• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình Xuân Lan, thờ phụng Nhị thần tướng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương thời vua Hùng Duệ Vương

Đình Xuân Lan, xã Bố Hạ, huyện Yên Thế thờ phụng thần Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương. Đây là 2 vị tướng tài thời Hùng Vương 18, đã có công giúp vua Hùng dẹp loạn giặc Thục ở phương Bắc, lập nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Đình Xuân Lan thuộc thôn Xuân Lan, xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, là một công trình có giá trị về nhiều mặt, nổi bật là giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2005, đình Xuân Lan đã được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh nhà.

Thần chủ

 Đình Xuân Lan thờ thần Cao Sơn, Quý Minh. Đây là 2 vị tướng tài thời Hùng Vương 18, đã có công giúp vua Hùng dẹp loạn giặc Thục ở phương Bắc, lập nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, nên được các triều đại phong kiến Việt Nam nhiều lần phong sắc và xuống chiếu phong thần cho nhân dân nhiều làng xã phụng thờ ở các đình, đền… trong đó có đình Xuân Lan.

Di tích

 Làng Xuân Lan xưa có tên là “làng Cồn”, vì thế đình còn có tên là đình Cồn. Đình được xây dựng từ lâu đời, đến nay không ai còn nhớ chính xác niên đại khởi dựng, chỉ biết vào năm 1907, nhân dân địa phương di chuyển đình về vị trí hiện nay, mặt đình hướng ra phía đông nam, trông ra dòng sông Thương thơ mộng, hiền hòa.

Căn cứ thực trạng di tích, kiểu dáng kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc ở đình như: hình vân xoắn mập, hình lá cúc lật, hoa văn cúc dây, điển hình nhất là hình ảnh rồng với đặc điểm các đao mác, mũi rồng thon dần về phía dưới, mắt mũi rồng đã chuyển hóa dưới dạng vát đầu, các đao ở đuôi mắt kiểu đuôi nheo thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng, qua đó có thể xác định đình được khởi công xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.

Căn cứ vào dòng lạc khoản ghi trên câu đầu gian giữa bên phải tòa đại đình cho biết vào năm Đinh Mùi niên hiệu Duy Tân (1907) thời Nguyễn, ngôi đình đã được trùng tu. Trong đó một số cấu kiện kiến trúc gỗ đã được thay: đầu dư, con rường, hoành rui, một số mảng điêu khắc… vì thế ngày nay vẻ đẹp kiến trúc của đình Xuân Lan mang cả hai phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn.

Hiện trạng

Hiện nay, đình Xuân Lan có bố cục kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, gồm tòa đại đình 5 gian nối với 2 gian hậu cung, gian trong cùng có cấu tạo thành khám thờ thần, bên trong đặt ngai thờ, bài vị thờ Thành hoàng làng và nhiều đồ tế khí khác. Kết cấu kiến trúc của đình theo lối kiến trúc cổ truyền kiểu “chồng rường giá chiêng” và “thượng giá chiêng hạ kẻ chuyền” tạo cho công trình có độ cao khá lớn, thế kiên cố vững chãi.

Các bộ phận kiến trúc của đình được chạm khắc đẹp, trên các bộ phận của các vì, kẻ, cốn, đầu dư, đầu bẩy sử dụng lối chạm truyền thống là chạm nổi kênh bong tinh tế với các họa tiết hoa văn theo chủ đề “tứ linh”, “tứ quý”, các hình vân xoắn, lá lật mang phong cách nghệ thuật thời Lê rất rõ nét. Đặc biệt bức cửa võng tòa hậu cung là một tác phẩm nghệ thuật đẹp ở thế kỷ 19, được sơn thếp vàng và trang trí cầu kỳ. Bên trên có hình “lưỡng long chầu nguyệt”, bên dưới có 4 chữ Hán “Vạn cổ anh linh”.

Đình Xuân Lan còn bảo lưu được một số hiện vật và đồ thờ tự quý có giá trị, như: kiệu bát cống, bộ bát bửu, ngai thờ, bài vị, hương án, hoành phi, câu đối… có niên đại thời Lê - Nguyễn.

Hằng năm, vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, đình Xuân Lan mở hội. Trong hội có nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như bơi thuyền bắt vịt, bịt mắt đập niêu, đấu vật, chọi gà… thu hút nhân dân trong vùng và du khách thập phương tham dự.

Nguồn: Cồ Việt

Trở về đầu trang
   Đình Xuân Lan thuộc thôn Xuân Lan xã Bố Hạ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang thờ phụng Nhị thần tướng Cao Sơn Đại vương Quý Minh Đại vương vua Hùng Duệ Vương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đền Vũ Lâm, Phúc Thọ thờ phụng đức Thánh Cả Trương Hống triều đại Triệu Việt Vương
  • Đền Thánh Tam Giang, Kim Lũ, thờ phụng Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát
  • Đền Long Đại, Đình Bảo Vệ Long Xuyên thờ phụng thánh Trương Hát triều đại Triệu Việt Vương
  • Đình chùa Cao Xá, xã Cao Xá, thờ phụng Tam Quan đại vương thời Hùng Vương và 26 bà mẹ có công đức với làng
  • Đình làng Tĩnh Luyện xã Đồng Tĩnh thờ phụng Quý Minh Đại vương, Quý Lan Nương công chúa, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam Đại vương
  • Đình Chàng Nam - Chùa Nam Thanh, thờ phụng thừa tướng Lữ Gia và quý phi Quế Hoa và Ngọc Dung Hoa nữ, cô của Lữ Gia thời hậu Triệu Đà
  • Đình Quan Nha, xã Yên Bắc thờ phụng nhị vị Thủy thần là Linh Lang, Hồi Chánh Cư Sĩ và thân mẫu Phạm Thị Thông triều đại Hùng Vương
  • Đền Bái Dương, xã Tuy Lộc thờ phụng Ngọc Dung Công chúa, Sơn Thánh Tản Viên, Mẫu Thượng Thiên
  • Đình Thanh Dương, thờ phụng vua Lê Đại Hành xuống cấp trầm trọng
  • Đình Thôn Giang, xã Viên Nội, thờ phụng vua Lý Nam Đế
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Phủ Bà, Yên Quang, thờ phụng Phương Anh Phu nhân, Phương Dung Công chúa và Thánh Mẫu Liễu Hạnh

    1399
  • Công trình Phủ Bà, công trình của cội nguồn văn hóa dân tộc “Uống nước Nhớ Nguồn”

    613
  • Cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài, thành phố Hải Dương, thờ phụng Tiên Dung Công chúa và Trương Mỹ đại vương

    522
  • Đừng để thế giới của con gói gọn trong chiếc màn hình phẳng, bố mẹ hãy đưa bé tới Nông trại vui vẻ khám phá mùa hè

    410
  • Đình Thanh Dương, thờ phụng vua Lê Đại Hành xuống cấp trầm trọng

    398

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch