• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaGiá trị lịch sử
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Cụm di tích lịch sử Miếu - chùa Hạ Đoạn

Miếu Hạ Đoạn thuộc làng Hạ Đoạn, xã Đông Hải, huyện An Hải (nay là phường Đông Hải 2, quận Hải An), thành phố Hải Phòng. Miếu thờ vua Ngô Quyền, Đông Hải Đại vương Đoàn Thượng và danh tướng Phạm Tư Nghị, chùa thờ Phật và Mạc triều công chúa Cẩm Hoa.

Cũng tương tự như nhiều di tích lân cận trong vùng như Đằng Lâm, Đằng Hải, An Biên…, miếu Hạ Đoạn tôn thờ Anh hùng dân tộc Ngô Quyền, người đã có công đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng năm 938. Ngoài việc thờ cúng Ngô Quyền, miếu Hạ Đoạn còn thờ Đoàn Thương, một nhân vật lịch sử dưới triều Lý và Phạm Tử Nghi, nhân vật lịch sử dưới triều Mạc, thế kỷ XVI.

Từ một di tích có quy mô nhỏ bé ban đầu, đến đời vua Thành Thái (1899-1907) miếu Hạ Đoạn đã được tu tạo khá bề thế, đồ sộ; là một tổng thể di tích khép kín như ngày nay. Mặt chính của miếu quay hướng Tây Nam. Toà tiền đường gồm ba gian và hai dĩ với các mảng chạm, khắc, sơn, đắp vẽ mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XX. Toà thiên hương là một kiến trúc độc lập, nằm giữa tổng thể di tích, cách toà tiền đường 260m; kiến trúc gồm hai tầng, 8 mái, lợp ngói ta. Toà hậu cung gồm ba gian, bốn vì (kiểu chữ đinh).

 
 
 
 
 

Miếu Hạ Đoạn còn lưu giữ được khá nhiều đồ thờ tự bằng gỗ, đá, sắc phong của các triều vua. Tuy nhiên, các hiện vật còn lưu lại thiếu sự đồng bộ do được dồn về từ một số đền, miếu khác nhau; trong đó nổi bật:

- Tượng Ngô Quyền đặt trong ngai khám cao 118cm x 48cm x 39cm, được tạo theo thế suy tôn, thiết triều, lối tượng tròn thể hiện lòng tôn kính của Nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc.

- Bát hương gốm, niên đại cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đặt trên hương án gỗ trong toà hậu cung.

- Hai giá long đao cách điệu thành đôi rồng và ba thanh bảo kiếm dài 126cm.

- Hậu cung còn lưu giữa hai bia đá kích thước 82cm x 45cm x 14 cm, niên hiệu Thành Thái 15, tức năm 1905; ghi tên tuổi các vị hậu thần tại miếu trong kỳ tu sửa vào năm trên.

- Kiệu bát cống bằng gỗ vàng tâm, được dùng trong các kỳ lễ hội, là một tác phẩm tạo hình có giá trị nghệ thuật cao.

- 39 đạo sắc phong; trong đó có 23 đạo sắc từ năm Quang Thiệu thứ 7 (1522) đến năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710); muộn hơn là từ năm Vĩnh Khánh 2 (1730) đến năm Khải Định 9 (1924).

Ngoài ra còn có các bộ câu đối, đại tự… ca ngợi công lao, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch - kỷ niệm ngày sinh Ngô Quyền, Nhân dân địa phương cùng các đền, từ lân cận tưng bừng tổ chức kỷ niệm, mở hội làng có tế lễ giao lân giữa ba làng: Lương Xâm, Hạ Đoạn, Xâm Bồ. Ngoài ra còn có các hoạt động diễn tả động tác chiến đấu như: tục múa roi ở Trung Hành, múa kiếm ở Hạ Đoạn. Ngày 25-11 hàng năm, tại miếu Hạ Đoạn còn có lệ giỗ công chúa nhà Mạc là Cẩm Hoa – người có công tu tạo chùa làng, cúng ruộng vào miếu Hạ Đoạn.

 

Chùa Hạ Đoạn, tên chữ là Hưng Phúc tự, có khuôn viên vừa phải, nằm trên cùng mảnh đất với miếu Hạ Đoạn; quay hướng Tây Nam. Trang trí kiến trúc nghệ thuật mang phong cách thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định chính xác thời gian xuất hiện của ngôi chùa.

Do vậy, dựa vào kết quả điền dã, đồng thời liên hệ với các sự kiện lịch sử của địa phương; ngôi chùa được cho rằng đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIV. Tại khu vườn tháp của chùa Hưng Phúc, ngoài hai ngôi tháp đá chuyển từ chùa Bình Kiều về, đáng chú ý có ngôi tháp xây gạch mang tên Văn Thuỷ tháp, chứa tro cốt của vị sư tổ. Bia đá nhỏ ghi: “Nam mô Văn Thuỷ tháp, thích thiền tổ sư toạ, hưởng thọ 77 tuổi”. Từ năm Thuận Tông nguyên niên (1388), dân làng vẫn lấy ngày 23-11 hằng năm là ngày giỗ vị sư tổ đầu tiên của chùa.

Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, con cháu vương triều nhà Mạc bị truy lùng đã qua lại vùng Hạ Đoạn tu ẩn ở chùa. Nhân dân địa phương còn được truyền ngôn: Mạc triều công chúa Cẩm Hoa, tên tục là Bưởi đã về ở chùa Hạ Đoạn, xuất tiền mua ruộng, cúng vào chùa, miếu nơi đây.

 
 

Tại chùa còn lưu giữ một số hiện vật đáng lưu ý:

- Hệ thống tượng pháp: Phần lớn đều có niên đại muộn, được tái tạo từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

- Chuông đồng niên hiệu Tự Đức 20 (1868) cao 120 cm, đường kính đáy 60cm do thiện nam, tín nữ thập phương công đức.

Cụm di tích lịch sử - văn hoá chùa và miếu Hạ Đoạn là những bằng chứng lịch sử của địa phương về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Xét giá trị lịch sử, nghệ thuật và không gian văn hoá của cụm di tích; miếu và chùa Hạ Đoạn đã được Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (Quyết định số 97-QĐ ngày 21/01/1992).

Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng

Trở về đầu trang
   Miếu - chùa Hạ Đoạn phường Đông Hải 2 quận Hải An thành phố Hải Phòng thờ phụng vua Ngô Quyền danh tướng Phạm Tư Nghị Đông hải Đại vương Đoàn Thượng Mạc triều công chúa Cẩm Hoa
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc
  • Đình làng Liễu Khê, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia
  • Đình làng Xuân Hội, Tiên Du thờ phụng Quảng Phúc Đại pháp sư và hai vị thiên thần thời Lý
  • Đình Hương Vân, Tiên Du thờ phụng thần Cao Sơn, Minh Công đại vương và Diệu Nương
  • Đình Tô Khê, Gia Lâm thờ phụng nhị tướng của Phù Đổng Thiên vương
  • Đình Tử Dương, thờ phụng Đại vương Long Quốc, con của Lạc Long quân
  • Cuộc đời bí ẩn của 'công chúa tình báo' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
  • Đình làng Hoài Thị, Tiên Du thờ phụng công chúa Đống Long thời vua Lý Nhân Tông
  • Đền thờ Triệu Việt Vương - Thị trấn Yên Ninh
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên

    215
  • Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc

    212
  • Khách sạn dưới nước: Bước tiến mới của ngành công nghiệp tỷ USD

    136
  • Mèo Vạc (Hà Giang): Điểm hẹn du lịch trên Cao nguyên đá

    134
  • Triển vọng công nghệ Trung Quốc năm 2025: AI, EV và rủi ro thương mại gia tăng

    100

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch