Phủ Thượng Đoạn phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng nổi tiếng như một trung tâm xứ Đông (Hải Dương- Hải Phòng), thờ mẫu Liếu Hạnh. Các sách như: “Đại Nam nhất thống chí”, “Hải Dương dư địa chí” soạn vào đời Nguyễn, đều có nhắc đến phủ Thượng Đoạn và xếp vào hàng cổ tích của tỉnh Hải Dương.
Phủ Thượng Đoạn, Hải An thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Phủ Thượng Đoạn phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải
Phòng nổi tiếng như một trung tâm xứ Đông (Hải Dương- Hải Phòng), thờ mẫu Liếu
Hạnh. Các sách như: “Đại Nam nhất thống chí”, “Hải Dương dư địa chí” soạn vào đời
Nguyễn, đều có nhắc đến phủ Thượng Đoạn và xếp vào hàng cổ tích của tỉnh Hải
Dương.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần chủ,
quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Theo truyền thuyết trong
dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh được xếp
vào hàng “Tứ bất tử” (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Chúa Liễu). Người đã
được các triều đại phong kiến từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều Sắc
phong, tấn phong mẫu là “Mẫu nghi thiên hạ tức là Mẹ của muôn dân” và được nhân
dân tôn thờ.
Căn cứ vào “Quảng Cung linh từ phả ký”, “Quảng Cung linh từ
bi ký” và “Cát Thiên tam thế thực lục” hiện đang lưu giữ ghi lại về thân thế và
sự tích của Đức Thánh Mẫu cho biết:
Vào đầu thời Lê tại thôn Vị Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định. Có đôi vợ chồng họ Phạm là những người hiền lành, đức độ, trung
thủy, đã chung sống với nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Thấy vậy, Ngọc Hoàng
thương sót ban phát cho ông bà một người
con. Vào một đêm trên bầu trời có ánh hào quang mây vàng bay lượn, bỗng như có
một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà sau đó bà vợ mang thai và
sinh hạ một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga. Phạm Tiên Nga càng
lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm
35 tuổi bố mẹ qua đời lúc này Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc
thiện. Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp nhân dân đắp đê ngăn nước Đại Hà
trông lúa nước, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai hoang đất ven sông, cứu giúp
người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, khuyên họ cố sức dậy dỗ con
em nhà nghèo được học hành. Rồi một đêm ngày trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây
bay. Bà đã hoá thần về trời.
Khi đã trở về chốn tiên cảnh vì thương nhớ cha mẹ và quê
hương ở cõi trần đến năm Thiên Hựu thời Hậu Lê năm 1557 bà giáng trần lần hai
thụ sinh vào nhà họ Lê ở làng Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định. Bố mẹ đặt tên bà là Lê
Thị Thắng (tức Giáng Tiên). Từ nhỏ Người đã hội tụ đầy đủ tính cách: “Công,
dung, ngôn, hạnh”, có tài: “Cầm, kỳ, thi, hoạ” và rất xinh đẹp. Trưởng
thành bà được cha mẹ gả làm vợ của Trần
Đào Lang ở làng Tiên Hương cùng xã. Bà sinh được 2 người con. Vào ngày mồng 03
tháng 3 hết hạn giáng trần Thánh Mẫu lại một lần nữa thác về trời.
Khi đã về cõi tiên cảnh nhưng với tấm lòng của người phụ nữ
đức độ, bao dung thương chồng, thương con nên công chúa thường trau mày, nhỏ lệ.
Ngọc Hoàng thấy thế sót thương phong làm Liễu Hạnh Công Chúa và cho xuống hạ giới
lần thứ 3 vào thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650) Thánh Mẫu giáng sinh tại vùng đất
Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần. Lúc
này chồng con đã qua đời, người xếp đặt cửa nhà, có sẵn phép lạ và đi vận du khắp
nơi. làm phúc cho muôn dân, dạy nhân dân làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, cứu
giúp dân lành. Mẫu Liễu Hạnh với đức trọng, tài cao đã giúp vua trừ họa, ban
phát ân huệ cho dân lành, tu nhân, tích đức, quy y phật pháp và đắc đạo thành
phật…
Đời truyền rằng: một
lần Thánh Mẫu du thuyền thăm xứ biển Đông đến vùng biển Hải Phòng, người cùng
hai thị nữ Quế Nương và Thị Nương, thấy nơi đây có một cồn cát cảnh đẹp mê hồn
giữa chốn mây trời bao la, bèn dừng chân lên thưởng ngoạn, tại đây người khai
ân cứu giúp dân lành, dạy nhân dân biết làm ăn sinh sống và được nhân dân kính
trọng, mến mộ, nơi đây chính là vùng đất Đông Hải ngày nay. Thấy người quá đỗi
linh thiêng, dân làng cùng nhau lập ngôi đền nhỏ để sớm tối phụng thờ và địa
danh ngôi đền ấy chính là Phủ Thượng Đoạn ngày nay.
Với công đức của Thánh Mẫu đã được các triều đại phong kiến
từ thời Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn ban sắc phong và tấn phong là “Mẫu nghi
thiên hạ” (Mẹ của muôn dân). Các triều vua Lê sắc phong là: “Mã Hoàng công
chúa” gia tặng “Chế thắng hoà diệu Đại Vương”; Các triều đại phong kiến tưởng
nhớ công lao hộ quốc, an dân của Thánh Mẫu đều tặng phong Mẫu là “Thượng đẳng
thần”. Nhân dân rất nhiều nơi cùng nhau xây cất đền, phủ để sớm tối phụng thờ
như: Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đền Sòng (Thanh Hóa) và Phủ Thượng
Đoạn (Hải Phòng)…
Trong tâm thức dân gian đã tôn vinh Mẫu Liễu Hạnh vào hàng
“Tứ bất tử” cùng với Phủ Đổng Thiên Vương, Tản Viên Sơn Thần và Chử Đồng Tử là
những bậc thánh thần đạo cao, đức trọng, có công lao to lớn với nước với dân và
mãi mãi trường tồn trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của dân tộc.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần bất tử, hiện thân cho quyền sống, quyền bình đẳng,
quyền mưu cầu hạnh phúc. Đức độ của Thánh Mẫu là biểu trưng cho đức độ của người
mẹ Việt Nam. Vừa quả cảm, thuỷ chung, vừa từ bi, nhân hậu yêu chồng thương con,
hiếu thảo với cha mẹ, lo toan vuôn đăp hạnh phúc gia đình, giỏi việc nước, đảm
việc nhà. Cho nên chúng ta đều thấy được ở Mẫu Liễu Hạnh nổi bật tính cách “là
nhân, là thần, là Phật” cứu độ chúng sinh.
Phủ Thượng Đoạn là một trong những đền, phủ chính của cả nước
thờ Mẫu Liễu Hạnh, các sách “Đại Nam Nhất Thống Trí”, “Hải Dương dư địa chí” đời
nhà Nguyễn đều nhắc đến Phủ Thượng Đoạn và xếp vào hành cổ tự của tỉnh Hải
Dương xưa. Phủ được xây dựng vào thế kỷ thứ 16 trên một gò đất cao dáo với chất
liệu cột, kèo bằng gỗ, hệ thống kiến trúc gỗ được trạm khắc hoa văn tinh xảo với
các đề tài hổ phù, hàm phượng, hàm đào, lưỡng long, cỏ cây hoa lá… được sơn son
thiếp vàng. Kiến trúc của Phủ được bố cục theo lối “Tiền nhất – hậu đinh” gồm 3
lớp từ ngoài vào là cổng tam quan, sau tam quan là sân dẫn tới tòa bái đường,
cung giữa và hậu cung tạo thành một hệ thống nhất mang đậm giá trị nghệ thuật.
Phủ Thượng Đoạn xây dựng trên khu đất cao, thoáng đãng. Phủ
trông về hướng Tây Nam; trước mặt Phủ có hồ nước là điểm tụ thuỷ tạo nên thế
phong thuỷ đảm bảo sự hài hoà âm dương và nhằm tích phúc cho thế đất nơi đây.
Theo truyền ngôn, phủ được xây dựng khoảng thế ký 16 và được
qua nhiều lần thu sửa và tôn tạo. Phủ Thượng Đoạn là một công trình kiến trúc cổ
tương đối quy mô và bề thế. Kiến trúc phủ bố cục theo lối “tiền nhất – hậu
đinh”, gồm có 3 lớp. Từ ngoài vào là cổng tam quan, có đăp nổi đôi nghê trên 2
cột trụ biểu – là một trong những linh vật được thở tại di tích, sau tam quan
là một sân rộng dẫn tới toà bái đường 5 gian. Nối toà bái đường với hậu cung là
gian cung giữa.
Toà ngoài 5 gian là nơi tập trung chỉnh thể nghệ thuật kiến
trúc tại di tích. Toàn bộ công trình kiến trúc của phủ được nâng đỡ bởi hệ thống
cột gỗ lim tròn bao gồm cột cái và cột quân; ngăn cách giữa các gian được xác định
bằng 2 hàng cột gỗ lim. Bộ vì kèo được kết cấu theo kiểu trụ tròng đấu sen nhằm
nâng bổng bộ mái ngói vẩy rồng vốn nặng nề và mái đao cong vút góp phần làm cho
công trình kiến trúc của phủ trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Trên bộ mái phủ
có trang trí đắp nổi các con vật linh thường được thờ tại các công trình kiến
trúc đình, đền, miếu, phủ… Trên dải bờ nóc đắp nổi đề tài “lưỡng long triều nhật”.
Bộ mái đao cong tạo rồng chầu, phượng mớm, kỳ lân túc trực bờ dải.
Các vi thần được thờ tự tại Phủ là cả một hệ thống gồm:
- Tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu đệ nhất Thiên Tiên Liễu Hạnh Công
Chúa thờ ở vị trí trung tâm, Mấu Đệ nhị Thượng Ngàn bên trái và Mẫu Đệ Tam Thoải
Phủ thờ bên phải.
- Ngũ Vị Tôn ông, Tứ Phủ Quan Hoàng, Tượng thờ Đức Ông, Tứ
phủ Thánh cậu, Tứ phủ Thánh Cô.
- Trong Hậu cung ngoài thần tượng thờ Tam tòa Thánh Mẫu còn
có đặt tượng thờ Đức Thánh Cha, Và Đức Thánh Mẹ.
Đến nay Phủ vẫn còn lưu giữ được 23 bản sắc phong có niên đại
từ năm 1846 – 1924 tấn phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa là Thượng đẳng
thần và gần 30 hiện vật có niên đại trên 100 năm.
Trong kháng chiến chống Pháp Phủ Thượng Đoạn còn là nơi che
giấu cán bộ kháng chiến. Năm 1955 nước triều cường đê vỡ lũ lụt tràn về, ruộng
đồng, nhà cửa ngập trôi, dân làng Thượng Đoạn đã ra nương nhờ cửa mẫu, lánh nạn
an toàn. Những năm giặc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, nơi đây là nơi cất giữ
vũ khí, đạn dược phục vụ chiến đấu góp phần đánh bại âm mưu chiến tranh phá hoại
của Đế quốc Mỹ.
Với những giá trị về tín ngưỡng, tâm linh và nghệ thuật kiến
trúc ngày 21/01/1992 Phủ Thượng Đoạn được Nhà nước Quyết định xếp hạng là di
tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, đây là 01 trong 07 di tích tạo nên một quần
thể di tích của phường Đông Hải 1 có giá trị trong đời sống tinh thần của nhân
dân địa phương nói riêng và du khách trong và ngoài thành phố nói chung.
Đã thành truyền thống vào ngày 03 tháng 3 âm lịch hàng năm,
UBND phường Đông Hải 1, Ban khánh tiết di tích và nhân dân địa phương lại long
trọng tổ chức lễ hội truyền thống Phủ Thượng Đoạn, dâng hương tưởng niệm Đức
Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa - hiện thân của người mẹ Việt Nam: anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang. Lễ hội được diễn ra trong suốt tháng 03 âm lịch với
nhiều hoạt động tế lễ, diễn xướng chầu văn, Liên hoan văn nghệ, Rước kinh phật…
ca ngợi công đức của Thánh Mẫu và các vị thần có công với nước với dân, đặc biệt
vào ngày 11/3 âm lịch lễ hội có nghi thức rước kinh từ Chùa Vẽ về phối thờ hưởng
hội tại Phủ nhằm nhắc lại sự tích của Thánh Mẫu trong một kiếp hoá thân chúa Liễu
đã quy y tam bảo về với cõi nhiếp bàn nên lễ hội của phủ có nghi thức rước kinh
phật. Lễ hội Phủ Thượng Đoạn trong nhiều năm qua đã ăn xâu vào tâm thức của
đông đảo nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng