• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaTín ngưỡng - Tâm linh
  • UKEnglish

Tín ngưỡng - Tâm linh

Chùa Liên Phái, ngôi chùa cổ 300 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Chùa Liên Phái nằm cuối con ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, ngôi chùa có kiến trúc cổ kính và mang trong mình giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa Liên Phái được xây dựng từ năm Bảo Thái thứ 7 (1726), đời Lê Dụ Tông. Tổ khai sáng ra chàu Liên Phái là Tổ Cứu Sinh (1696-1733), pháp hiệu Như Trừng Lân Giác (khi chưa xuất gia là Thế tử Trịnh Thập), vốn dòng dõi chúa Trịnh, được cấp đất lập tư dinh ở vùng này.

Tương truyền khi cho gia nhân xây dựng dinh thự ở đây, thấy xuất hiện ngó sen, Ngài cho rằng có duyên với Phật nên đã xuất gia và xây chùa thờ Phật ngay trên mảnh đất này, đặt tên chùa là Liên Hoa (hoa sen). Đến đời Nguyễn, thực hiện lệnh kiêng húy của triều đình, chùa Liên Tông lại đổi thành chùa Liên Phái như ngày nay. Hướng chùa quay theo hướng đông đông nam.

Trước chùa là một chiếc hồ lớn hình tròn trồng sen, bên trong là các tòa tiền đường, đại hùng bảo điện, nhà tổ, kho chứa ván kinh, trai phòng, trù táo, nhà khách nối tiếp nhau. Mặc dù quy mô của chùa hiện nay đã bị thu hẹp song vẫn giữ được kiến trúc hoành tráng.

Kiến trúc tổng quan chùa Liên Phái

Chùa xưa được thiết kế hình chữ “đinh”, sau cổng là đến vườn và sân trước rồi mới vào tiền đường và khu Tam Bảo. Liền kề là nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ và các nhà phụ trợ khác.

Tam quan

Xưa cổng tam quan của chùa là một ngôi nhà kẻ truyền 3 gian. Cổng được dựng theo kiến trúc “giả thủ” như những ngón tay đỡ lấy kèo mái phía trên. Tam quan ghi 4 chữ “Liên Tông cổ tự”, hai lối nhỏ 2 bên ghi “từ bi”, “hỷ xả”.

Tháp Diệu Quang

Tháp Diệu Quang được xây dựng năm 1890, đặt theo tên của tổ Diệu Quang. Tháp có 10 tầng, cao khoảng 20m, làm mô phỏng theo tòa cửu phẩm nên còn được gọi là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, ý chỉ đón nhận ánh sáng huyền diệu của đức Giáo chủ để soi đường chỉ lối cho chúng sinh.

Chân mỗi tầng được phù điêu hoa văn, mái vảy rồng vút cong. Kiến trúc này hiện còn ở một số ngôi chùa lớn như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Đồng Ngọ (Hải Dương). Tháp Diệu Quang có thể được xem là bảo vật tiêu biểu cho Phật giáo Hà Thành hiện nay.

Đình Thích Ca

Xưa kia đình Thích Ca là nhà bia, hiện là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tòa nhà hình chữ nhật, xây 2 tầng 8 mái ngay trước sân chùa. Tòa xây kiểu vòm cuốn, mái đắp theo kiểu giả ngói ống, bốn mặt đều có cửa thông thoáng.

Tòa Tiền Đường

Toà tiền đường rộng 5 gian, bộ khung bằng gỗ với 6 vì kèo đỡ mái. Trên các kiến trúc gỗ có các hoa văn được chạm nổi tinh xảo. Trang trí chủ yếu trong chùa gồm có tứ linh và tứ quý. Nhiều cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, được bố trí từ gian giữa tiền đường đến tận vì hậu thượng điện.

Phía trước tiền đường là 3 cửa lớn. Từ ngoài vào bên phải khu tiền đường là tượng Đức ông trưởng giả cấp cô độc và hại vị thị giả giúp việc. Bên trái tiền đường là tượng Thánh tăng An Nan và Diệm Niên và Đại Sĩ. Khu chính giữa là hệ thống tượng Phật thể hiện quá trình tu tập thành đạo của Phật. 

Tuy nhiên, chùa Liên Phái là chốn danh lam của đất Hà thành nên bên ngoài Tiền đường chính còn có thêm 2 dãy nhà Tiền đường nhỏ để tiếp đón các tăng ni Phật tử đến chiêm bái. Toà nhà giữa Tiền Đường có mái hình vỏ cua độc đáo, được cải tạo năm 1941 do một người dân làng Bạch Mai bỏ tiền ra xây dựng theo phong cách kiến trúc Huế.

Hai khu nhà tiền đường kế tiếp đó đặt bia thờ, bia kí, bia Hậu Phật. Chùa Liên Phái lưu giữ nhiều bia đá nhất hiện nay ở Hà Nội, tới 64 bia. Tòa nhỏ phía ngoài dung làm nhà giảng trong các kỳ An cư kiết hạ.

Tòa Thượng Điện

Tòa Thượng Điện có chiều dài hơn 8 mét, rộng 4,5 mét, chia làm 3 gian. Tòa thượng điện có kết cấu bộ vì theo kiểu chồng rường giá chiêng kết hợp kẻ chuyền.  Hai hàng cột lớn chạy dọc theo Thượng Điện. Cả ba gian Thượng điện đều có bức võng, hoành phi sơn chạm khắc tứ linh, tứ quý son thếp vàng trang nghiêm hơn. Gian giữa là hệ thống tượng Phật được điêu khắc rất sống động.

Tòa Tam Bảo

Tòa Tam bảo nối với thượng điện theo kiến trúc Chuôi vồ, hay còn gọi là nội công, kết cấu theo lối giá chiêng. Nét nổi bật trong tòa Tam bảo là những bức cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ công phu, tỉ mỉ bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng với các đề tài tứ linh, đan xen hoa lá mang tính nghệ thuật cao.

Tam bảo là ba ngôi báu gồm có Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Ngoài hệ thống tượng Phật, chùa còn có tượng Thượng Sĩ Lân Giác - người sáng lập chùa. Cổ vật đáng chú ý là một quả chuông có 4 chữ "Liên Tông tục diện" từ thời Lê Trung Hưng.

Nhà lưu giữ ván kinh nằm bên trái khu tam bảo, hiện còn đặt 10 kệ cất giữ ván in của hàng chục bộ kinh sách nhà Phật.

Tháp Cứu Sinh

Tháp Cứu Sinh là tháp mộ chứa xá lợi của Thượng Sĩ Lân Giác. Tầng một là chân đế, tầng 2 chủ yếu là hoa văn trang trí khắc nổi, giữa tầng là hoạ hình lân, chầu vào giữa bông sen. Tầng 3 của tháp có vòm cửa, bên trong đặt bài vị của Thượng Sĩ Lân Giác. Những hoạ tiết trên tháp mang đậm chất nghệ thuật điêu khắc dân gian thời Hậu Lê.Bên ngoài tiền đường là sân chùa.

Khu nhà Tổ ở ngay sau tòa Thượng điện. Tòa này đặc biệt lớn gồm 11 gian. Gian giữa thờ bộ Di Đà Tam Thánh với tượng đức Phật A Di Đà to lớn. Hai gian bên thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và lịch đại các Tổ sư.

Trong nhà thờ Tổ cũng lưu giữ nhiều câu đối ca ngợi công đức các chư Tổ. Sau khu vực nhà tổ còn có khu vườn tháp lăng mộ các sư. Có 9 ngôi tháp xây thành ba hàng, trong đó có tháp Cửu Sinh xây bằng đá niên đại hơn 250 tuổi, là tòa tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội.

Ngoài ra chùa còn có một số công trình phụ trợ khác như nhà khách, tăng phòng, nhà bếp.

 

 

Qua các thời kỳ lịch sử, chùa đã được tu bổ nhiều lần, đợt tu bổ lớn nhất là vào năm 1855. Quy mô hiện nay của chùa hầu như không thay đổi gì kể từ lần tu bổ này.

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu giữ được thì chùa Liên phái có 13 vị cao tăng trụ trì.

Tổ đời thứ nhất là Như Trừng Lân Giác Thượng Sĩ, tổ đời thứ hai là Hòa thượng Trạm Công Tính Truyền, tổ đời thứ ba là Bảo Sơn Tính Dược Hòa thượng, tổ đời thứ tư là Từ Phong Hải Quýnh Hòa thượng, tổ đời thứ năm là Kim Liên Tịch Truyền Hòa thượng, tổ đời thứ sáu là Phổ Tính đại sư, tổ đời thứ bảy là Hòa thượng Phúc Điền, tổ đời thứ tám là Hòa thượng Thích Thông Bính, tổ đời thứ chín là Thiền sư Thanh Duyên, tổ đời thứ mười một là Hòa thượng Thanh Dụng, tổ đời thứ 12 là Hòa thượng Thích Thanh Tuệ.

Hiện tổ đời thứ mười ba là Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương GHPGVN.

Ngôi chùa nổi tiếng cùng câu truyện "Trùng tang"

Không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ đặc sắc, Liên Phái là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội về việc xem trùng tang và cho bùa trùng tang. Người Hà Nội thường hay về đây để xem việc người thân trong gia đình mất có trùng tang hay không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt.

Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ “trùng tang”, Hòa thượng Trịnh Thập đã viết nên pho kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải cổ, để chuyên hóa giải Trùng tang cho các vong linh và giúp cho những vong hồn được siêu linh.

Bên cạnh việc tập trung xây dựng chùa Liên Phái, thầy Như Trừng Lân Giác còn khởi công xây dựng chùa Hàm Long trở thành Đệ Nhất chùa "giữ vong bị trùng tang". Cùng với đó, chùa Liên Phái trở thành chùa giúp cho người dân được an tâm hướng về phật pháp và hiểu rõ về chuyện làm gì khi người thân mất đi.

Nguồn: 360o Di tích lịch sử văn hóa quận Hai Bà Trưng

Trở về đầu trang
   Chùa Liên Phái phố Bạch Mai phường Cầu Dền quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Chùa làng Trần – Hồng Lô tự, thành phố Bắc Ninh
  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian
  • Giá trị tín ngưỡng thờ thần Tây Thiên
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Xá lợi Đức Phật trở về Ấn Độ sau hành trình tôn trí tại Việt Nam
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa
  • Xá lợi Đức Phật được tôn trí, an vị tại chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng)
  • Đền An Xá – Thụy Ứng quán thờ phụng Ngọc Hoàng thượng đế, Ngũ lão Tiên ông
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp Điện Phật
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    160
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    153
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng

    142
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt Nam đưa khách tới Singapore

    139
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng

    120

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch