• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Bảo Đà, Dữu Lâu, thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương và Cương Trực Đại vương

Đình Bảo Đà, Dữu Lâu, thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương và Cương Trực Đại vương , những vị thần tướng có công trong dựng nước, giữ nước thời Hùng Vương thứ 18. Đình nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 1km về phía Đông Bắc.

Dữu Lâu là vùng đất cổ. Tương truyền đây là nơi đặt kho tàng của các Vua Hùng. Trên đất Dữu Lâu có chợ Dầu là chợ chuyên bán trầu không cho các vương hầu, công chúa, thần dân thời Hùng Vương; có làng Hương Trầm có cánh đồng trồng lúa nếp nổi tiếng từ thời Hùng Vương để làm bánh chưng, bánh dầy, thổi xôi trong các dịp lễ tết. Thời Hùng Vương, vùng đất này thuộc địa bàn kinh đô Văn Lang cổ đại - Nhà nước đầu tiên của người Việt Nam.

Cùng với kho tàng văn hoá dân gian phong phú trải dài trên 11ha đồi gò san sát, nối tiếp nhau như đồi Chu Ba, Mỏ Cú, đồi Bụt, Mã Quàng, đồi Mây, đồi Bổng, đồi Gầu, gò Bông, núi Rùa, núi Nghè.v.v....; 250ha đồng ruộng như đồng Cả, Đè Mát; 60ha vùng đất bãi phì nhiêu xưa chuyên trồng dâu nuôi tằm nằm xen giữa những hồ, ao, đầm, lớn nhất là Chằm Trương, vụng Ổ Rồng... là những di tích văn hoá vật thể như đình Bảo Đà, đình Hương Trầm, đình Dữu Lâu, đình Quế Trạo, miếu Dữu Lâu - nơi thờ cúng những người có công với nước, với dân từ thời Hùng Vương dựng nước, được nhân dân tôn làm thành hoàng làng.

Đình Bảo Đà - một ngôi đình thiêng.

Đình Bảo Đà thuộc khu Bảo Đà, phường Dữu Lâu, nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 1km về phía Đông Bắc.

Đình có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh 2 tầng 8 mái đao cong, với nghệ thuật chạm khắc đình làng thời Nguyễn trên các dép hoành, đầu dư, cửa võng, cửa khám, cùng với các cổ vật: Ngọc phả, sắc phong, kiệu, ngai thờ, lư hương gốm da lươn...

 

Năm 1993, đình được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Hàng năm, để chuẩn bị cho lễ hội đình Bảo Đà năm sau, dân làng họp bàn việc tổ chức lễ hội, tu bổ đình, chỉnh trang đồ khí tự, định ngày giỗ, rước chủ tế từ nhà riêng ra đình. Chủ tế do dân làng cử, người được cử làm chủ tế phải là người có uy tín, có “máu mặt”, không có “bụi”.

Trong buổi hội diện này việc chuẩn bị cỗ lễ cho ngày lễ của các lềnh, việc tổ chức múa lân, hát Xoan (xuân) được thông báo cụ thể.

Theo thông lệ ngày mồng 1 tháng Giêng mở cửa đình; ngày mồng 2 tháng Giêng rước chủ tế từ nhà ra đình; ngày mồng 3 cúng đình và tiệc làng, trong ngày này rước kiệu Minh văn và Bát cống; ngày mồng 5 lễ tạ và đóng cửa đình.

Lễ tạ gồm ông chủ tế và ông từ. Lễ vật là một ván xôi gà do ông từ sắm, cũng ngày này chủ tế khao dân.

Ngoài lễ hội đầu xuân, đình Bảo Đà còn tổ chức lễ hội vào tháng 5 và tháng 10 âm lịch. Lễ hội tháng 5 (dân làng thường gọi là tiệc): Được tổ chức vào ngày 15 âm lịch; lễ hội tháng 10 tổ chức vào ngày mồng 5 âm lịch. Lễ vật trong hai ngày tiệc này có xôi gà, chè kho, chuối tiêu chín, giá đỗ xào, măng tre băm nhỏ.

Lễ vật chính vẫn là lợn đen, nặng từ 80kg trở lên do các lềnh sắm. 4 giáp mổ 4 lợn và có thi ngôi. 4 giáp thi lấy 5 ngôi thứ: Ngôi 1 đặt ở bàn thờ chính giữa, ngôi 2 đặt bên phải, ngôi 3 đặt bên trái, ngôi 4 đặt ở hậu cung, ngôi 5 đặt tại văn chỉ. Ban chấm giải gồm: Chủ khảo (chủ tế), ông từ, cựu chủ tế và một vài quan viên.

Thi ngôi xong thì tế. Tế lễ xong, lễ vật được chia phần cho các lềnh để chia cho dân làng theo xuất đinh.

Trong ngày tiệc có hát Xoan (Theo các cụ là hát Xoan nhưng với nội dung lời ca, thể thức thì đây là hát Ví giao duyên). Hát Xoan được tổ chức giữa trai làng Lâu Thượng với gái làng Bảo Đà.

Theo lời kể của các cụ ở Bảo Đà thì trai làng Lâu Thượng bơi thuyền từ làng mình qua cống Hai Họng lên Bảo Đà hát; Đoàn đi hát gồm nhiều thuyền, mỗi thuyền thường từ 3 đến 5 người: Một bơi mũi, một cầm lái và ba nam; trang phục đơn giản: Áo quần ta, đầu buộc khăn đỏ, mình cũng thắt khăn đỏ.

Nữ làng Bảo Đà thường đứng trên bờ đầm, nơi thuyền trai làng Lâu Thượng bơi qua hoặc ở bến đợi. Nữ Bảo Đà tụ tập từng tốp, mỗi tốp từ 3 đến 5 người, trang phục giản đơn: Áo cánh trắng, quần thâm, tóc vấn để đuôi gà. Trình tự cuộc hát thường mở đầu là hát chào hỏi về tên tuổi, gia thế:

Nữ:

Gặp đây tính mới hỏi tình

Hỏi chàng quê quán, quý danh      là gì?

Xuân xanh bao tuổi đương thì?

Nam:

Quê anh xóm Nội gần thôi

Thường thường anh vẫn sang chơi chốn này...

...Tên anh là Vũ là Chương

Tuổi vừa hai bốn chưa đường gia thất

Mong sao sum họp một nhà

Để thầy mẹ biết để ta yên lòng...

Sau phần hát chào hỏi là phần tỏ tình: Cuộc hát đối đáp, trao tình giao duyên kéo dài cho đến khi tàn; nhiều khi bên nam thua cuộc, quay thuyền về làng với lời hát chào chua ngoa của các cô gái làng Bảo Đà:

Chàng về bên ấy xuân tình

Ngày mai em gửi tiểu sành về cho

Trong ngày tiệc, ngoài Hát Xoan còn có đấu vật. Phường vật thường được làng mời từ Sơn Tây lên.

Từ sau cách mạng tháng tám 1945, lễ hội đình Bảo Đà vẫn được duy trì nhưng không thường xuyên, có lúc đứt đoạn và có thay đổi cho phù hợp với điều kiện xã hội và thổ nhưỡng (đầm nước bị thu hẹp...). Ngày lễ tổ chức đơn giản hơn, mọi chi phí cho ngày tiệc thường dựa vào số tiền cung tiến.

Việc trùng tu, tôn tạo đình làng do Nhà nước cấp. Theo thời gian mái trái của đình hiện đang bị hư hỏng, phường Dữu Lâu trình xin cấp kinh phí tu bổ để giữ lại một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá cho muôn đời sau.

Dương Huy Thiện

Nguồn: Báo Phú Thọ

Trở về đầu trang
   Đình Bảo Đà Việt Trì Phú Thọ thờ phụng Cao Sơn Đại vương Quý Minh Đại vương Cương Trực Đại vương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đình làng Liễu Khê, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia
  • Đình làng Xuân Hội, Tiên Du thờ phụng Quảng Phúc Đại pháp sư và hai vị thiên thần thời Lý
  • Đình Hương Vân, Tiên Du thờ phụng thần Cao Sơn, Minh Công đại vương và Diệu Nương
  • Đình Tô Khê, Gia Lâm thờ phụng nhị tướng của Phù Đổng Thiên vương
  • Đình Tử Dương, thờ phụng Đại vương Long Quốc, con của Lạc Long quân
  • Cuộc đời bí ẩn của 'công chúa tình báo' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
  • Đình làng Hoài Thị, Tiên Du thờ phụng công chúa Đống Long thời vua Lý Nhân Tông
  • Đền thờ Triệu Việt Vương - Thị trấn Yên Ninh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên

    221
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    140
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    139
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV và rủi ro thương mại gia tăng

    108
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian

    104

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch