• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Cựu Đôi, thờ phụng tướng Đào Quang thời Nhị vua Hai Bà Trưng

Đình Cựu Đôi, Thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thờ phụng tướng Đào Quang cùng 3 vị bộ tướng Hoàng Công Đường, Trần Công Cát, Nguyễn Công Châu, có công phò giúp Nhị vua Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán.

Cựu Đôi là một làng cổ, xưa thuộc tổng Phú Kê huyện Tiên Lãng. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, thuộc xã Minh Đức huyện Tiên Lãng. Từ năm 1987,thị trấn Tiên Lãng được thành lập theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Cựu Đôi thuộc khu II, thị trấn Tiên Lãng,thành phố Hải Phòng.

Căn cứ vào bản thần phả phúc thần còn lưu giữ, đình Cựu Đôi thờ ngài Đào Quang, quê gốc ở trang Vĩnh Thế, phủ Kinh Môn, Hải Dương, dạy học ở trang Cựu Đôi.

 Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ông cùng 3 người là: Hoàng Công Đường, Trần Công Cát, Nguyễn Công Châu và 10 trai tráng đều ở trang Cựu Đôi gia nhập cuộc khởi nghĩa.Sau thắng lợi, Đào Quang được Trưng Vương phong chức “Trung phẩm đạo tướng”.

Ba ông Châu, Đường, Cát được phong làm tướng quân. Đoàn quân do Đào Quang dẫn đầu sau khi được phong chức đã tạ lễ Bà Trưng rồi trở lại trang Cựu Đôi chăm lo việc nông trang, khuyến bảo việc học hành, cố kết nhân tâm, được dân chúng yêu mến, cảm phục.

Đào Quang cùng các ông Hoàng Công Đường, Nguyễn Công Châu và Trần Công Cát đều qua đời tại trang Cựu Đôi vào ngày 15 tháng 11 âm lịch.

Để ghi nhớ công lao của bậc tiền nhân có công đánh giặc giúp nước và mở mang làng xóm, nhân dân trang Cựu Đôi từ ngàn xưa đã lập đền rồi làm đình thờ Đào Quang và ba ông Đường, Châu, Cát tại vị trí trung tâm của trang ấp, nay là thị trấn Tiên Lãng.

 

Đình Cựu Đôi dựng trên một khu đất cao ráo, mặt chính hướng Nam. Tiếp giáp với đình về phía Tây và phía Bắc là trụ sở UBND huyện.

Đình có bố cục mặt bằng kiểu chữ Đinh gồm toà tiền tế và hậu cung. Tiền tế có năm gian. Thành phần chịu lực của toà tiền tế là bộ khung gỗ lim với cấu kiện chính là các bộ vì kiểu bốn hàng chân cột, hai hàng cột cái và hai hàng cột quân. Tất cả các cột đều được kê trên những chân tảng bằng đá xanh đục giật cấp đế vuông mặt tròn.

Vì nóc tiền tế làm kiểu “chồng rường giá chiêng”, riêng hai vì nóc ở hai đầu hồi được nong ván để tạo diện trang trí; vì nách làm kiểu “kẻ ngồi”. Liên kết dọc tiền tế là hệ thống xà nối các bộ vì với nhau thành hệ khung vững chắc, thân xà bào trơn không trang trí. Trong tổng số 42 cột gỗ lim, đường kính từ 0.38m, năm gian tiền đình có 26 cột, 3 gian hậu cung có 16 cột. Khoảng nối giữa tiền tế và hậu cung tính từ hàng cột tới vì xà thứ nhất của gian hậu là 2.4m, tạo thành 2 bờ xối.

Hệ mái của tiền tế làm kiểu thức mái đao tàu góc, lợp ngói mũi hài. Bờ nóc đắp trang trí lưỡng long chầu hổ phù đội quả lôi. Hai đầu bờ nóc đặt hai kìm nóc, các góc đao được đắp các hình rồng, phượng, lân cách điệu.

Hậu cung đình gồm ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hậu cung có bốn bộ vì,khoảng cách từ chân hàng cột tới vách tường bằng 0.5m, tạo thành lối đi ở 2 bên cung. Khoảng rộng ở chính giữa các hàng cột và vì, xà để hương án và các đồ thờ tự.

Đình Cựu Đôi đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 2307/QĐ ngày 30/12/1991.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Lãng

Trở về đầu trang
   Đình Cựu Đôi Thị trấn Tiên Lãng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng thờ phụng tướng Đào Quang triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Giá trị tín ngưỡng thờ thần Tây Thiên
  • Quảng Nam: Sáng tạo của Hội An với nghệ thuật bài chòi
  • Di tích lịch sử - nghệ thuật Đình Lạc Trung
  • Đình Lạc Viên thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị thành hoàng
  • Đình Kiều Sơn, Hải An, thờ phụng vua Ngô Quyền
  • Đình Gia Viên, “Thọ Xương Đình” thờ phụng vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương, Nam Hải Đại vương, Quyển Hoa Công chúa
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng
  • Đồng Nai: Trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ giỗ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    205
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    130
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    107
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch