Đình Đồng Tử thuộc phường Phù Liễn - quận Kiến An - Hải Phòng, thờ phụng tứ vị nhân thần thời vua Phùng Hưng và tam vị nhiên thần là Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương, Nam Hải Đại vương.
Theo cuốn từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng - Đồng Tử
thôn cũ nay thuộc phường Phù Liễn - quận Kiến An - Hải Phòng.
Trước năm 1945 là xã Đồng Tử Tổng Phù Lưu huyện An Lão tỉnh
Kiến An. Trước năm 1813 là xã Đồng Tử tổng Phù Lưu - huyện An Lão - phủ Kinh
Môn - trấn Hải Dương.
Đình Đồng Tử xưa ở Núi Vọ, giữa thế kỷ 19 dời về đầu thôn.
Đình và miếu Đồng Tử thờ 7 vị Thành Hoàng.
Chủ thần là Mẫu nghi Đồng Tử Công chúa tên húy là Trinh. Bà
là con gái họ Phùng người làng Đường Lâm thuộc tỉnh Sơn Tây, lấy chồng họ
Trương tên là Đồng Tử. Bà là chị của Bố Cái Đại vương Phùng Hưng.
Một hôm ông Trương đến ngủ ở Núi Vọ, gặp ác ma đã đánh chết ở
núi này. Về nhà mộng thấy ba người tự xưng là Tam đảo sơn thần, Trương tào phán
quan, Vọ sơn thần đến xin đầu thai làm con.
Sau đó bà Trinh mang thai, sinh ba, con cả họ Trương tên húy
là Phán, con thứ là hóa thân của Tam đảo Sơn thần, tên húy là là Kỵ, con thứ
hai là Sơn thần núi Vọ, tên húy là Thanh.
Ba vị lớn lên theo Phùng Hưng đánh giặc xâm lược nhà Đường
thế kỷ thứ VIII với cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791). Phùng Hưng lên ngôi
vua xưng là Bố Cái Đại Vương.
Đai vương sắc chỉ ban thưởng cho chị là bà Trương và ba cháu
đất Vọ làm thực ấp, sau khi các vị hóa, người dân tôn phong là Thành Hoàng Làng
Đồng Tử. Vua Đinh Tiên Hoàng khi đánh dẹp 12 sứ quân có về qua đền thờ Đức Bà ở
núi Vọ xin được âm phù. Sau khi thành công, vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đã cấp
tiền vàng trùng tu đền thờ.
Ba vị nhiên thần được thờ vọng là: Cao Sơn Đại vương Thượng
đẳng thần, Quý Minh Đại vương Thượng đẳng thần, Nam Hải Đại vương Tôn thần.
Bảy vị thần trên đều được thờ bằng long ngai bài vị ở đình.
Cũng được thờ ở xã Phù Lưu cùng tổng. Trước 1938. Từ thời vua Tự Đức - Vua Đông
Khánh - vua Thành Thái. Vua Duy Tân đến vua Khải Định đã phong 12 sắc còn lưu
giữ tại Viện thông tin khoa học xã hội - Hà Nội Việt Nam.
- Ngày tế lễ hàng năm: Ngày 10 - Giêng âm lịch (ngày sinh Đức
Bà).
- Ngày 09/02 âm lịch ngày sinh ba vị con Đức Bà.
- Ngày hóa của Đức bà 08/12 âm lịch (mồng Tám tháng Chạp)
cũng là ngày hóa các vị thần.
Hàng năm từ mồng tám đến mồng mười tháng Giêng dân làng mở lễ
hội tại Đình.
Từ thuở xưa đình –
chùa – miếu làng Đồng Tử đều được đặt tại chân núi Vọ. Đến giữa thế kỷ 19 được
di dời lên đầu làng. Nay còn tìm thấy 02 hòn đá tảng của đình và 01 cây cột
quân dưới ao nhà dân gần đó còn sót lại.
Tính đến nay đã trên 1200 năm. Theo tư liệu ở viện bảo tàng
lịch sử và viện Hán Nôm, đình Đồng Tử đã được các triều vua nhà Nguyễn từ Tự Đức
đến Khải Định phong 12 sắc về thần tích, thần sắc
- Năm 1930 xã Đồng Tử bị Pháp triệt hạ vì có nhiều người
tham gia Việt Nam quốc dân Đảng.
- Đến năm 1947 đình làng bị thiêu hủy theo phong trào Vường
không Nhà trống để kháng chiến chống Pháp.
Trong chùa nội thờ phật, còn 4 bia đá cổ :
1- Bia số đầu tiên thiên trụ lập từ năm Quang Thuận (1460)
canh thìn thời vua Lê Thánh Tông ( tên là Tư Thành, hiệu Quang Thuận (1460 –
1497 ) khai sáng ngôi chùa làng.
2- Bia lập niên hiệu Cảnh trị bát niên vua Lê Huyền Tôn là
Duy Vũ làm vua từ năm Qúy Mão(1663 -1671)vậy là năm Canh Tuất 1670.
3- Bia lập thời vua Quang Trung (1788 – 1802) có ghi : Kinh
môn phủ An Lão huyện Đồng Tử xã. Quan viên hương lão, thượng, hạ đẳng nguyên hữu
cổ tích vĩnh Linh Quang sơn tự năm (1789.)
4- Bia lập tháng 10 năm Nhâm Tuất (1922) thới vua Lê Hoàng
Tông hiệu là Bửu Đảo ( Khải Định )ghi: Tư nhân Kiến An tỉnh An Lão huyện Phù
Lưu tổng Đồng Tử xã. Long phi Khải Định Nhâm Tuất niên (1922)
Đôi câu đối của đình dân làng còn nhớ đúng với sự tích thành
Hoàng làng:
Long thành tam đạo binh công rực Phùng Hưng xã tắc
Đồng trang nhất dạ mộng âm phù định Đế giang sơn
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng