Đình Khúc Trì, phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng thờ phụng 2 vị Thành Hoàng là: Cao Sơn đại vương Thượng đẳng thần, Quý Minh đại vương Thượng đẳng thần, danh tướng thời vua Hùng Duệ Vương và là hai người em của Tản Viên Sơn Thánh.
Thần tích ghi lại rằng: Sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Thục Phán, các tướng Cao Sơn và Quý Minh ca khúc khải hoàn dẫn quân về triều báo công. Trên đường đã dừng binh tại trang Khúc Trì, Hoa Khê, Mỹ Khê, Cựu Viên, người dân địa phương đã tổ chức lễ hội cuảng ba quân ăn mừng thắng lợi.
Sau này, hai vị đại vương đã cho người đem vàng bạc về những nơi đã đóng quân. Trang Khúc Trì nhận được 10 lạng vàng và 20 lạng bạc, người dân đã dùng số tiền này để lập sinh từ hai vị. Khi các ngài hóa nhằm ngày 10/2 âm lịch, nhân dân đã tôn hai vị danh tướng là thành hoàng, đời đời hương hỏa thờ phụng.
Vua An Dương Vương sau khi lên ngôi, tôn vinh hai bậc trung quân ái quốc đã sắc phong hai vị là Đại vương Thượng đẳng thần. Hạ chỉ cho các nơi hai ngài đã đóng quân lập đền thờ. Trang Khúc Trì thuộc tổng Văn Đẩu đã rước duệ hiệu về thờ, muôn đời cúng tế.
Các triều Trần và Lê sau này, khi có ngoại xâm đều cử khâm sai đến đình dâng hương xin âm phù đánh giặc đều được linh ứng nên sắc phong nhiều mỹ tự và cho phép thờ phụng. Dân làng mỗi khi gặp thiên tai, mất mùa, hạn hán, dịch bệnh đến dâng hương xin phù hộ cũng rất linh ứng.
Từ đầu năm 1930, Tỉnh ủy Hải Phòng đã chủ trương phát triển phong trào ra vùng nông thôn Kiến An. Một số cán bộ được phân công về xây dựng cơ sở, đồng chí Trần Công Thái được phái sang hoạt động ở Tỉnh lỵ Kiến An.
Đồng chí Trần Khắc Quảng (khóa Nam) về dạy học ở Trực Đào đã trực tiếp xây dựng cơ sở cách mạng ở đây rồi phát triển sang Cau Hạ, Bát Trang (An Lão), nhưng không lâu, tháng 6 Năm 1930, đồng chí Trần Công Thái bị mật thám Pháp bắt tại bến Niệm.
Đồng chí bị tòa án thực dân ở tỉnh Kiến An kết án 15 năm tù khổ sai và 20 năm quản thúc. Nhân dân Kiến An, trong đó có nhân dân làng Khúc Trì, đã thực hiện nhiều cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến.
Trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Khúc Trì nói riêng, Kiến An nói chung dưới ngọn cờ của Việt Minh đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiến An được thành lập và ra mắt nhân dân dưới chân núi Phù Liễn.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân làng Khúc Trì cùng với quân và dân toàn tỉnh góp phần tích cực vào cuộc bảo vệ thị xã Kiến An (25/3/1947) gây cho địch nhiều thiệt hại. Tiêu biểu là trận chiến đấu một mất, một còn tại núi Cột Cờ do hai đồng chí Trần Thành Ngọ và Lê Quốc Uy chỉ huy, đã thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân Kiến An để bảo vệ mảnh đất quê hương.
Thời gian này đình làng Khúc Trì, do địa hình nằm ở vùng ven thị xã, lại gần sông Lạch Tray nên rất thuận lợi cho cán bộ kháng chiến hoạt động. Ngày 20/11/1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
Tại Đình Khúc Trì, nhân dân đã đón nhận các các cán bộ của chính quyền cách mạng Hải Kiến về Kiến An để xây dựng căn cứ kháng chiến, luyện tập quân sự, thành lập đội du kích, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ khi địch càn quét.
Nhân dân làng Khúc Trì đã tổ chức đón đồng bào Hải Phòng tản cư sang và phục vụ các lực lượng dân quân, tự vệ, bộ đội chiến đấu trên 3 mặt trận: Cầu Rào, Cầu Niệm, đường 5 An Dương thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
Ngày 25/4/1947, thực dân Pháp đánh chiếm thị xã Kiến An, cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, chẳng bao lâu tỉnh Kiến An trở thành vùng tạm chiếm, Khúc Trì nằm sâu trong vùng địch hậu.
Tại Khúc Trì có 3 đảng viên dũng càm là: Đồng chí Trần Thành Tân cán bộ công tác dân vận đã hy sinh: đồng chí Trần Khúc Việt cán bộ thông tin tuyên truyền bị địch bắt tháng 6/1950 giam ở hầm nhà thờ Kiến An, đi tù ở Căng Máy Chai, Căng Đoạn Xá Hải Phòng, sau vượt ngục cuối năm 1951 về công tác ở huyện An Lão, Vĩnh Bảo; đồng chí Trần Thế Phiệt cần bộ thông tin tuyền truyền, sau chuyển về công tác tại huyện An Lão.
Mặc dù trong hoàn cảnh gay go ác liệt ấy, nhân dân làng Khúc Trì vẫn một lòng thủy chung theo Đảng, bám đất, giữ làng. Các đồng chí Trần Thành Tân và Trần Thế Phiệt đã nhiều lần lưu lại hậu cung đình Khúc Trì và được nhân dân che dấu, bảo vệ.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Hải Phòng Kiến An là địa phương ta vào tiếp quản muộn nhất. Vì đây là địa bàn quan Pháp tập kết 300 ngày để chuẩn bị rút khỏi miền Bắc theo quy định của Hiệp định Gioneve.
Ngày 10/5/1955, ta tiếp quản Hải Phòng - Kiến An. Thời gian này đình Khúc Trì lại trở thành trung tâm đón tiếp các đoàn cán bộ từ vùng tự do vào làm nhiệm vụ tuyên truyền, chống lại các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, thành lập các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, chuẩn bị mọi mặt cho công tác tiếp quản.
Sau ngày tiếp quản, đình Khúc Trì còn là nơi mở các lớp tập huấn ngắn ngày, tổ chức nhiều hội nghị tổng kết công tác của các ngành chức năng tỉnh Kiến An kéo dài đến khi tỉnh xây dựng trường Hành chính, trường Đảng.
Đình Khúc Trì còn là nơi tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân khóa đầu tiên 6/1/1946.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đình Khúc Trì tiếp tục phát huy vai trò là chỗ dựa cộng đồng. Năm 1967, đình bị máy bay Mỹ bỏ bom gây hư hại. Phần còn lại của ngôi đình được dỡ làm trường học.
Đình Khúc Trì được khởi dựng từ thời Hậu Lê và tu tạo lần cuối khoảng cuối thế kỷ XIX thời Nguyễn. Đình Khúc Trì xưa, có quy mô, kích thước khá bề thế. Cũng như những ngôi đình truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ, đình Khúc Trì có bố cục mặt bằng hình chữ đinh (J), làm theo kiểu vẫn sàn lòng thuyền, chéo đao tàu góc, 5 gian bái đường và 3 gian hậu cung.
Năm 1967, bom Mỹ làm sạt một phần, phần còn lại bị dỡ lấy vật liệu làm trường học. Ngôi đình hiện nay mới được phục dựng cách đây 3 năm. Đình Khúc Trì hiện nhìn hướng Tây, đình có bố cục mặt bằng hình chữ J, kết cấu gồm 5 gian bái đường và 3 gian chuôi vồ. Đình xây theo kiểu tường hồi bít đốc, đấu trụ hồi vån.
Trước đình là khoảng sân rộng, xung quanh xây tường bao. Qua sân đình, bước lên bậc tam cấp là vào Đại đình. Đình được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, mái đình lợp ngói mũi, nền lát gạch bát, kiến trúc hoa văn vẫn giữ được phong cách nghệ thuật truyền thống. Trước hiên bái đường về phía hai đầu hỏi là 2 trụ biểu tạo thế tay ngai, đầu trụ biểu đắp nghê chầu, đỡ dồi nghề là dấu trụ tạo kiểu đèn lồng, thần trụ vuông khoét lõm, điểm tạo gờ chỉ, mặt trước đắp nổi câu đối chữ Hán, để trụ thắt quả bổng. Nóc bái đường chính giữa nóc mái đắp lưỡng long chầu nhật.
Bộ khung Đại đình gồm 4 hàng chân cột, 4 bộ vì. Kết cấu vì kèo theo kiểu chồng ruồng đốc thước, các vì nách được trang trí tử linh (long, ly, quy, phượng). Ba gian chính điện lắp 3 bộ cửa bức bàn, thượng song hạ bản, chạm khắc hoa văn tử quý (tùng, cúc, trúc, mai). Hai bức tưởng phía trước của hai gian hồi, trổ thủng chữ thọ cách điệu.
Kết nối giữa bái đường với hậu cung là 2 bộ cửa nách, chính giữa là bộ cửa lớn gồm các tấm ván ghép tạo thành một bộ cửa lớn, sơn son thếp bạc phủ hoàn kim, trang trí vận tản. Xung quanh của bộ cửa này được trang trí và tạo tác hoa văn khá lộng lấy. Ô phía trên của bộ cửa có chạm nổi hình lưỡng phương chầu cuốn thư, phần ô trên cùng chạm nổi đề tài lưỡng long triều nguyệt.
Tòa hậu cung 3 gian, 2 bộ vì kèo, kết cấu và đường nét tạo tác hoa văn tương tự như kết cấu của tòa bái đường.
Chính giữa Hậu cung trên bệ thờ cao đặt thần tượng ngài Cao Sơn Đại vương. Thần Tượng, tạo tác theo lối tượng tròn dáng vẻ uy nghi, ngự trên sập nhỏ kiểu chân quỳ dạ cá và đặt trong khám lớn sơn son thếp bạc phủ hoàn kim, đầu đội mũ ô sa, phía trước mũ chạm nổi lưỡng long châu hoa các mãn khai, mình mặc triều phục, đeo đai lớn, giữa đai chạm chìm hình chữ triện, chạm nổi long vân, chân đi hia, tay phải cầm quạt, tay trái úp trên gối. Tượng có đường nét hoa văn tạo tác mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX.
Bên phải cung cấm đặt long ngai, bài vị ngài Quý Minh Đại Vương.



Đình Khúc Trì, phường Ngọc Sơn hằng năm có những ngày lễ là: Ngày thánh đản : 15/9, Ngày thánh hóa : 10/2, Ngày khánh hạ : 15/8, Lễ kỳ phúc : 10/2. Lễ phẩm thường dùng cổ chay và có “thái lao”.
Các nghi lễ và trò chơi dân gian diễn ra trong khuôn viên di tích. Vào những ngày này, mọi người thường tập trung về đình cùng nhau sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc, đồng thời ôn lại kỷ niệm về những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những đóng góp và hy sinh của mọi người dân trong cộng đồng.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng