• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Làng Bừng - “Chiến khu Bừng", thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương, di tích lịch sử cách mạng

Làng Bừng hay “Chiến khu Bừng" gồm 4 thôn: Trung, Đông, Thuận, Tê thuộc xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Đây là một địa danh lịch sử với phong tục thờ phụng Nhị thánh Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương và cũng là vùng đất với những tháng năm sục sôi ngọn lửa cách mạng.

Suốt thời kỳ kháng chiến, làng Bừng là địa chỉ tin cậy, nơi đón tiếp, che chở nhiều nhà hoạt động cách mạng như: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Lê Quang Đạo, Hà Thị Quế, Hoàng Quốc Thịnh, Trung tướng Lư Giang...

 Nghè Hom, nơi in ấn báo Phục Quốc

Năm 1941, Báo Phục Quốc ra đời được in bí mật tại làng Bừng. Tờ báo tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, kêu gọi quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa.

Với nhiều thành tích trong kháng chiến, làng Bừng được Chủ tịch nước trao tặng Bằng công nhận “Làng có công với nước”. Phát huy truyền thống, chiến khu Bừng năm xưa và Tân Thanh hôm nay đang từng ngày đổi mới, năng động trong phát triển kinh tế trở thành vùng quê không còn đói nghèo, xứng danh quê hương cách mạng.

Trong không khí đầu xuân năm mới, trong 2 ngày 14 và 15 tháng 2 tức ngày mồng 10 và 11 tháng Giêng âm lịch, xã Tân Thanh tổ chức Lễ hội Làng Bừng quy mô cấp xã, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến tham dự.

Theo dòng lịch sử ghi lại, Làng Bừng xã Tân Thanh trước đây có 4 thôn gồm: thôn Thuận, thôn Chung, thôn Đông và thôn Tê. Nơi đây là địa danh lịch sử, là chiến khu cách mạng nổi tiếng được nhiều người biết đến. Với nhiều thành tích trong kháng chiến, làng Bừng được Chủ tịch nước trao tặng Bằng công nhận "Làng có công với nước".

Nối tiếp truyền thống của cha ông, người dân Làng Bừng nói riêng và xã Tân Thanh nói chung đã anh dũng kiên cường trong chiến đấu, xây dựng và BVTQ, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"....Hàng năm đến hẹn lại lên, cứ vào ngày mồng 10 và 11 tháng Giêng âm lịch,

Lễ hội Làng Bừng tổ chức long trọng ngay tại quần thể di tích Đình Bừng, chùa Bừng và Nghè Bừng. Lễ hội nức tiếng gần xa, thu hút người dân trong xã cùng khách thập phương đi lễ hội đầu xuân, thắp hương -dâng lễ để tưởng nhớ đến những anh hùng dân tộc đã có công to lớn với quê hương, đất nước.

 Đình Làng Bừng

Mùa Lễ hội Làng Bừng còn lưu giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa xa sưa. Nổi bật trong phần lễ có "Lễ Mộc Dục" hay còn gọi là lễ tắm tượng Đức Thánh cả Cao Sơn, được thực hiện từ chiều ngày 10 âm lịch. Đây là phần lễ khá đặc trưng, công phu với nước lá thơm được đun sôi và người tắm phải là người cao tuổi, có uy tín trong làng, không vướng tang, vợ chồng hòa thuận, con cháu đề huề.

Năm nay, Lễ hội đã khôi phục lại Lễ rước lợn hay còn gọi là “ Lễ rước ông ỉn” để cung tiến cho Đức Thánh Cả Cao Sơn. Tại lễ hội còn diễn ra chương trình văn nghệ, hát giao duyên ở chùa Bừng cùng với thi đấu nhiều môn thể thao hiện đại như cầu lông, bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, bóng đá.... Bên cạnh phần lễ, phần hội năm nay cũng được Ban tổ chức thực hiện nhiều nội dung khá đặc sắc với những trò chơi hấp dẫn thể hiện nét sinh hoạt văn hoá dân gian của làng quê như cướp cầu cạn, thi đấu vật, kéo co, kéo chữ, đấu cờ, bắt phỗng ...so với các lễ hội khác trong huyện thì Cướp cầu cạn chỉ có ở hội Làng Bừng.

Cùng đó có Lễ Mộc dục hay còn gọi là lễ tắm tượng đức Thánh Cả Cao Sơn Đại vương. Ở lễ hội còn có trò chơi Cướp cầu cạn thu hút đông thanh niên trai tráng tham gia...Đây là những nét văn hóa đặc sắc mà Lễ hội Làng Bừng lưu giữ tổ chức nhiều năm nay. Các nghi thức tế lễ tại Đình Bừng được dân làng thực hiện trang trọng, đảm bảo vừa lưu giữ được truyền thống văn hóa vừa đảm bảo văn minh”.

Lễ hội Làng Bừng xã Tân Thanh nức tiếng gần xa, nhiều du khách thập phương với mọi lứa tuổi cùng đến tham dự.

Năm nào cũng vậy để Lễ hội Làng Bừng diễn ra thành công, góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa của chiến khu xưa, ngay từ 23 tháng chạp năm trước, BTC Lễ hội Làng Bừng được thành lập, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Trong đó đặt trọng tâm thực hiện các nội dung của phần Lễ và phần Hội, đảm bảo nét văn hóa đặc trưng riêng được giữ gìn và tăng cường công tác giữ gìn an ninh trật tự, để nhân dân và du khách trảy hội xuân an lành.

Lễ hội Làng Bừng xã Tân Thanh được tổ chức hàng năm để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Qua Lễ hội còn khẳng định những bản sắc văn hóa của địa phương còn được lưu giữ và ngày càng được phát huy, góp phần giáo dục mọi người nhớ về cội nguồn lịch sử, nỗ lực xây dựng quê hương chiến khu xưa và Tân Thanh ngày nay càng phát triển hơn.

Thanh Nga

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Trở về đầu trang
   Làng Bừng thờ phụng Cao Sơn Đại vương Quý Minh Đại vương xã Tân Thanh Huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Đình Thanh Sơn, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát và Châu Lan Đại vương
  • Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của Đình đá Tiên Phong
  • Hà Nam: Đình Quan Phố đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia
  • Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp Điện Phật
  • Di tích đền phủ Ninh Xá ở Nam Định nơi lưu giữ 28 đạo sắc phong
  • Đình Nghĩa Chỉ, Tiên Du, thờ phụng Phùng Hưng và hai vị thủy thần
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    149
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tháng 6

    147
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    129
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    116
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt Nam đưa khách tới Singapore

    109

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch