• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Lũng Hữu, thờ phụng Quý Minh Đại vương và Trung Hải Đại vương.

Đình Lũng Hữu xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thờ thành hoàng làng là Quý Minh Đại vương và Trung Hải Đại vương. Hai vị danh tướng thời Hùng Vương thứ 18.

Theo bản kê Thần tích - Thần sắc làng Lũng Hữu, tổng Tĩnh Luyện, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên, nay là làng Lũng Hữu thuộc xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, có ngôi đình làng thờ Quý Minh Đại vương và Trung Hải Đại vương.

Tương truyền, hai vị đã có công giúp vua Hùng đánh giặc, bảo vệ đất nước. Hai ông còn có công giúp nhân dân vùng đất Tam Dương, Tam Đảo, trong đó có làng Lũng Hữu tổ chức cuộc sống nông trang, dạy dân cày cấy, gây dựng thuần phong mỹ tục… Nhờ vậy mà vùng này dần trở nên trù phú, sầm uất. Để tưởng nhớ công lao của các vị thần, nhân dân làng Lũng Hữu đã lập đình thờ và suy tôn các vị là Thành hoàng làng.

Vào thời Nguyễn, triều vua Thiệu Trị và Duy Tân đã ban sắc, gia phong mỹ tự cho các vị thần, chuẩn cho dân làng Lũng Hữu theo cũ mà phụng sự mãi mãi về sau.

Đình của làng Lũng Hữu cổ nên gọi là đình Lũng Hữu, nay thuộc thôn 9, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương. Đình có niên đại khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ thứ XIX.Trải bao biến cố lịch sử và biến thiên thời tiết, ngôi đình cổ xưa không còn.

Năm 1936, dân làng khôi phục việc thờ cúng, phục hồi, xây dựng lại đìnhở vị trí cách vị trí đình cũ khoảng 1km, chính là địađiểm ngôi đình hiện nay. Năm 1946, đình lại bị giặc Pháp đốt phá, còn lại một phầnhệ thống cột, kèo và một số cấu kiện kiến trúc gỗ. Năm 2020, nhân dân lại góp công góp sứctu bổđình, sửa chữa phần mái, tường, gia cố thêm các tảng đá kê chân cột.

Ngôi đình hiện nay tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 2000m2, hướng Tây Nam.Bên cổng đình có hai cây duối cổ thụ khiến cho khuôn viên đình trở nên cổ kính lại rất mát mẻ.Đình gồm 3 gian:đại báihai gian và hậu cung một gian.

Kết cấu bộ vì kèo kiểu “chồng rường giá chiêng”.Thành phần chịu lực chính của công trình là bộ khung gỗ với hai hàng cột cái và hai hàng cột quân được làm bằng gỗ, các chân cột đều có chân kê bằng đá.Đây là một trong những di tích còn lưu giữ được một số thành phầnkiến trúc cổ (niên đại đầu thế kỷ XX).

Tuy nhiên do bị đốt phá thời chống Pháp nên nhiều kết cấu bị ám khóiđen, khi tu bổ năm 2020, dân làng đã sơn lại phần kiến trúc gỗ của đình. Tại đình còn lưu giữ được hai bức cốn nách, chạm nổi các chủ đề: “rồng ổ”, “tứ linh”, thể hiện bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của các nghệ nhân dân gian trong vùng vào khoảng đầu thế kỷ XX.Bức bên phải trang trí hình “rồngổ”, trung tâm bức chạm là rồng mẹ, bên dưới có hai rồng con, uốn mình hướng vào rồng mẹ.

Bức chạm bên trái trang trí đề tài “tứ linh” - bốn linh thú là: long, ly, quy, phượng. Trong đó, nổi bật nhất làhình tượng rồng ngẩng cao đầu, uy nghiêm, dữ tợn, hình phượng đang sải cánh bay lượnmềm mại, uyển chuyển; hình rùa lẩn khuất dưới lá sen; hình ly đầu nghểnh cao như vươn lên không trung.

 Đỉnh đồng Đình Lũng Hữu

Đình Lũng Hữu hiện nay còn bảo lưu được các hiện vật, di vật có giá trị về lịch sử, văn hóa như: ngai thờ, sập thờ, mũ cánh chuồn bằng kim loại mạ bạc (cuối thế kỷ XIX), lư hương gốm Phù Lãng (thế kỷ XVIII), hia (giày) bằng kim loại mạ bạc (cuối thế kỷ XIX). Ngoài ra, tại đình, hàng năm tổ chức các ngày lễ, tiệc phụng sự thần thành hoàng (theo lịch âm) như sau: ngày 15 tháng Giêng, ngày 12 tháng Ba, ngày 25 tháng Năm, ngày 13 tháng Bảy, ngày 10 tháng Chín. Trong đó, chính tiệc là lễ hội khai xuân vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này dân làng tổ chức tế lễ, dâng hương rất long trọng.

Hiện nay đình Lũng Hữu do Ban quản lý di tích làng Lũng Hữu trông coi, bảo vệ.Những ngày tuần tiết, đèn hương không dứt.Khuôn viên đình luôn được giữ gìn gọn gàng, sạchđẹp. Căn cứ vào những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích, đình Lũng Hữu được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tháng 2 năm 2022.

Trong thời gian tới, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tíchđã được nhà nước xếp hạng, chính quyền và nhân dân địa phương cần thực hiện một số nội dung như: Chỉnh trang khuôn viên, hoàn thiện các hạng mục cải tạo cảnh quan, công trình phụ trợ của đình như: cổng đình, xây tường bao quanh, trồng thêm cây xanh; trông coi, bảo quản tốt các cấu kiện kiến trúc gỗ, các di vật, cổ vật, hiện vật trong di tích; nghiên cứu phục hồi và duy trì tốt lễ hội truyền thống tại đình Lũng Hữu.

Linh Ngã

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc

Trở về đầu trang
   Đình Lũng Hữu thờ phụng Quý Minh Đại vương Trung Hải Đại vương Hai vị danh tướng Hùng Vương thứ 18
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Điểm đặc biệt về tượng An Dương Vương mới được công nhận bảo vật quốc gia
  • Đình Mạch Tràng, Cổ Loa, thờ phụng vua An Dương Vương
  • Tôn vinh bảo vật quốc gia tại Cổ Loa
  • Đình Đông, Tân Chi thờ phụng Đại đạo Thiên Tôn, tức thần Huyền Thiên Trấn Vũ
  • Đình Yên Lạc, Cần Kiệm thờ phụng các vị tướng Trung Công, Hoằng Công, Dũng Công triều đại Hùng Vương thứ 18
  • Đền Hương Nghĩa, thờ phụng danh tướng Cao Tứ và vợ là Phương Minh công chúa triều đại An Dương Vương
  • Đình Cầu Cả, Ngoại Cổ Loa thờ phụng vua An Dương Vương
  • Ngự Xạ Đài, nơi vua An Dương Vương thị sát binh sĩ huấn luyện bắn cung nỏ
  • Ghé Điếm xóm Chùa Thành Cổ Loa, tưởng nhớ tướng quân Cao Lỗ
  • Đình Thư Cưu, Cổ Loa thờ phụng vua An Dương Vương Thục Phán
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Đình Vẽ làng Đông Ngạc thờ 3 vị Thành hoàng: Thiên thần Độc Cước, Địa thần Bản Thổ và Nhân thần Lê Khôi

    478
  • Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền Hai Bà Trưng

    405
  • Hà Nội sẽ có 5 tuyến du lịch mới trong năm 2023

    338
  • Đình làng Lực Canh, thờ phụng Cổ Quốc Thủy thần, phù trợ Sơn Thánh Tản Viên và các triều đại sau đánh giặc giữ nước

    289
  • Du khách châu Á hào hứng du lịch trong năm 2023

    246

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch