• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Lương Xâm, thờ phụng đức vua Ngô Quyền

Đình Lương Xâm thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, đình thờ phụng Vua Ngô Quyền, được xây dựng từ sau khi Ngô Vương qua đời, trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu lần cuối thời Lê Trung Hưng thế kỷ 18.

Lương Xâm là địa danh một đơn vi hành chính cấp làng, nay thuộc phường Nam Hải, quận Hải An. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Lương Xâm là tên một tổng trong số 13 tổng của huyện An Dương. Tổng này bao gồm 7 xã là Lương Xâm, Xâm Đông, Hạ Lũng, Lũng Bắc, Lương Khê, Xâm Bồ và phường Phao Võng.

Làng Lương Xâm nằm tại cửa sông Bạch Đằng. Trước thế kỷ thứ 10, vùng đất này đã được dân đến khai hoang lập lên làng xóm, song vẫn còn dày đặc những hồ đầm, lạch triều và thường xuyên chịu những ảnh hưởng của biển, thủy triều. Do vậy, vùng đất này xưa kia khá hiểm trở, có cả những gò đất lớn nằm xen kẽ với các hồ đầm (thành Vành Kiệu ở Lương Xâm do Ngô Quyền xây dựng trên những gò đất này). Ngay từ thế kỷ thứ 10, dân cư ở Lương Xâm đã khá đông đúc, nghề nghiệp chính là canh tác nông nghiệp như trồng lúa nước và đánh bắt thủy sản ven biển.

Lương Xâm bảo tồn và lưu giữ những dấu ấn lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giắc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của dân tộc. Đó là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do đức vua Ngô Quyền chỉ huy.

Đình Lương Xâm xây dựng từ sau khi Ngô Vương qua đời, trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu lần cuối thời Lê Trung Hưng thế kỷ 18.

Đình có bố cục kiến trúc kiểu chữ đinh (J) truyền thống gồm 5 gian nhà tiền đường và 3 gian hậu cung. Đình nhìn hướng đông nam, trước mặt là khoảng sân rộng lát gạch chỉ. Tam quan của đình khá nhỏ và làm theo lối nhà chè khi được xây lệch sang hai bên

Bờ nóc mái đắp “lưỡng long chầu nhật”. Giữa các điểm uốn là những móng vuốt bám chặt xuống bờ mái. Hai bờ đầu nóc mái đình đắp con kìm ngâm bờ nóc, đuôi uốn cong hình tròn với râu uốn lượn bay ngược về phía sau. Trên khuỷu bờ dải đắp đôi nghê chầu. Bốn góc mái đình “chéo đao tàu góc”, uốn đầu đao đắp chim phương và đầu rồng. Mái đình lợp ngói ta hai lớp.

Tòa Tiền đường có 5 gian, lắp cửa bức bàn chạy suốt trên ngưỡng cửa cao. Bảy hiên khá ngắn nhưng chắc chắn. Mặt ngoài vát khắc chìm chữ thọ, phía trong ăn mộng vào cột quân. Hai bên chặm khắc nổi hoa văn. Bên trên, đầu ngoài đội ván lá gió, phía trong đội ván lá dong khoét lõm đỡ đôi hoành mái cuối cùng.

Tòa Tiền đường có 4 vì chính, bốn vì góc hoàn toàn chế tác bằng gỗ lim, lắp đặt trên các hàng cột cái, cột quân có kích thước lớn, chân kê đá tảng xanh.

Đình Lương Xâm là một bức tranh hoành tráng về kiến trúc gỗ cổ truyền. Thể hiện sự tôn kính đặt biệt với vị vua Tổ Trùng hưng đất nước, các nghệ nhân xưa đã thực hiện rất nhiều mảng chạm khắc nghệ thuật đã được các nghệ nhân dựng đình thể hiện trên các chi tiết kiến trúc gỗ.

 
 
 
 
 
 

Đình Lương Xâm lưu giữ được nhiều cổ vật quý như: hương án trang trí hình hổ phù, rồng phượng. Sơn son thếp vàng, niên đại đầu thế kỷ 20. Bát hương bằng sứ trang trí hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”, niên đại thời nhà Nguyễn thế kỷ 19, long đình, kiệu bát cống, sập thờ niên đại thời Nguyễn, long sàng bốn mặt phẳng chạm nổi lưỡng long chầu nhật. Trên long sàng bày một cỗ ỷ mang nét nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 20.

Tượng thờ vua Ngô Quyền tạc bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng trong tư thế ngồi thiết triều, đầu đội mũ vương miện, chân đi hài, được được đặt trong khám thờ lớn, chạm khắc tuyệt đẹp. Niên đại tượng thời Nguyễn khoảng cuối thế kỷ 19.

Bia đá có tên là “Phụng kính tiên công”, tạo năm Minh Mạng nguyên niên (1820).

Lễ hội truyền thống của đình Lương Xâm tổ chức vào 16-18 tháng Giêng hàng năm. Phần lễ có rước kiệu, tế cửa đình. Phần hội có các trò chơi dân gian như cờ người, đánh đu, đấu vật, hát đúm. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của đô thị hóa, lễ hội đình Lương Xâm chỉ còn được duy trì phần tế lễ, phần hội còn lại là trình diễn các làn điệu dân ca hầu đức vua như hát chầu văn.

Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật, đình Lương Xâm được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 30/2007/QĐ-BVHTT, ký ngày ngày 3/8/2007.

Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng

Trở về đầu trang
   Đình Lương Xâm phường Nam Hải quận Hải An thành phố Hải Phòng thờ phụng vua Ngô Quyền
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đình Thanh Sơn, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát và Châu Lan Đại vương
  • Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của Đình đá Tiên Phong
  • Hà Nam: Đình Quan Phố đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia
  • Đình Quan Phố và những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo
  • Chùa Dàn - Trí Quả tự, thờ phụng Đại Thánh Pháp Điện Phật
  • Di tích đền phủ Ninh Xá ở Nam Định nơi lưu giữ 28 đạo sắc phong
  • Đình Nghĩa Chỉ, Tiên Du, thờ phụng Phùng Hưng và hai vị thủy thần
  • Đình, nghè Mai Động, thờ phụng Đô úy Tam Trinh triều Nhị vua Hai Bà Trưng
  • Đình Tây Đằng – Bảo tàng nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 16
  • Di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt - Địa danh gắn với chiến thắng lịch sử chống quân Tống
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử - văn hóa

    155
  • Quảng Nam: Tây Giang hướng đến phát triển du lịch xanh

    114
  • Hải Dương: Phường rối nước Thanh Hải được công nhận là điểm du lịch

    111
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”

    110
  • Cung đường mới - động lực lớn cho phát triển du lịch hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

    96

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch