Đền Vật, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội còn có tên gọi là đền Quế Dương, thờ đức thành hoàng làng danh tướng Lý Phục Man sống ở thế kỷ VI có công giúp Lý Bí đánh tan quân Lương xâm lược và cũng là nơi phối thờ ông tổ nghề vật của địa phương.
Đền
Vật còn có tên gọi là đền Quế Dương, thờ đức thành hoàng làng danh
tướng Lý Phục Man sống ở thế kỷ VI có công giúp Lý Bí đánh tan quân
Lương xâm lược và cũng là nơi phối thờ ông tổ nghề vật của địa phương.
Đền
Vật toạ lạc bên tả ngạn sông Đáy, đây vốn là cánh rừng rậm ven sông,
quay hướng nam chếch đông nhìn về đình Tổng. Đền có kết cấu kiến trúc
theo kiểu chữ “nhị”, tường hồi bít đốc với một khoảng sân lọng rộng 2m
để không gian bên trong được thông quang. Các bộ vì của 2 nếp nhà này
đều đơn giản, các thành phần kiến trúc chủ yếu soi gờ kẻ chỉ, ít chạm
khắc. Trên bộ vì chính còn ghi niên đại khởi dựng vào triều Nguyễn, rất
phù hợp với trí nhớ của các vị bô lão trong làng về thời gian dựng đền,
bởi trước kia đền là một thảo am nhỏ. Toà Tiền tế là bộ mặt của đền,
phía trước xây tường bao vượt lên trên mái và trổ 3 cửa ra vào, trên cửa
sổ đắp chữ thọ ở hai bên. Phía giáp hồi phải có tượng ngựa trắng với
tho khoẻ đặt trên khung gỗ gắn bánh xe để kéo mỗi khi làng vào hội. Toà
Hậu cung được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì bên trong làm
theo kiểu “vì kèo” trên 4 hàng chân cột, phía trước có thêm hàng cột
hiên được nối rộng mái bằng những kẻ chuyền.
Đồ thờ trong đền,
ngoài các hoành phi, câu đối, 9 đạo sắc phong thì tại Hậu cung còn một
khám thờ gác lửng, đây là nơi để bài vị thành hoàng làng; gian bên phải
có bộ kiệu bát cống, đầu trang trí rồng phượng có phong cách nghệ thuật
thời Lê; gian bên trái là nơi thờ Tổ nghề vật.
Đền Vật đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02
Nguồn: Người Hà Nội