• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Miếu Đồng làng Bắc Phong, thờ phụng nhị vị tướng quân Đào Đô, Đào Đài thời Hùng Vương thứ 18

Miếu Đồng, làng Bắc Phong, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, tỉnh Thái Bình thờ phụng nhị danh tướng triều đại Hùng Vương là Đào Đô, Đào Đài, phò trợ Hùng Duệ Vương đánh bại quân Thục Phán, bảo vệ đất Ai Lao.

Trang Lũ Đăng xưa, nay là làng Bắc Phong, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, nằm kề bên sông Thái Bình, một vùng quê có bề dầy truyền thống lịch sử, văn hoá. Vào triều đại vua Hùng thứ 18, trang Lũ Đăng là nơi đóng đồn binh do hai tướng quân Đào Đô, Đào Đài (cặp song sinh) văn võ song toàn, chiêu mộ binh sĩ luyện võ nghệ, cung kiếm phòng thủ khu vực cửa sông Thái Bình giữ yên sơn hà, xã tắc.

Theo bản thần tích trang Lũ Đăng (lưu trữ tại Viện Hán Nôm) thời gian đó, Thục Phán được cử trông coi đất Ai Lao, có ý đồ tranh giành quyền lực với Sơn Thánh đã cầu viện binh các nước lân cận khởi chiến với vua Hùng.

Trước tình thế đó, nhà vua ban chiếu chỉ triệu hồi hai tướng quân Đào Đô, Đào Đài về cung, cùng với bách quan bàn việc quân cơ để cự lại Thục Phán. Nhà vua phong Đào Đô làm chỉ huy sứ Đại tướng quân. Đào Đài làm hữu đô chỉ huy sứ Đại tướng quân, dẫn binh sĩ tiến thắng đến đồn quân Thục ở xứ Sóc Sơn, đạo Kinh Bắc (cổ gọi là huyện Vũ Ninh) bao vây quân Thục.

Quân ta binh hùng tướng mạnh, thế như chẻ tre đánh cho quân Thục tan tác, tơi bời, chém đầu tướng, thu được vô số vũ khí, lương thực, ngựa chiến. Đất nước được hưởng thái bình, quốc gia vững chắc.

Sau này, trong một lần trở về Kinh Đô hội quân, thuyền chở hai Đại đại tường quân cùng binh sĩ về đến sông Nhị Hà, trời bỗng nổi giông tố, mây đen kéo đến ùn ùn, nước sông dâng cao sóng nổi cuồn cuộn, đó là ngày hoá của hai vị tướng quân (ngày 15-5) (không rõ năm) chiếc thuyền rồng trôi dạt về bến Lũ Đăng.

Nhận được tin cấp báo, nhà vua thương tiếc, liền sai quan quân về trang Lũ Đăng lập đàn cúng tế và ban sắc phong Phúc Thần cho hai ông. Một ông phong là Đô Công Đại Vương, lại tặng phong Đương Cảnh Thành Hoàng tế thế an dân phù vận dực thánh bảo cảnh hiển hựu Đại Vương. Một ông phong là Đài Công Đại Vương, lại tặng phong Đương Cảnh Thành Hoàng tế thế hộ quốc bảo cảnh hùng uy Đại Vương.

Nhà vua còn sắc chỉ cho dân trang Lũ Đăng lập ngôi miếu trên đất Đồn Binh để hương khói phụng thời nhị Đại tướng quân làm Thành Hoàng làng. Ngôi miếu có tên là miếu Đồng.

Các triều đại về sau, vua Trần Anh Tông, Lê Thái Tổ xét công tích của bách thần thấy hai ông linh hiển nên lại ban sắc phong Mỹ Tự cho hai vị Đại Tướng Quân và ban cho trang Lũ Đăng sửa sang miếu phụng thờ mãi mãi.

 

Từ bao đời nay, miếu Đồng luôn gắn liền với đời sống tâm linh tín ngưỡng và là điểm tựa tinh thần cho dân làng vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong suốt chặn đường đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước.

Năm 2013, thể theo ý nguyện của dân làng, chính quyền địa phương cho phép nhân dân thôn Bắc Phong phục dựng lại miếu Đồng theo kiến trúc cổ xưa, bằng nguồn kinh phí xã hội hoá. Ban bảo tồn di tích của làng số đông là cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, bậc cao niên nhiệt tâm, không quản ngại sớm trưa, mưa nắng, tuyên truyền, vận động nhân dân trong làng, con em sinh sống xa quê và khách thập phương cùng chung tay góp sức bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

Đến nay, miếu Đồng hoàn thành xây dựng giai đoạn một gồm các hạng mục công trình, một gian hậu cung, ba gian tiền tế, sân gạch, tường bao trang nghiêm bề thế với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Mong muốn của dân làng là thành phố sớm xét duyệt hồ sơ và ra quyết định công nhận miếu Đồng là di tích lịch sử văn hoá.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Trở về đầu trang
   Miếu Đồng làng Bắc Phong xã Kiến Thiết huyện Tiên Lãng tỉnh Thái Bình thờ phụng Đào Đô Đào Đài triều đại Hùng Vương
1.636364   Tổng số:11 lượt

Các tin khác

  • Đền Ninh Xá thờ Lương Bình Vương, An Nhu Vương và Lão La đại thần Ninh Hữu Hưng
  • Ngôi đình thờ Thành hoàng làng, nhị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền
  • Chuyện về một danh tướng, đức Thánh họ Đào
  • Đình Mai Hiên, Mai Lâm, thờ phụng tướng Đào Ky, Phương Dung triều đại nhị vua Hai Bà Trưng
  • Đình cổ Đào Lâm, thờ phụng 4 vị tướng là Phạm Vân, Hoàng Công Bỉnh, Vũ Công Tạo và Thái tử Lý Mạnh thời vua Lý Nam Đế
  • Làng Phú Mỹ, thờ phụng thành hoàng làng là Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và Ả Lã nàng Đê
  • Cụm di tích Đình, Đền, Chùa Phong Xá thờ phụng thánh Ngô Thanh Minh - tướng quân triều đại vua Ngô Quyền
  • Đình làng Trinh Nữ xã Yên Hòa thờ phụng thánh Cao Sơn Đại vương, quan Tổng Binh, Tây Cung Công Chúa, Tứ vị Hồng Nương
  • Đình Phù Lưu Thượng, thờ phụng vua Lý Nam Đế, vua Đinh Tiên Hoàng và Không Bảng đại vương triều Đinh
  • Bảo tàng biệt động Sài Gòn – Chuyện về những chiến sĩ biệt động huyền thoại
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Du lịch tâm linh là gì? 10 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Việt Nam

    1065
  • Khánh thành tu bổ di tích đình Trường Lâm

    626
  • Món ốc "kỳ lạ" ở Việt Nam khiến thực khách mỏi tay hoa mắt nhưng vẫn thích mê

    499
  • Núi Bà Đen Tây Ninh sẽ tổ chức Lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát vào ngày 19/2 âm lịch

    437
  • Đình làng Nghĩa Chỉ, thờ phụng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng

    423

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2023 Trang thông tin du lịch