• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaKiến trúc, mỹ thuật
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Bình Minh - Di tích hành cung Cổ Bi của Chúa Trịnh Cương

Hành cung Cổ Bi (đình Bình Minh) hiện nay thuộc tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một dấu tích lịch sử quan trọng liên quan mật thiết tới chúa Trịnh Cương, một nhân vật lịch sử nổi tiếng ở đầu thế kỷ XVIII.

Di tích hành cung Cổ Bi (nay là Đình Bình Minh) thuộc tổ dân phố Bình Minh, Thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm - Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An, trấn kinh Bắc, vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi, tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945, hành cung Cổ Bi thuộc xã Quang Trung, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Từ năm 1961 đổi thành xã Quang Trung I để phân biệt với xã Quang Trung II ở huyện Từ Sơn chuyển về (nay là xã Yên Thường, Gia Lâm). Năm 1965, xã này đổi tên là Trâu Quỳ và từ ngày1/4/2005 xã Trâu Quỳ được đổi thành Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Ngược dòng lịch sử, Cổ Bi là một vùng đất cổ, nơi có nhiều dấu ấn lịch sử Sử cũ và truyền thuyết dân gian cho biết vào năm 40 sau Công nguyên, đây là nơi hội quân, luyện tập võ nghệ của nghĩa quân Hai Bà Trưng trước khi tiến đánh Luy Lâu, thủ phủ của phong kiến đô hộ nhà Hán. Hiện nay, dấu tích còn lưu ở đền thờ thần Đô Hồ - một vị tướng tài ba của Hai Bà Trưng.

Đến thời Lý, Trần và Lê, Cổ Bi đã là một thắng địa, nổi tiếng ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long. Sử sách đều xác nhận Cổ Bi xưa thuộc vùng Kinh Bắc, là vùng đất văn hoá lâu đời, nơi có phong cảnh hữu tình. Vào đầu thế kỷ XVIII, vùng đất này càng nổi tiếng vì liên quan mật thiết tới các chúa Trịnh, đặc biệt là Nhân vương Trịnh Cương.

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: tháng 11 (1727) chúa Trịnh Cương muốn dựng phủ đệ mới ở Cổ Bi. Cổ Bi là một địa điểm nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, tiếp giáp với xã Như Kinh, mà Như Kinh là quê hương Trương Thái phi, mẹ đẻ của Trịnh Cương, nên Cương thường tuần du đến xã ấy.

Tin tưởng vào thuyết phong thuỷ, chúa Trịnh Cương muốn dời phủ đệ đến ở đất này, nên đã xây dựng phủ đệ mới, công việc làm một tháng hoàn thành, đặt tên là phủ Kim Thành.

Theo những những ghi chép lịch sử, còn có lý do không muốn đặt Phủ chúa ở Thăng Long cùng với vua Lê mà muốn biến Cổ Bi thành trung tâm quyền lực của nhà Trịnh để điều hành quốc gia. Cổ Bi được coi là kinh đô với tên gọi Kim Thành (toà thành vàng).

Tiếp đó, vào năm Ất Hợi (1755), Trịnh Doanh lại cho dựng cung miếu ở Cổ Bi, bởi cũng có ý muốn thiên đô đến nơi này.

Quy mô Hành cung bề thế, uy nghiêm được sử liệu phản ánh là vậy, nhưng Hành cung Cổ Bi tồn tại không lâu. Tháng 7 năm 1729, vùng đất Cổ Bi bị lụt do đê Cự Linh bị vỡ, nước tràn ngập Hành cung Cổ Bi, trong thành nước sâu đến 3 thước. Sau khi Chúa Trịnh Cương mất (1729), Chúa Trịnh Giang (1729 -1740) kế vị cho dỡ bỏ đem vật liệu xây dựng chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Dẫu sau này được Chúa Trịnh Doanh (1740 - 1767) cho sửa lại nhưng Hành cung Cổ Bi cũng không thoát khỏi ngọn lửa trả thù của Vua Lê Chiêu Thống (1787 - 1788) thiêu rụi.

Trên cơ sở các nguồn sử liệu ghi chép cùng với những di vật, linh vật hiện còn, trong chương trình nghiên cứu khảo cổ học trên địa bàn Hà Nội của thành phố Hà Nội, tiến tới kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, hy vọng việc nghiên cứu về tên gọi vùng đất này cũng như nghệ thuật đồ gốm, đồ sứ lại cho thấy nơi đây ẩn chứa những giá trị sử liệu quý giá.

Từ ngày 2 tháng 10 năm 2006 đến ngày 8 tháng 12, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam kết hợp với Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội tiến hành khai quật thám sát tại vị trí được cho là trung tâm của Hành cung Cổ Bi với hy vọng tìm lại được vết tích, cùng di vật liên quan đến Hành cung vốn vang bóng một thời.

Tổng diện tích khai quật lên đến 160m2, chia làm 11 hố đã làm xuất lộ những dấu vết cư trú thuộc Văn hóa Đông Sơn, vết tích kiến trúc thời Trần, vết tích kiến trúc thời Lê (gia cố móng tường, bao, đống đổ vật liệu kiến trúc và vệt gia cố dăm đá vôi), vết tích kiến trúc thời Nguyễn (đống đổ phế liệu kiến trúc).

Cùng với những di vật là vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ. Những cổ vật này có niên đại thời Lê Sơ, một số ít có niên đại thời Trần và Nguyễn. Ngoài ra, còn có 3 đồng tiền, các cục xỉ lò.

Theo truyền thuyết dân gian, cho đến giữa thế kỷ XVIII, Hành cung Cổ Bi là một hệ thống thành luỹ, cung điện nguy nga bề thế. Trên đồi Cổ Bi, đặt đại bản doanh chúa Trịnh, là một cung điện lớn, kiến trúc gỗ, hệ thống đường thành đi lên cung điện rộng rãi, hai bên có đặt các con thú lớn được tạo bằng đá xanh, chầu ở tư thế cân đối.

Xung quanh Cổ Bi là hệ thống các hành dinh của các quan tuỳ tùng trong phủ chúa Trịnh. Bên trong thành Cổ Bi có rất nhiều cây cổ thụ, cành lá sum suê, càng tạo cho Cổ Bi trở thành một quần thể kiến trúc tuyệt đẹp.

Hành cung đã được chúa Trịnh Cương cho xây dựng nhằm mở rộng kinh đô Thăng Long phát triển về phía đông và làm nơi nghỉ ngơi của chúa khi đi tuần du về các vùng đất phía đông kinh thành.

Qua các nguồn tư liệu thư tịch, sử sách như “Làng xã ngoại thành Hà Nội” của Bùi Thiết, “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” hay “Nhân vương Trịnh Cương” của Trịnh Xuân Tiến... có thể khẳng định Hành cung Cổ Bi được chúa Trịnh Cương xây dựng vào tháng 11 năm 1727.

Từ giữa thế kỷ XVIII, Hành cung Cổ Bi đã trở thành một hệ thống thành luỹ và cung điện nguy nga, lộng lẫy. Đại bản doanh của chúa Trịnh được đặt trên đồi Cổ Bi, là một cung điện lớn được xây dựng từ các vật liệu là gạch, gỗ.

Hệ thống đường thành đi lên cung điện cũng rất lớn và xây dựng bằng gạch đá xanh. Xung quanh đồi Cổ Bi là hệ thống tượng các quan tuỳ tùng trong phủ chúa. Trong thành có rất nhiều cây cổ thụ xum xuê, tôn cho quần thể di tích vừa đẹp, vừa uy nghiêm bề thế.

Quy hoạch mặt bằng của đình, bên ngoài Nghi môn (cách khoảng 400m) là vị trí đặt hai linh vật hổ phù. Qua Nghi môn đến 9 bậc thềm đá kiểu tam cấp, lát đá xanh đen, hai bên bậc thềm đắp hai rồng uốn gấp khúc. Lùi vào hai bên chừng 2 - 3m là vị trí đặt 4 linh vật voi đá và sử tử đá.

Từ cửu thêm, thần đạo đi qua một sân lát gạch có diện tích khoảng trên 200m là dẫn vào đình (khu kiến trúc thờ chính của di tích), nhà tả mạc nằm phía bên trái của sân trước, phía sau còn có một sân lát gạch diện tích khoảng 300m là nơi chơi đánh “bóng cửa”. Xung quanh đình được trồng nhiều cây ăn quả và cây cổ thụ.

Khu kiến trúc chính được xây dựng theo hướng nam, toà Đại Điện gồm 5 gian, 2 dĩ, mái được lợp ngói ta, bờ nóc và bờ dải đắp gờ nhô cao. Giữa bờ nóc là hình rồng chầu mặt trời, hai đầu kìm đắp hình hai đầu rồng

Từ hai tường hồi của Đại Điện được xây nối liền tới hai trụ biểu ở trước. Mặt trong bức tường hồi đắp hình 2 pho tượng võ tướng trong đứng canh gác. Võ tướng bên trái cầm thanh giáo, võ tướng bên phải thanh gươm, khuôn mặt quắc thước, dáng hình oai vệ.

Kết nối với gian chính giữa của toà đại đình là Hậu cung, trong Hậu cung được xây hai bệ thờ bằng gạch. Các đồ thờ được sắp xếp: nơi cao nhất là nơi đặt tượng thờ chúa Trịnh Cương ngồi trên ngai (tượng có chiều cao là 0,95m, ngai thờ có chiều cao là 0,98m). Tiếp ở phía trước là nơi đặt các đồ thờ tự khí, dọc hai bên bệ thờ phía ngoài đặt bộ chấp kích.

Tiếp đến là nhà tả mạc nằm ở bên trái (phía trước) của đình gồm một nếp nhà 4 gian được xây theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, bờ nóc, bờ dải đắp gờ nhô cao, các bộ vì được kết cấu theo kiểu kèo suốt.

 
 
 
 
 

Trải qua hơn 200 năm, di tích đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến đổi thăng trầm của lịch sử, sự xói mòn của thời gian, do vậy các công trình kiến trúc, cảnh quan cùng các di vật cổ đã bị phá huỷ hầu hết, dấu tích còn lại duy nhất là hệ thống nền móng của toà hành dinh tại vị trí lối vào Hành cung và 6 linh vật sư tử, hổ, voi đá vẫn ở nguyên vị trí như thời khởi dựng.

Hành cung Cổ Bi còn bảo lưu được ba bộ linh vật bằng đá có giá trị thẩm mỹ, các linh vật này được tạo tác công phu, nét chạm khắc mềm mại, trau chuốt được thể hiện ở hình dáng, khuôn mặt và ở các chi tiết nhỏ như móng vuốt, râu, lông của linh vật sư tử, hổ... đã khắc họa được bản tính của từng loài vật, để lại cho các thế hệ sau những tác phẩm nghệ thuật sinh động, giàu tính thẩm mỹ.

Năm 1998, Hành cung Cổ Bi được trùng tu khôi phục với quy mô 3 gian Đại Điện và 2 gian Hậu cung như trước đây. Đến năm 2005, ngôi điện thờ được tu bổ, mở rộng thêm 2 gian toà Đại đình, xây mới Nghi môn, 4 gian tả vu, làm sân.

Hành cung Cổ Bi đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2007.

Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, Hành cung Cổ Bi bị tàn phá nặng nề, lâu đài chính và hành dinh bao quanh đều bị đốt trụi, nay chỉ còn trơ nền cũ với hai hàng tượng voi, sư tử và hổ đá có kích thước lớn, là những di vật đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII.

Những ghi chép của sử thành văn đã cho thấy một thời "vàng son, huy hoàng" của hành cung Cổ Bi/phủ Kim Thành xưa, song qua thời gian, hiện nay qui mô của di tích còn lại quá khiêm tốn.

Thời gian tới đây, trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hành cung Cổ Bi được coi là trọng điểm nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, nhằm từng bước tìm hiểu và khôi phục đầy đủ diện mạo vốn có của di tích.

Nguồn: Người Hà Nội

Trở về đầu trang
   Hành cung Cổ Bi di tích lịch sử chúa Trịnh Cương thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Quảng Ninh: Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Cổ kính làng Ước Lễ
  • Điều chỉnh hồ sơ di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • Bắc Ninh khai quật khẩn cấp 2 thuyền cổ được phát hiện dưới lòng ao
  • Doanh nghiệp du lịch chung tay bảo vệ môi trường tại Làng cổ Đường Lâm
  • Chùa Bảo Hải Linh Thông Tự -ngôi chùa đẹp bậc nhất thành phố Hạ Long
  • Bảo tồn di tích Văn Miếu và Quốc Tử Giám triều Nguyễn (TP Huế): “Sống lại” không gian khoa cử xưa
  • Mong mỏi phục dựng di tích quốc gia ở Hải Phòng có nguy cơ thành phế tích
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi...

    Ở một góc nhỏ của miền đồng bằng Bắc Bộ, có một làng cổ tồn tại suốt hàng trăm năm, mang...

    217
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh...

    Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi...

    214
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công...

    Nếu những khung cảnh ven biển, đường chân trời thành phố hay khu vườn tuyệt đẹp vốn đã là...

    140
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao...

    Đến Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ là điểm đến không...

    135
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV...

    Vị thế dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục duy trì và phát triển bất...

    104

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch