Việt Nam cần bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái biển đặc trưng Việt Nam cần bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái biển đặc trưng Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam cũng vô cùng đa dạng và phong phú với những giá trị kinh tế to lớn. Các kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của các loại hình HST đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển tại các khu vực cụ thể ở Việt Nam cho thấy các dịch vụ từ các HST biển đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Hệ sinh thái đất ngập nước (Wetland) Theo báo cáo hiện trạng vùng bờ quốc gia năm 2020, Đất ngập nước (ĐNN) phân bố rộng khắp, dọc bờ biển nước ta, là nhóm điển hình, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tại các tỉnh, thành phố có biển nói riêng. ĐNN là các hệ sinh thái cửa sông, đầm, phá, bãi cát, bãi triều,… có diện tích khoảng 12 triệu ha chiếm 1/3 diện tích cả nước trong đó có 4,2 triệu ha trồng lúa, hai triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản, một triệu ha đất ngập nước ngọt. ĐDSH của ĐNN Việt Nam có giá trị lớn với 1028 loài cá, 848 loài chim, 800 loài động vật không xương sống ở HST nước ngọt và trên 11.000 loài sống ở HST ĐNN biển, ven biển [Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT (MONRE), 2016, Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia 2016 - Môi trường đô thị]. Vùng Đất ngập nước là đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tại các tỉnh, thành phố có biển nói riêng. (Ảnh: TTXVN) Ý thức được vai trò quan trọng của các vùng ĐNN, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước vào năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước. Trong 30 năm thực hiện Công ước, Việt Nam đã cho thấy những nỗ lực trong công tác bảo tồn, nghiên cứu và quản lý tốt các khu vực ĐNN. Gần đây nhất, vào năm 2019, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận khu Ramsar thứ 9 của Việt Nam và cũng là khu Ramsar thứ 2360 trên thế giới. Bảng 2. Danh sách các khu vực Ramsar tại Việt Nam (Nguồn: ramsar.org) Chức năng của ĐNN bao gồm lấp đầy và xả nước ngầm, lọc nước, ổn định bờ biển, duy trì hệ sinh thái, ngăn bão, chống xói mòn, hạn chế tác động của BĐKH. HST ĐNN đem lại những tiềm năng giá trị to lớn cho phát triển kinh tế với lợi nhuận hàng nghìn tỉ đô la mỗi năm và được coi là một tài sản thiên nhiên trên thế giới. Các giá trị kinh tế của ĐNN có thể kể đến như: Nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng, vận chuyển nước, sản xuất năng lượng, du lịch, khai thác tài nguyên… HST ĐNN là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng tại Việt Nam, mang lại những lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế-xã hội, về giải trí, du lịch và đặc biệt là các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử. Trong những năm qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới; kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt 8,3 tỉ USD đứng vị trí Top 10 ngành cả nước có kim ngạch xuất khẩu cao [Văn Hào, 2019]. ĐNN tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có giá trị ĐDSH và là vùng đất màu mỡ cho canh tác. Đây là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước, đóng góp 80% sản lượng gạo xuất khẩu quốc gia. Tại cửa sông Ba Lạt - Nam Định, tổng giá trị kinh tế của HST ĐNN đem lại là 88.619 tỉ đồng/năm bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. [Thúy Ngọc, 2014] Ngoài ra, để có thể đánh giá chính xác giá trị cụ thể quy đổi ra tiền tệ của các tiềm năng có thể khai thác của HST ĐNN, đã có những nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam nhằm đánh giá các tiềm năng dịch vụ mang lại. Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng và cộng sự (2017) tại Khu ngập nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã lượng giá cụ thể các giá trị kinh tế và chia thành giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Kết quả cho thấy tổng giá trị kinh tế của Khu ĐNN Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là 23,034 triệu đô la Mỹ; giá trị sử dụng trực tiếp chiếm chủ yếu (72,53%), giá trị sử dụng gián tiếp chiếm 26,32% (chi tiết xem Bảng 3). Bảng 3: Tổng giá trị kinh tế vùng ĐNN huyện Thái Thụy, Thái Bình (Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng, 2017) Trong nghiên cứu của Merriman, J.C., Murata, N. (2016), tổng giá trị kinh tế của vùng ĐNN huyện Thái Thụy ước tính đạt 15 triệu đô la/năm và 60,3 triệu đô la từ tích lũy carbon (tính 1 lần), nhỏ hơn so với kết quả ước tính trong nghiên cứu này (20,84 triệu đô la/năm và 73,4 triệu đô la từ tích lũy carbon tính cho 1 lần - tương đương 23,034 triệu đô la/năm). Điều này là do trong nghiên cứu của Merriman và Murata (2016) chưa tính đến lợi ích từ nuôi ong, từ dịch vụ du lịch, từ xả lý hay làm sạch nước, và lợi ích từ bảo tồn đa dạng sinh học của vùng ĐNN huyện Thái Thụy. Nguyễn Mậu Dũng và cộng sự (2017) cũng thực hiện nghiên cứu tương tự tại khu vực đầm phà Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH), tỉnh Thừa Thiên Huế. Giá trị ước tính hàng năm của đầm phá TG-CH vào khoảng 77.291 triệu đô la. Giá trị sử dụng trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 99%), giá trị sử dụng gián tiếp chiếm gần 1% trong tổng giá trị kinh tế. Một điểm khá bất ngờ là các giá trị trực tiếp (thuỷ sản và phi thuỷ sản) có mức đóng góp cao trong tổng giá trị kinh tế so với các nhóm giá trị khác (Barbier, Acreman, and Knowler, 1997; Janekarnkij and Mungkung, 2005; Kisten and Brander, 2004; Kyophilavong, 2008). Điều này cho thấy đầm phá TG-CH đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng sinh sống bên trong và xung quanh khu bảo tồn ĐNN. Lý do chính giải thích tỉ trọng cao của các giá trị trực tiếp của đầm phá TG-CH trong tổng giá trị kinh tế là sự phong phú về ĐDSH và điều kiện địa lý. Theo đánh giá của các chuyên gia thủy sản, đầm phá TG-CH rất phong phú về nguồn thức ăn và có điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các loài thuỷ sản khác nhau. Bảng 4. Giá trị dịch vụ HST tại HST ĐNN tại Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng, 2017) Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2003) đã lượng giá giá trị kinh tế của các khu vực đất ngập nước ven bờ đặc trưng tại Việt Nam bao gồm đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thị Nãi, bãi triều Tây Nam Cà Mau và các cửa sông Bạch Đằng, Ba Lạt, Vạn Úc, Tiên Đáy. Kết quả tổng giá trị kinh tế được thể hiện trong bảng sau: Nguồn: Nguyen Huu Ninh, Mai Trong Nhuan et al (2003) Từ những tính toán về giá trị các HST ĐNN của các tác giả ở Việt Nam cho thấy, nếu so sánh với các giá trị kinh tế của HST ĐNN trên thế giới, giá trị kinh tế trên một ha thuộc nhóm cao, đây là lợi thế cho Việt Nam, chúng ta cần bảo tồn và phát triển để tận dụng lợi thế này. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh,TS Lại Văn Mạnh,ThS Nguyễn Thế ThôngViện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam cũng vô cùng đa dạng và phong phú với những giá trị kinh tế to lớn. Các kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của các loại hình HST đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển tại các khu vực cụ thể ở Việt Nam cho thấy các dịch vụ từ các HST biển đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Hệ sinh thái đất ngập nước (Wetland) Theo báo cáo hiện trạng vùng bờ quốc gia năm 2020, Đất ngập nước (ĐNN) phân bố rộng khắp, dọc bờ biển nước ta, là nhóm điển hình, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tại các tỉnh, thành phố có biển nói riêng. ĐNN là các hệ sinh thái cửa sông, đầm, phá, bãi cát, bãi triều,… có diện tích khoảng 12 triệu ha chiếm 1/3 diện tích cả nước trong đó có 4,2 triệu ha trồng lúa, hai triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản, một triệu ha đất ngập nước ngọt. ĐDSH của ĐNN Việt Nam có giá trị lớn với 1028 loài cá, 848 loài chim, 800 loài động vật không xương sống ở HST nước ngọt và trên 11.000 loài sống ở HST ĐNN biển, ven biển [Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT (MONRE), 2016, Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia 2016 - Môi trường đô thị]. Vùng Đất ngập nước là đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tại các tỉnh, thành phố có biển nói riêng. (Ảnh: TTXVN)Ý thức được vai trò quan trọng của các vùng ĐNN, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước vào năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước. Trong 30 năm thực hiện Công ước, Việt Nam đã cho thấy những nỗ lực trong công tác bảo tồn, nghiên cứu và quản lý tốt các khu vực ĐNN. Gần đây nhất, vào năm 2019, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận khu Ramsar thứ 9 của Việt Nam và cũng là khu Ramsar thứ 2360 trên thế giới.Bảng 2. Danh sách các khu vực Ramsar tại Việt Nam (Nguồn: ramsar.org)Chức năng của ĐNN bao gồm lấp đầy và xả nước ngầm, lọc nước, ổn định bờ biển, duy trì hệ sinh thái, ngăn bão, chống xói mòn, hạn chế tác động của BĐKH. HST ĐNN đem lại những tiềm năng giá trị to lớn cho phát triển kinh tế với lợi nhuận hàng nghìn tỉ đô la mỗi năm và được coi là một tài sản thiên nhiên trên thế giới. Các giá trị kinh tế của ĐNN có thể kể đến như: Nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng, vận chuyển nước, sản xuất năng lượng, du lịch, khai thác tài nguyên…HST ĐNN là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng tại Việt Nam, mang lại những lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế-xã hội, về giải trí, du lịch và đặc biệt là các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử. Trong những năm qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới; kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt 8,3 tỉ USD đứng vị trí Top 10 ngành cả nước có kim ngạch xuất khẩu cao [Văn Hào, 2019]. ĐNN tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có giá trị ĐDSH và là vùng đất màu mỡ cho canh tác. Đây là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước, đóng góp 80% sản lượng gạo xuất khẩu quốc gia. Tại cửa sông Ba Lạt - Nam Định, tổng giá trị kinh tế của HST ĐNN đem lại là 88.619 tỉ đồng/năm bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. [Thúy Ngọc, 2014]Ngoài ra, để có thể đánh giá chính xác giá trị cụ thể quy đổi ra tiền tệ của các tiềm năng có thể khai thác của HST ĐNN, đã có những nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam nhằm đánh giá các tiềm năng dịch vụ mang lại. Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng và cộng sự (2017) tại Khu ngập nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã lượng giá cụ thể các giá trị kinh tế và chia thành giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Kết quả cho thấy tổng giá trị kinh tế của Khu ĐNN Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là 23,034 triệu đô la Mỹ; giá trị sử dụng trực tiếp chiếm chủ yếu (72,53%), giá trị sử dụng gián tiếp chiếm 26,32% (chi tiết xem Bảng 3).Bảng 3: Tổng giá trị kinh tế vùng ĐNN huyện Thái Thụy, Thái Bình (Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng, 2017)Trong nghiên cứu của Merriman, J.C., Murata, N. (2016), tổng giá trị kinh tế của vùng ĐNN huyện Thái Thụy ước tính đạt 15 triệu đô la/năm và 60,3 triệu đô la từ tích lũy carbon (tính 1 lần), nhỏ hơn so với kết quả ước tính trong nghiên cứu này (20,84 triệu đô la/năm và 73,4 triệu đô la từ tích lũy carbon tính cho 1 lần - tương đương 23,034 triệu đô la/năm). Điều này là do trong nghiên cứu của Merriman và Murata (2016) chưa tính đến lợi ích từ nuôi ong, từ dịch vụ du lịch, từ xả lý hay làm sạch nước, và lợi ích từ bảo tồn đa dạng sinh học của vùng ĐNN huyện Thái Thụy.Nguyễn Mậu Dũng và cộng sự (2017) cũng thực hiện nghiên cứu tương tự tại khu vực đầm phà Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH), tỉnh Thừa Thiên Huế. Giá trị ước tính hàng năm của đầm phá TG-CH vào khoảng 77.291 triệu đô la. Giá trị sử dụng trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 99%), giá trị sử dụng gián tiếp chiếm gần 1% trong tổng giá trị kinh tế.Một điểm khá bất ngờ là các giá trị trực tiếp (thuỷ sản và phi thuỷ sản) có mức đóng góp cao trong tổng giá trị kinh tế so với các nhóm giá trị khác (Barbier, Acreman, and Knowler, 1997; Janekarnkij and Mungkung, 2005; Kisten and Brander, 2004; Kyophilavong, 2008). Điều này cho thấy đầm phá TG-CH đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng sinh sống bên trong và xung quanh khu bảo tồn ĐNN. Lý do chính giải thích tỉ trọng cao của các giá trị trực tiếp của đầm phá TG-CH trong tổng giá trị kinh tế là sự phong phú về ĐDSH và điều kiện địa lý. Theo đánh giá của các chuyên gia thủy sản, đầm phá TG-CH rất phong phú về nguồn thức ăn và có điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các loài thuỷ sản khác nhau.Bảng 4. Giá trị dịch vụ HST tại HST ĐNN tại Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng, 2017)Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2003) đã lượng giá giá trị kinh tế của các khu vực đất ngập nước ven bờ đặc trưng tại Việt Nam bao gồm đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thị Nãi, bãi triều Tây Nam Cà Mau và các cửa sông Bạch Đằng, Ba Lạt, Vạn Úc, Tiên Đáy. Kết quả tổng giá trị kinh tế được thể hiện trong bảng sau: Nguồn: Nguyen Huu Ninh, Mai Trong Nhuan et al (2003)Từ những tính toán về giá trị các HST ĐNN của các tác giả ở Việt Nam cho thấy, nếu so sánh với các giá trị kinh tế của HST ĐNN trên thế giới, giá trị kinh tế trên một ha thuộc nhóm cao, đây là lợi thế cho Việt Nam, chúng ta cần bảo tồn và phát triển để tận dụng lợi thế này.PGS.TS Nguyễn Thế Chinh,TS Lại Văn Mạnh,ThS Nguyễn Thế ThôngViện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường Trở về đầu trang hệ sinh thái biển Việt Nam tiềm năng đa dạng sinh học tiềm năng hệ sinh thái biển Việt Nam rạn san hô 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10