thú nên “thần rừng về bắt”. “Tuy nhiên, sau thời gian kiên trì giải thích, vận động thì giờ dân làng dần thay đổi tập quán săn bắt thú, nhất là những người trẻ. Hiện, một số cộng đồng đã không còn đặt bẫy nữa”, Ating Thuận hào hứng nói. Nguồn: VietnamNet 407 Bị rắn lục cắn, trượt ngã xuống suối, chấn thương nặng... cũng không làm chùn chân những "hiệp sĩ" lặng lẽ băng rừng phá bẫy, giải cứu cho muông thú ở núi rừng Tây Giang (Quảng Nam). Tây Giang là huyện có diện tích rừng nguyên sinh rất lớn. Nơi đây sở hữu quần thể các loài động vật hoang dã phong phú. Thế nhưng, những con thú nhỏ bé ấy cũng trở thành miếng mồi béo bở của nhóm người xấu. Hàng ngàn chiếc bẫy giăng mắc khắp đại ngàn, luôn chờ chực cướp đi sinh mạng thú rừng. Trước thực trạng đó, tháng 9/2022, Đội Tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy (CPT) đầu tiên được thành lập tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang, với 5 thành viên. Hoạt động có sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Mỗi tháng, họ tuần tra xuyên rừng khoảng 20 ngày/đêm, để tìm kiếm, tháo gỡ bẫy và giải cứu thú. Nếu phát hiện phá rừng, đội sẽ báo cho kiểm lâm. Đến nay, số đội CPT đã tăng lên gấp năm, với 25 thành viên. Trong đó, 24 người là đồng bào Cơ Tu, sống tại địa phương. Nhờ có “đội đặc nhiệm” này, hơn 8.000 bẫy các loại tại rừng Tây Giang đã được tháo dỡ, nhiều động vật được giải cứu. Bỏ việc gần nhà, vào rừng phá bẫy thú Vừa trở về từ rừng 3 ngày trước, hôm nay Hứa Nguyễn Minh Tuấn (SN 1999) lại cùng 4 “chiến hữu” tiếp tục chuyến tuần tra 10 ngày. Tuấn là đội trưởng và cũng là thành viên người Kinh duy nhất. Vì lỡ yêu rừng xanh mà 2 năm nay, chàng trai trẻ từ bỏ công việc gần nhà ở thị xã Điện Bàn, lên đây dấn thân nơi rừng xanh, với thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Các thành viên trong đội trên đường đi tháo gỡ bẫy Để chuẩn bị cho chuỗi ngày “ăn rừng, ngủ bụi”, mỗi người phải gùi trên lưng gần 20kg tư trang, gồm: võng, màn, xoong nồi, gạo, mì tôm, cá khô, thuốc men… 5h sáng, khi màn sương sớm còn đặc quánh trên tán cây cổ thụ, chúng tôi theo chân các “hiệp sĩ nông dân” len lỏi qua những ngọn đồi dốc đứng. Rừng già âm u “đón khách” bằng lớp lá khô dày mục, ẩm ướt cùng những dây leo rậm rạp, tua tủa gai. Vắt, muỗi rừng, ruồi vàng, bọ cạp, rắn độc… là những mối nguy hiểm thường trực dưới mỗi bước chân của chúng tôi. Để chuẩn bị cho chuỗi ngày “ăn rừng, ngủ bụi”, mỗi người phải gùi trên lưng gần 20kg tư trang Là người dày dạn kinh nghiệm, Bhling Duy (SN 1998) đi trước, cầm rựa chặt bụi rậm để mở lối mòn nhỏ, vừa đủ cho đồng đội chui qua. Đội trưởng Tuấn đi cuối cùng, dùng GPS định vị tọa độ và ghi chép lại lịch trình. Càng vào sâu trong rừng, “cạm bẫy” càng chi chít. Chúng được ngụy trang tinh vi dưới lớp lá mục, tán cây, bụi rậm. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gặp nạn. Các loại bẫy thường gặp ở đây gồm bẫy kẹp, bẫy dây rút, bẫy lưới, bẫy “hàm quỷ”… Tuấn kể, khi mắc bẫy, con thú đều trong tình trạng sợ hãi, kêu rên thảm thiết. Do vậy, quá trình tháo bẫy phải nhanh chóng, cẩn thận không làm nó tổn thương thêm. “Mỗi khi nhìn con vật được thả về lại tự nhiên, chúng tôi đều cảm thấy hân hoan hạnh phúc. Đau lòng nhất là những lần tìm thấy bẫy nhưng thú rừng đã chết, có con do mắc bẫy lâu ngày chỉ còn lại bộ xương”, Tuấn chia sẻ. Nguy hiểm chực chờ Với lợi thế là dân bản địa, các thành viên đều thông thạo địa hình rừng núi. Thế nhưng, trên đường tuần tra vẫn xảy ra không ít tai nạn ngoài ý muốn. Các thành viên leo vách đá, băng qua những tán rừng nguyên sinh Phút nghỉ ngơi dọc đường đi “Năm ngoái tôi không may bị rắn lục cắn vào chân. May nhờ trang bị sẵn thuốc giải độc và được anh em sơ cứu kịp thời nên mới thoát chết”, Zơrâm Ngoàn (SN 1994) nhớ lại. Đầu năm nay, Ating Thuận (SN 1995) trượt ngã xuống suối, chân bị thương nặng. Đồng đội phải thay phiên cõng anh ra khỏi rừng, đưa đến bệnh viện cấp cứu. 10 ngày theo chân những hiệp sĩ “sinh tồn” giữa rừng. Ban ngày, chúng tôi trèo đèo, lội suối. Đêm đến, mắc võng ngủ dưới tán cây. Có hôm, lặn lội qua nhiều ngọn núi “chóp trời” mà vẫn không gặp được nguồn nước, cả đội phải dùng bao nilon hứng từng giọt sương, chia nhau uống. Động vật mắc bẫy được nhóm giải cứu Nhờ có “đội đặc nhiệm” mà hơn 8.000 bẫy các loại tại rừng Tây Giang đã được tháo dỡ, nhiều động vật được giải cứu Khổ nhất là khi mưa rừng bất ngờ trút xuống, nước tràn về, mọi người phải nắm tay nhau đề phòng lũ quét. Đến lúc tìm được chỗ dựng trại thì đã nửa đêm, đói lả và thấm lạnh nước mưa, ai nấy mỏi nhừ... Vất vả, nguy hiểm chực chờ là vậy, nhưng cả đội chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nghề. Ating Thuận bộc bạch, người Cơ Tu rất kiêng việc bị phá bẫy, giải thoát thú. Những ngày đầu làm công việc này, anh bị dân làng ghét bỏ. Thậm chí, trong thôn có người chết, họ còn đổ lỗi do “biệt đội phá bẫy” thả thú nên “thần rừng về bắt”. “Tuy nhiên, sau thời gian kiên trì giải thích, vận động thì giờ dân làng dần thay đổi tập quán săn bắt thú, nhất là những người trẻ. Hiện, một số cộng đồng đã không còn đặt bẫy nữa”, Ating Thuận hào hứng nói. Nguồn: VietnamNet Trở về đầu trang Quảng Nam giải cứu động vật thú rừng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10