• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Phúc Nghiêm, thờ phụng sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp

Đình Phúc Nghiêm tọa lạc tại thôn Phúc Nghiêm, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thờ phụng sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp, một thủ lĩnh cai trị châu Vũ Ninh thời kỳ 12 sứ quân, có công chiêu dân lập ấp nên được người dân tôn vinh là Thành hoàng làng.

Căn cứ vào bản “Thần tích, thần sắc” kê khai năm 1938, Nguyễn Thủ Tiệp còn gọi là Nguyễn Lệnh Công là một Sứ quân có tham vọng lớn, có tới 10 vạn quân bản bộ, ông lập ấp chiêu dân, khai khẩn đất đai và bảo vệ người dân thời loạn lạc nên được người dân tôn vinh.

Năm 965, Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ vùng Tiên Du và tự xưng là Lệnh công, chiêu tập binh mã, mở rộng địa bàn sang Hải Dương, Bắc Giang sau khi diệt thứ sử châu Vũ Ninh là Dương Huy. Ông tự lập là Vua, xưng là Vũ Ninh vương, Nguyễn Thủ Tiệp phong Nguyễn Quốc Khanh là Đại tướng quân, thống lĩnh toàn bộ binh sĩ.

Sau khi 2 anh em là Nguyễn Khoan và Nguyễn Siêu lần lượt bị Đinh Bộ Lĩnh đánh tan và giết chết, Nguyễn Thủ Tiệp bèn liên kết với sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại để chống trả. Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh để Đinh Điền cùng mấy tướng trẻ, ở lại giữ Tam Đái và Phong Châu, còn mình và con cả là Đinh Liễn, đem binh thuyền xuôi sông Hồng, sông Đuống xuôi dòng tiến đánh cả Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê. Đại quân Đinh Bộ Lĩnh hội cùng với cánh quân của Nguyễn Bặc từ Thanh Oai lên, tấn công từ Cổ Loa tiến thẳng vào Tiên Du. Đinh Liễn thì từ sông Hồng, theo sông Nguyệt Đức, vòng theo phía sau lưng, chặn đường không cho quân của Lý Khuê ở Siêu Loại đến tiếp ứng.

Thất bại, Nguyễn Thủ Tiệp thì dẫn quân chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và thiệt mạng ở trang Hương Ái.

Đình Phúc Nghiêm được xây dựng vào thời Lê Sơ, thờ Thành hoàng Nguyễn Thủ Tiệp. Đến thời Lê Trung Hưng, đình được trùng tu và mở rộng với quy mô lớn. Ngôi đình cổ có tòa đại đình lớn gồm 5 gian, mái ngói đao cong, bộ khung gỗ lim, chạm khắc tinh xảo, nghệ thuật.

Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1949 ngôi đình cổ bị phá hủy một phần. Năm 1956, ngôi đình được nhân dân trùng tu, tôn tạo lại tòa Đại đình trên nền xưa đất cũ. Năm 2016, ngôi đình bị xuống cấp, nhân dân địa phương đã trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào năm 2017.

Nghi môn đình Phúc Nghiêm.

Tòa Đại bái.

Chính giữa đắp rồng chầu nguyệt.

4 mái đao cong.

Gian thờ chính trong đình.

Ban thờ trong hậu cung.

Đình Phúc Nghiêm có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Đại bái 5 gian, Hậu cung 3 gian. Tòa Đại Bái có quy mô 3 gian 2 chái, kiến trúc kiểu 4 mái 4 đao cong, bờ nóc là hàng gạch hoa chanh, chính giữa đắp rồng chầu nguyệt, mái lợp ngói mũi, cửa mở gian giữa kiểu bức bàn.

Hoành phi, câu đối tại đình.

Bộ khung tòa Đại bái gồm 4 bộ vì kèo bằng gỗ lim kiểu chồng rường, giá chiêng, kẻ chuyền, đặt trên 6 hàng cột dọc, 4 hàng cột ngang, sử dụng chất liệu gỗ lim. Các vì nách gian gian chính điện kiểu cốn chạm tứ linh, mặt sau chạm hoa văn triện dây, vì nách các gian bên kiểu chồng rường. Trên câu đầu, con chồng, đầu bảy chạm khắc hoa lá cách điệu.

Bộ bát bửu.

Ngựa thờ tại đình.

Hậu cung có quy mô 2 gian, nằm vuông góc với Đại bái theo bố cục kiểu chữ Đinh, Ngăn cách với tòa Đại bái bằng  bộ cửa bức bàn. Hậu cung được trang trí đơn giản, trên câu đầu, con chồng, xà nách chạm khắc hoa lá cách điệu.

Trong tòa Hậu cung bày hương án, long ngai, bài vị của thành hoàng làng Nguyễn Thủ Tiệp

Các sắc phong.

Đình Phúc Nghiêm còn bảo lưu được 01 văn bia thời Lê, tuy nhiên bia đã bị gãy, không còn rõ chữ nên không rõ nội dung, niên đại chính xác. Ngoài ra còn có các đạo sắc phong thời Nguyễn, thần tích, thần sắc sao chụp.

Hệ thống cửa bức bàn.

Trên tường trổ cửa chữ Thọ.

01 văn bia thời Lê (đã bị gãy 1 nửa).

Lễ hội truyền thống đình Phúc Nghiêm được tổ chức vào ngày 17 tháng 2 (Âm lịch), tổ chức rước Thánh từ Nghè ra đình. Sau phần lễ là đến phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: đu, vật, kéo co, đánh cờ, leo cầu, đốt pháo và trình diễn các giai điệu dân ca hầu thánh. Các ngày 15 tháng 4 là ngày sinh Đức thánh; ngày 19 tháng 2 là ngày hóa Đức thánh.

Đình Phúc Nghiêm được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 63/QĐ-UBND, ngày 11/01/2012

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh

Trở về đầu trang
   Đình Phúc Nghiêm thôn Phúc Nghiêm xã Phật Tích huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh thờ phụng sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đặc sắc nghệ thuật điêu khắc Đình Phù Lão
  • Đình Phúc Lộc thờ phụng Đông Hải Đại Vương tôn thần, Tích Lịch tôn thần, Linh Ứng tôn thần
  • Đình Thụy Lôi, thở phụng tứ vị thần chủ của đền Sái và đền Thượng
  • Đình Thụy Hà, Đông Anh thờ phụng Cao Sơn Đại vương
  • Đình Hương Câu, thờ phụng Đương Giang Hiển Thánh Đại Vương và Tam vị Thiên thần
  • Đình Khúc Trì, Kiến An thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương
  • Đình Trình Khúc, Cẩm Khê thờ phụng Cao Sơn Đại vương
  • Đình Triều Khúc, thờ phụng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng
  • Đình Cổ Chế, viên ngọc của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    163
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    157
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt Nam đưa khách tới Singapore

    153
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng

    153
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng

    122

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch