Cụm di tích Đình, Chùa Văn Chấn thuộc xã Văn Phong, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phỏng. Trước năm 1813 gọi là Văn Minh sau là Nghiêu Phong và nay gọi là Văn Chấn được xây dựng từ thế kỷ 16. Đình thờ lục vị Thành hoàng, chùa thờ Phật.
Cụm di tích được mang tên địa danh của quê hương, đó là Đình
- Chùa Văn Chấn; Chùa Văn Chấn còn có tên chữ là “ Sùng Ninh tự” theo nghĩa hán
tự, ngôi chùa mang đến sự bình an cho mọi người. Cụm di tích có tổng diện tích
là 1.152m2 (Chùa Văn Chấn là 758m2, Đình Văn Chấn là 394m2)
Đình Văn Chấn thờ 6 vị thành hoàng, đều là nhân thần, không
rõ sự tích vì ngọc phả thất lạc, các ngài có tên hiệu là Bản Cảnh, Cao Lang,
Hoàng Hoá, Nga My Nương, Thiên Nhượng, Liễu Đầu.
Các vị thần trên đều được thờ với long ngai, bài vị có mũ,
áo; tính đến năm 1938 còn giữ được 9 đạo sắc phong của các triều đại, trong đó
có sắc phong thuộc các đời: Duy Tân 3 (1911), Tự Đức 6 (1853), Tự Đức 33
(1880), Đồng Khánh 2 (1887), Thành Thái 1 (1889) và Khải Định 2 (1917). Ngày tế
lễ được diễn ra vào ngày 10/6 (âm lịch) hàng năm.
Đình - Chùa Văn Chấn
trải qua thăng trầm của lịch sử, binh lửa chiến tranh, song vẫn bảo tồn được
khá nhiều di vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật như: Khảm Thờ, Kiệu
Bát cống, Bia đá, Tượng phật đều được xác định ở thế kỷ 17, 18.
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, năm 1946, Chùa Văn Chấn
trở thành địa điểm của các lớp học bình dân học vụ đồng thời là nơi học tập chính
trị, huấn luyện chiến đấu và làm việc của lực lượng vũ trang địa phương. Năm
1947, pháp đánh chiếm Cát Hải, Chùa là địa điểm sơ tán, trú ẩn của lực lượng
kháng chiến và của nhân dân. Trong nội thất Chùa và ngoài vườn chùa đều có hầm
bí mật để phục vụ cho các hoạt động kháng chiến.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa đóng quân, trận địa chiến đấu của đơn vị pháo
phòng không, pháo bảo vệ bờ biển, sau đó là doanh trại của đơn vị bộ đội đặc
công nước, có thời gian là trường tiểu học của xã.
Năm 1972, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã ở chùa, thực hiện
nhiệm vụ giúp rà phá Thủy lôi của Mỹ, thả trên biển trong chiến tranh phá hoại.
Năm 1992 và năm 2005 Chùa Văn Chấn được nhân dân địa phương
trùng tu, sửa chữa lớn, các mảng trang trí chạm khắc được thực hiện theo phong
cách nghệ thuật thời Hậu Lê, duy trì nguyên vẻ đẹp cổ kính của di tích.
Chùa có 3 gian, quay hướng Nam. Hiện nay trong Chùa vẫn còn
bảo lưu được 15 pho tượng cổ có giá trị.
Đình Chùa Văn Chấn tuy mới được phục dựng lại những vấn giữ
lại được nhiều nét kiến trúc cổ truyền dân tộc.
Cụm di tích Đình - Chùa Văn Chấn hiện đang được quản lý, sử
dụng hiệu quả, có nhiều cổ vật, tượng phật có giá trị đặc sắc, tiêu biểu
trong vùng. Trải quan một thời gian dài, với sự cố gắng, nỗ lực của địa phương, ban hộ tự Đình - Chùa Văn Chấn với sự nhiệt tình giúp đỡ của Phòng văn
hóa huyện, Sở văn hóa Hải Phòng, Bảo
tàng Hải Phòng đã tìm kiếm, thu thập lại những tài liệu thần tích, thần sắc, sắc
phong từ thời Vua Triều Nguyễn năm 1938 đến Sắc phong niên hiệu vua Khải Định
năm thứ hai (1917), cùng nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và
mỹ thuật, hoàn thành tâm nguyện của nhân dân làng Văn Chấn.
Ngày 23/01/2013 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra Quyết
định số 198/QĐ - UBND xếp hạng Đình -
Chùa Văn Chấn là di tích lịch sử cấp thành phố.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng